skip to Main Content

Những loại tiền tệ thường được giao dịch nhiều nhất trong thị trường forex

Mặc dù thị trường ngoại hối thường được ví như một trò chơi của các ngân hàng nhưng đây chính là nơi tạo ra rất nhiều cơ hội lớn khi các thị trường khác bước vào thời kỳ ảm đạm, bên cạnh đó, tiền tệ cũng làm đa dạng hóa cho danh mục đầu tư của các nhà giao dịch. Vì vậy, biết và hiểu về ngoại hối cũng như các nguyên tắc cơ bản đằng sau nó có thể giúp những nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn để đầu tư kiếm lời. Chúng ta hãy cùng xem sáu loại tiền tệ mà những nhà giao dịch và nhà đầu tư nên biết, cùng với các ngân hàng trung ương của các quốc gia tương ứng.

Đồng đô la Mỹ (USD)

Ngân hàng Trung ương: Cục Dự trữ Liên bang (Fed)

Hệ thống Dự trữ Liên bang (còn gọi là FED) được thành lập năm 1913 bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Act), đóng vai trò là Ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn và ổn định hơn. Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.

Hệ thống này do một chủ tịch và hội đồng thống đốc đứng đầu, và hầu hết tập trung ở  Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC). FOMC có chức năng giám sát các hoạt động của thị trường mở cũng như chính sách tiền tệ hoặc lãi suất.

Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng  đến nền kinh tế toàn cầu, cụ thể là thị trường ngoại hối. Người ta hay nói vui rằng “một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED” cũng đủ để làm chao đảo nền kinh tế thế giới, và điều này không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến thị trường forex như thế nào? FED là cơ quan can thiệp trực tiếp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yên ra và đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yên giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yên tăng.

Chính vì vậy, khi tham gia vào thị trường tài chính hay tiền tệ quốc tế, các chuyên gia luôn chú ý theo dõi những diễn biến của FED.

Đồng đô la Mỹ (USD) đôi khi còn được gọi là đồng bạc xanh, nó chính là mệnh gía của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ. Giống như bất kỳ loại tiền tệ nào, đồng đô la được hỗ trợ bởi các nguyên tắc kinh tế cơ bản, bao gồm tổng sản phẩm quốc nội, báo cáo sản xuất,…Tuy nhiên, đồng đô la Mỹ cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi ngân hàng trung ương và các thông báo nào về chính sách lãi suất. Đồng đô la Mỹ là một chuẩn mực giao dịch với các loại tiền tệ chính khác, đặc biệt là đồng euro, đồng yên Nhật và bảng Anh.

Đồng Euro (EUR)

Ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)

Ngân hàng Trung ương châu Âu có trụ sở tại Frankfurt (Đức), đây là ngân hàng trung ương của 19 nước thành viên thuộc khu vực đồng euro. Tương tự như FOMC của Hoa Kỳ, ECB có cơ quan chính chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ.

Ngoài việc có thẩm quyền đối với chính sách tiền tệ, ECB còn có quyền phát hành tiền giấy khi thấy phù hợp. Tương tự như Cục Dự trữ Liên bang, các nhà hoạch định chính sách có thể can thiệp khi có lỗi trong hệ thống hoặc ngân hàng. ECB khác với FED ở chỗ: thay vì duy trì sự ổn định của lãi suất dài hạn, ECB hoạt động theo nguyên tắc chính là ổn định giá cả theo cam kết với các chính sách kinh tế chung. Do đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ chuyển trọng tâm sang lạm phát tiêu dùng trong việc đưa ra các quyết định lãi suất quan trọng.

Trung bình một ngày, tiền cơ sở có thể giao dịch trong khoảng từ 30 cho đến 40 pips, hoặc nếu dao động với biến động trung bình hơn một chút, con số đó có thể lên đến 60 pips mỗi ngày. Một điều cần chú ý đó là thời gian. Vì thị trường forex mở cửa 24/7 nên các nhà giao dịch ngoại hối phải thiết lập cho mình một chiến lược lịch giao dịch riêng. Những người giao dịch các cặp dựa trên đồng euro có thể theo dõi các phiên giao dịch London và Hoa Kỳ (diễn ra từ 2 giờ sáng đến 11 giờ EST).

Đồng Yên Nhật (JPY)

Ngân hàng Trung ương: Ngân hàng Nhật Bản (BoJ)

Được thành lập từ năm 1882, Ngân hàng Nhật Bản đóng vai trò là ngân hàng trung ương cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Nó chi phối chính sách tiền tệ cũng như phát hành tiền tệ, hoạt động thị trường tiền tệ, phân tích dữ liệu và phân tích kinh tế.

Đồng yên Nhật (JPY) có xu hướng giao dịch dưới danh tính của một thành phần thương mại kèm theo. So với các loại tiền tệ có năng suất cao hơn như đồng đô la New Zealand, đô la Úc và bảng Anh, đồng yên Nhật cung cấp một mức lãi suất thấp. Tuy nhiên, nó có xu hướng rất thất thường, chính vì vậy thúc đẩy các nhà giao dịch ngoại hối đưa ra quan điểm kỹ thuật trên cơ sở lâu dài hơn. Phạm vi trung bình mỗi ngày nằm trong khu vực 30-40 pips, với cực trị cao tới 150 pips. Để giao dịch loại tiền này, hãy theo dõi phiên giao dịch của London và giờ Hoa Kỳ (2 giờ sáng – 11 giờ EST).

Bảng Anh (GBP)

Ngân hàng Trung ương: Ngân hàng Anh (BoE)

Ngân hàng Anh là ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh, nó đóng vai trò duy trì ổn định giá cả và các chính sách kinh tế của Chính phủ và Vương quốc Anh.

Bảng Anh (GBP) có chút biến động hơn so với đồng Euro và có xu hướng giao dịch nhiều hơn trong ngày. Với sự dao động từ 100-150 pips, không có gì lạ khi thấy giao dịch bảng Anh chỉ ở mức 20 pips. Với các nhà giao dịch tập trung vào các cặp như bảng Anh / Yên Nhật và Bảng Anh / franc Thụy Sĩ, swings của các loại tiền tệ chéo đáng chú ý có xu hướng mang lại tính chất biến động lớn. Do đó, tiền tệ có thể được xem là biến động nhất qua cả phiên London và Hoa Kỳ, với sự chuyển động nhỏ trong khung giờ châu Á (7 giờ sáng – 4 giờ sáng EST).

Franc Thụy Sĩ (CHF)

Ngân hàng Trung ương: Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB)

Khác với tất cả các ngân hàng trung ương lớn khác, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ được xem là một cơ quan quản lý với quyền sở hữu tư nhân và công cộng. Về mặt kỹ thuật, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ là một tập đoàn theo quy định đặc biệt. Vì vậy mà, hơn một nửa số cơ quan quản lý thuộc sở hữu của các bang có chủ quyền hoặc các bang của Thụy Sĩ. Chính sự sắp xếp này nhấn mạnh các chính sách ổn định kinh tế và tài chính được quyết định bởi hội đồng quản trị của SNB.

Euro và Franc Thụy Sĩ có một mối tương quan mạnh mẽ. Tương tự như đồng euro, đồng franc Thụy Sĩ (CHF) hầu như không có động thái đáng kể trong bất kỳ phiên nào. Do đó, sử dụng loại tiền này để giao dịch trong phạm vi trung bình hàng ngày là 35 pips mỗi ngày. Loại tiền này thường được giao dịch trong phiên London (2 giờ sáng – 10 giờ tối EDT).

Đồng đô la Canada (CAD)

Được thành lập bởi Đạo luật Ngân hàng Canada năm 1934, Ngân hàng Canada có vai trò như một ngân hàng trung ương tập trung vào mục tiêu: lạm phát thấp và ổn định, tiền tệ an toàn, ổn định tài chính và quản lý hiệu quả các quỹ chính phủ và nợ công. Ngân hàng trung ương của Canada hoạt động độc lập và có những điểm tương đồng với Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ bởi vì đôi khi nó được coi là một tập đoàn do Bộ Tài chính trực tiếp nắm giữ cổ phần.

Đồng đô la Canada (CAD) có mối tương quan với các loại tiền tệ chính khác và có xu hướng giao dịch trong phạm vi hàng ngày tương tự 30-40 pips. Giá tiền tệ và hàng hóa thường dịch chuyển cùng nhau, hay theo một khía cạnh độc đáo khác của CAD là mối quan hệ của nó với dầu thô. Canada hiện nay vẫn là nhà xuất khẩu lớn của các mặt hàng hàng hóa, và kết quả là, rất nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư sử dụng loại tiền này như một hàng rào chống lại các vị thế hàng hóa hiện tại hoặc đầu cơ thuần túy, truy tìm tín hiệu từ thị trường dầu mỏ.

Thị trường ngoại hối khá phức tạp và liên tục biến động, vì vậy trước khi quyết định đầu tư và giao dịch, bạn cũng cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ loại tiền tệ phù hợp nhất. Ngoài những thông tin về các loại tiền tệ được trình bày ở trên, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “Hướng dẫn nhà đầu tư cách khai thác tin tức vào giao dịch ngoại hối” tại đây.

Investing.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận