skip to Main Content

Xác định giá trị công ty

  1. Phân tích cơ bản chứng khoán (Level 3)
  2. So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
  3. Các thông tin cần tìm hiểu trước khi đầu tư
  4. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
  5. Tin tức về cổ tức ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu
  6. Xác định giá trị công ty
  7. Bảng cân đối tài chính và báo cáo thu nhập của công ty
  8. Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và tỷ lệ bán hàng (PSR)
  9. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
  10. Các dấu hiệu nên tránh khi đầu tư cổ phiếu
  11. Các tính giá trị hợp lý của cổ phiếu dựa vào dòng tiền chiết khấu

Nhắc đến những khái niệm mơ hồ trong giới đầu tư, không thể không kể đến khái niệm “giá trị doanh nghiệp”. Rất khó để đưa ra một mức định giá chính xác nhưng việc xác định được giá trị công ty lại là bước quan trọng trong quá trình đầu tư. Dựa vào định giá doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư của mình, các cổ đông xác định cổ phần của mình trong công ty, rồi lại dựa vào cổ phần để xác định những thứ quan trọng khác như mức cổ tức, quyền biểu quyết. Vậy dựa vào những yếu tố, nguyên tắc nào để xác định giá trị cho một doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài học này.

Giá trị công ty là gì?

Giá trị công ty có thể hiểu là các giá trị tài chính từ toàn bộ các khoản thu nhập mà nhà đầu tư thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị công ty không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp mà là tổng giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh cả doanh nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư và các nhà cung cấp tín dụng khác.

Như vậy, giá trị vốn chủ sở hữu chỉ là một phần của giá trị doanh nghiệp. Có thể hiểu giá trị doanh nghiệp thông qua công thức sau:

Giá trị vốn chủ sở hữu = Giá trị doanh nghiệp – Giá trị nợ phải trả

Giá trị mà một doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư có thể xem xét trên 2 góc độ: Giá trị thanh lý và Giá trị hoạt động liên tục. Trong đó:

  • Giá trị thanh lý là toàn bộ số tiền được tạo ra khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán tất cả các tài sản của nó.
  • Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định giá trị công ty là gì?

Xác định giá trị công ty hay định giá công ty chính là việc phân tích xác định giá trị hiện tại (hoặc dự kiến) của một công ty. Một nhà phân tích gán một giá trị cho một công ty nhằm xem xét sự quản lí của doanh nghiệp, thành phần cấu trúc vốn của công ty, triển vọng thu nhập trong tương lai và giá trị thị trường của tài sản của công ty, cùng nhiều số liệu khác.

Nếu bạn chọn một cổ phiếu dựa trên giá trị của công ty phát hành nó, bạn có thể là một nhà đầu tư giá trị. Nhà đầu tư giá trị là người nhìn vào giá trị của một công ty và đánh giá khả năng có thể mua cổ phiếu ở giá tốt hay không.

Các nhà đầu tư giá trị phân tích các yếu tố cơ bản của một công ty như doanh thu, tài sản…trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng các nhà đầu tư dài hạn thành công nhất thường là các nhà đầu tư giá trị sử dụng phân tích cơ bản làm phương pháp đầu tư chính của họ.

Các yếu tố xác định giá trị công ty

Bảng cân đối kế toán – xác định giá trị ròng của công ty

Nhà nhà đầu tư giá trị không mua cổ phiếu của một công ty bởi vì nó rẻ, mà bởi vì nó bị đánh giá thấp. Điều này có nghĩa là giá trị công ty cao hơn giá cổ phiếu của nó phản ánh. Thông thường, giá trị thị trường của doanh nghiệp được định giá theo giá trị sổ sách của nó.

Báo cáo thu nhập – xác định lợi nhuận ròng của công ty

Điều quan trọng nhất khi xác định giá trị của một công ty, bên cạnh giá trị ròng của nó, là khả năng tạo ra lợi nhuận. Liệu bạn sẽ đầu tư vào một công ty đang gặp rắc rối và thua lỗ trong năm nay? Tất nhiên là không. Nếu bạn mua cổ phiếu của một công ty thua lỗ, bạn thực chất đang đánh cược hoặc đầu cơ.

Tỷ lệ P/E, P/S

Các tỷ lệ cho phép bạn phân tích tình hình hoạt động của công ty. Nhà đầu tư giá trị về cơ bản là tìm kiếm lợi nhuận. Họ thường không tập trung vào những doanh nghiệp mà mọi người đều nói về bởi vì ở thời điểm đó, cổ phiếu của các công ty đó không còn là một món lời nữa. Nhà đầu tư giá trị sẽ tìm kiếm một cổ phiếu ít được chú ý bởi thị trường và sau đó chờ đợi giá cổ phiếu tăng lên. Nhưng trước khi đào sâu vào các nguyên tắc cơ bản để tìm được lợi nhuận, hãy chắc chắn rằng công ty mà bạn quan tâm vẫn đang hoạt động và có doanh thu ổn định.

Phân biệt các giá trị công ty

Giá trị công ty có vẻ như là một thuật ngữ trừu tượng hoặc chủ quan nhưng nó lại là yếu tố tiên quyết để nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu. Bạn có thể đo lường giá trị theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, bạn cần biết những khác biệt và hiểu được tác động của giá trị doanh nghiệp đối với quyết định đầu tư của bạn.

Giá trị thị trường

Khi bạn nghe ai đó trích dẫn một cổ phiếu ở mức 47$/cổ phiếu, giá đó phản ánh giá trị thị trường của cổ phiếu đó. Tổng giá trị thị trường của một cổ phiếu của doanh nghiệp còn được gọi là vốn hóa thị trường của nó. Làm thế nào để bạn có thể xác định giới hạn thị trường của một công ty? Công thức đơn giản như sau:

Vốn hóa thị trường = giá cổ phiếu × số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ: Nếu cổ phiếu của Bolshevik Corp là 35$/cổ phiếu và có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì vốn hóa thị trường của nó là 350 triệu USD. Con số này nghe có vẻ lớn nhưng 

Bolshevik Corp thực chất được coi là một cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

Vậy ai tạo nên giá trị thị trường của chứng khoán? Câu trả lời đó là thị trường, bao gồm hàng triệu nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp thông qua các bên trung gian như quỹ tương hỗ.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý rằng, giá trị thị trường không phải lúc nào cũng là một chỉ báo tốt cho một khoản đầu tư tốt. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty có giá trị thị trường lớn nhưng lại không đem về bất kỳ món lời nào cho cổ đông của họ.

Ví dụ: như WorldCom là một cổ phiếu trị giá hàng tỷ đô la, nhưng cuối cùng công ty đã phá sản, và chứng khoán trở nên vô giá trị. Các nhà đầu tư (và các nhà phân tích) đã hiểu nhầm sự khác biệt giữa giá trị thị trường thoáng qua của cổ phiếu và giá trị thực của công ty cơ sở.

Giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách (còn được gọi là giá trị kế toán) là giá trị của một doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán (tài sản trừ đi các khoản nợ bằng giá trị ròng hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông). Đây là cách đánh giá một công ty bằng giá trị ròng của nó để xem giá trị thị trường của cổ phiếu có hợp lý hay không so với giá trị nội tại của công ty.
Thông thường, giá trị thị trường thường có xu hướng cao hơn giá trị sổ sách. Nếu giá trị thị trường cao hơn đáng kể so với giá trị sổ sách, nhà đầu tư giá trị có thể trở nên e ngại hơn khi mua cổ phiếu cụ đó vì nó được định giá quá cao. Các giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu càng gần với giá trị sổ sách, càng an toàn đầu tư.
Nhà đầu tư cần thận trọng với một cổ phiếu có giá trị thị trường cao hơn gấp đôi giá trị sổ sách công ty. Nếu giá trị thị trường là 1 tỷ đô la và giá trị sổ sách là 500 triệu đô la trở lên, đây là một dữ liệu cho thấy công ty có thể được định giá quá cao hoặc được định giá ở mức giá cao hơn giá trị thực và giá trị sổ sách của công ty đó.

Thu nhập và giá trị bán hàng

Giá trị nội tại của một công ty có liên hệ trực tiếp với khả năng kiếm tiền của công ty đó. Do đó, nhiều nhà phân tích muốn định giá cổ phiếu dựa trên báo cáo thu nhập của công ty. Hai tỷ lệ phổ biến được sử dụng trong định giá doanh nghiệp đó là: tỷ lệ giá bán (price to sale ratio) và tỷ lệ giá trên thu nhập (price-to-earnings ratio). Doanh thu và thu nhập là các tham chiếu cho khả năng hoạt động của công ty.
Tỷ lệ giá bán trên doanh thu thấp (PSR) là 1, PSR trung bình nằm trong khoảng từ 1 đến 2 và PSR cao là 3 hoặc cao hơn.

Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về xác định giá trị công ty. Chúng tôi hi vọng thông qua bài học này, bạn sẽ hiểu được khái niệm “giá trị công ty”, phân biệt các giá trị của một công ty cũng như các yếu tố cần thiết để định giá một doanh nghiệp. Để đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn, việc tìm hiểu và xem xét giá trị công ty là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn là một nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận