skip to Main Content

Tin đầu ngày 24/5: Ngành công nghiệp vẫn không bị ảnh hưởng trước cuộc chiến thương mại

Trong 4 tháng đầu, nhà đầu tư đã nghe nhiều về những dự đoán tiêu cực về việc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và các đối tác thương mại lớn sẽ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng đồng bộ toàn cầu trong 1 thập kỷ qua. Giới phân tích cho rằng thương mại toàn cầu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tin vào sự cân bằng cung cầu, dường như các nhà đầu tư không quan tâm đến những đánh giá tiêu cực đó. Trong khi thị trường khá biến động trong trung hạn, diễn biến giá gần đây cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá tích cực bất chấp các bất ổn về thương mại.

Có một vài lý do tại sao nhà đầu tư đã vượt qua tâm lý bất ổn đó. Lý do thứ nhất là nhà đầu tư tin rằng nếu thực sự có một cuộc chiến thương mại, ảnh hưởng của nó sẽ khá hạn chế đặc biệt về việc tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các công ty. Lý do thứ hai, những người tham gia thị trường tin rằng ngay từ đầu sẽ không có chiến tranh thương mại. Vì họ cho rằng Tổng thống Trump chỉ đang đùa giỡn với các cử tri của họ về những cuộc đàm phán chiến tranh thương mại. Những yêu cầu của ông quá viển vông; Trung Quốc không thể ép buộc người dân mua sản phẩm Mỹ nhiều hơn, cũng như Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu cần thiết để cân bằng thương mại.

Cuối cùng, bất kỳ nhu cầu gia tăng nào của người Trung Quốc về hàng Mỹ sẽ không thể hiện điều gì ngoài việc bòn rút một lượng hàng hoá xuất khẩu tương tự sang các nước khác, khiến cán cân vãng lai về tổng thể không thay đổi. Các cố vấn của Trump đều hiểu điều này.

Thực tế là nhu cầu Mỹ đối với hàng giá rẻ của Trung Quốc cao hơn nhu cầu Trung Quốc đối với hàng cao cấp của Mỹ. Không có gì có thể thay đổi điều đó theo tình hình hiện tại, và tất cả những lời nói về chiến tranh thương mại của Trump dường như chỉ là nỗ lực để kiểm nghiệm lời hứa của một chiến dịch khác.

Hôm qua, chúng tôi đã nói rằng, dựa vào diễn biến của chỉ số S&P 500, tâm lý nhà đầu tư đang khá tích cực về thị trường bất chấp về khả năng chiến tranh thương mại. Hôm nay, chúng tôi cũng đang nhận được nhiều bằng chứng hỗ trợ cho luận điểm đó, dựa vào diễn biến Ngành công nghiệp, ngành chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với cuộc chiến thương mại này.

Industrial Select Sector SPDR Daily Chart

Giá cổ phiếu công nghiệp (thể hiện ở ngành công nghiệp Select Sector SPDR) đã giảm 1,23% hôm qua, đứng thứ hai. Cổ phiếu ngành năng lượng giảm mạnh nhất 1,33% do nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng 9% trong gần 1 tháng qua, sau khi giá bứt phá đi vào một kênh tăng diễn ra từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 4.

Diễn biến giá hôm qua của ngành Công nghiệp hoàn toàn tiêu cực, hầu như xoá sạch mức tăng 1,45% của ngày hôm trước sau khi Bộ trưởng bộ Tài chính Steven Mnuchin cho biết đang tạm thời dừng lại. Tuy nhiên, nó không có ý nghĩa gì hơn là một phiên điều chỉnh. Việc giá quay trở lại tam giác giảm sau một phiên giảm 2,8% đủ điều kiện 3% đối với một bẫy tăng.

Mô hình này xảy ra khi mức cao và thấp giảm xuống tuy nhiên những mức cao thì giảm sâu hơn. Cú bứt phá tăng điểm này cho thấy bên bán đã cạn kiệt và bên mua có khả năng trở lại thị trường kể từ đáy tháng 1/2016.

Việc giá giảm dưới đường 100 DMA (màu xanh dương) và đường 200 DMA (màu đỏ) đang tăng cho thấy điểm áp lực cung-cầu đang ở mức cao nhất. Ngoài ra, đường 50 DMA (màu xanh lá cây) cũng đang giảm, phù hợp với mô hình cho thấy cú bứt phá này đang đi ra xa đường 200 DMA. Nếu nó tiếp tục tăng, đây là dấu hiệu giá sẽ tăng cao hơn mức giá cũ. Chỉ báo kỹ thuật này là “Đường 50 DMA sẽ hồi phục từ ngưỡng hỗ trợ 200 DMA”.

Chiến lược giao dịch – Thiết lập vị thế Mua

Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ đợi giá tăng 3% lên mức 76,91

Nhà đầu tư trung bình có thể thoả mãn mức tăng 2% và chờ đợi giá quay đầu để có giá mua vào tốt hơn.

Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia thị trường ngay lập tức, với điều kiện họ có thể chấp nhận mức cắt lỗ dưới 75,00 trong đợt tăng cuối tháng 5. Nếu không sẽ có ngưỡng hỗ trợ 74,00. Ngoài ra, họ có thể cắt lỗ ở mức gần hơn, nếu họ chấp nhận rủi ro thua lỗ.

Quản lý vốn

Phân tích rủi ro trước đây là cách phân loại, và nhà đầu tư có thể kết hợp theo nguồn vốn và tính cách của họ. Điều quan trọng là phải thiết lập được một chiến lược nhất quán và kế hoạch cụ thể thể trước khi tham gia đầu tư, và theo sát chiến lược đó dù có thông tin gì. Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận thấp nhất là 1:3, cho thấy xác xuất sinh lời phải cao hơn, như vậy nhà đầu tư chiến thắng sẽ có thể bù lại được những phiên giao dịch lỗ nhỏ hơn.

Ví dụ:

  • Điểm mua vào: 75,00
  • Ngưỡng dừng lỗ: 74,00
  • Rủi ro: 1,00
  • Mục tiêu: 78,00
  • Lợi nhuận: 3,00
  • Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3

Theo Investing.com

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận