skip to Main Content

Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán

  1. Quản lý vốn trong đầu tư chứng khoán (Level 4)
  2. Tầm quan trọng của quản lý vốn trong đầu tư chứng khoán
  3. Bảng cân đối tài chính cá nhân là gì ? Xây dựng bảng cân đối tài chính cá nhân
  4. Phân bổ nguồn vốn cá nhân vào đầu tư chứng khoán
  5. Xác định mục tiêu tài chính khi đầu tư chứng khoán
  6. Xác định khả năng chấp nhận rủi ro (Risk Tolerance) trong đầu tư chứng khoán
  7. Quy tắc 2% trong đầu tư chứng khoán
  8. Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán
  9. Quản lý danh mục đầu tư để đầu tư hiệu quả

Thắng 100% tất cả các lệnh giao dịch là điều không thể bởi thị trường chứng khoán luôn biến động và không ai có thể dự đoán chính xác xu hướng của nó. Chính vì vậy, việc cài đặt lệnh chặn lỗ (stoploss) là điều vô cùng cần thiết cho mọi giao dịch nhằm đảm bảo an toàn cho số vốn cũng như tiết kiệm thời gian cho bản thân. Bài học dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu cách thức xác định điểm chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán.

Lệnh chặn lỗ là gì?

Lệnh chặn lỗ là một lệnh đặt trước, dùng để quản lý mức độ rủi ro cho số tiền đầu tư, tránh việc lỗ nặng quá mức chịu đựng của nhà đầu tư.

Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán

Lệnh chặn lỗ sẽ có hiệu lực khi sự thua lỗ của bạn đạt đến giá dừng lỗ đã xác định trước. Giá dừng lỗ là mức giá mà bạn đã xác định trước đó trong trường hợp xu hướng giá đi ngược với dự đoán của bạn.

Đối với một lệnh mua, giá dừng lỗ sẽ thấp giá thị trường hiện tại. Ngược lại, đối với một lệnh bán, giá dừng lỗ sẽ cao hơn giá thị trường hiện tại.

Trước khi cài đặt chặn lỗ cho một lệnh giao dịch nào đó, bạn phải cân nhắc có thể chấp nhận lỗ bao nhiêu cho riêng giao dịch đó.

Ví dụ: Nếu cài đặt lệnh chặn lỗ ở mức 1.000$ cho một giao dịch mua với cổ phiếu NAV, khi tổng giá trị đầu tư cho cổ phiếu này thua lỗ 1.000$ thì lệnh sẽ tự động đóng. Điều này giúp giảm rủi ro trong trường hợp giá sẽ giảm sâu hơn và số tiền lỗ cao hơn.

Phương pháp thiết lập điểm chặn lỗ

1. Cách đặt stoploss dựa vào kháng cự & hỗ trợ

Kháng cự & hỗ trợ là vùng mà tại đó tồn tại áp lực bán/mua tiềm năng. Khi giá tiếp cận ngưỡng Kháng cự sẽ có khả năng bị đẩy ngược trở lại, còn khi giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ sẽ có khả năng quay đầu bật lên. Chính vì đặc điểm này nên kháng cự & hỗ trợ được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp cho việc tìm điểm stoploss.

Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán

Khi giá chạm đường hỗ trợ và bật lên, báo hiệu một xu hướng tăng giá sắp diễn ra. Các nhà giao dịch được khuyên nên đặt điểm chặn lỗ ngay dưới đường hỗ trợ một khoảng. Khoảng cách này không quá gần nhưng cũng không quá xa, nhằm hạn chế việc chạm lỗ quá nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về cũng như bảo vệ số vốn đầu tư của bạn trước những rủi ro không ngờ.

Phương pháp đặt stoploss này sẽ đặc biệt hữu ích khi sự chuyển động giá không đúng như dự đoán (phá vỡ đường hỗ trợ và lao dốc đi xuống).

Tương tự, khi giá bật xuống từ đường kháng cự, báo hiệu một xu hướng giảm, điểm chặn lỗ thường đặt ở phía trên mức kháng cự một khoảng nhất định, như hình minh họa dưới đây:

Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán

2. Cài đặt lệnh chặn lỗ với pinbar & inside bar

Đặt dừng lỗ với pin bar

Trong chiến lược giao dịch với pin bar, lệnh cắt lỗ stoploss phải được đặt phía trên hoặc dưới đuôi nến. Cụ thể:

  • Đối với 1 setup đảo chiều tăng giá thì chúng ta sẽ đặt stop loss dưới đuôi pin bar đảo chiều tăng.
  • Ngược lại, với một setup đảo chiều giảm giá thì lệnh stop loss được đặt trên đuôi pin bar giảm giá.

Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán

Khoảng cách đặt stop loss phụ thuộc vào từng trader cũng như từng cặp tiền nhưng tốt nhất là khoảng 5-10 pips cách đuôi pin bar.

Đặt dừng lỗ với inside bar

Ngược lại với cách đặt lệnh stop loss trong pin bar, inside bar cho phép trader đặt lệnh stoploss tại 2 vị trí:

  • Đặt lệnh stop-loss đằng sau đỉnh hoặc đáy inside bar. Cụ thể, đối với một thiết lập inside bar đảo chiều tăng giá, đặt stoploss dưới đáy của inside bar. Còn với một setup đảo chiều giảm giá, đặt stoploss ngay trên đỉnh của inside bar.
  • Đặt stoploss trên đỉnh hoặc dưới đáy của mother bar (nến mẹ): Tương tự như cách 1, trong một thiết lập đảo chiều tăng giá, stoploss có thể đặt dưới đáy của mother bar. Hoặc với thiết lập đảo chiều giảm giá, đặt stoploss trên đỉnh của mother bar.

Trên thực tế, cách đặt lệnh cắt lỗ phổ biến và an toàn hơn trong inside bar là đằng sau đỉnh hoặc đáy mother bar.

Ưu điểm của việc đặt chặn lỗ

Ưu điểm quan trọng nhất của việc đặt lệnh stoploss đó là bảo vệ lợi nhuận, bảo vệ vốn, hạn chế việc thua lỗ lớn dẫn đến cháy tài khoản. Bất kỳ giao dịch nào được mở cũng cần phải đặt Stop loss, kể cả đó là những nhà giao dịch mới hay những trader chuyên nghiệp.

Một lợi ích khác của việc đặt stoploss trước khi mở lệnh đó là giúp cách nhà giao dịch loại bỏ cảm xúc khi đưa ra những quyết định, đặc biệt là khi thị trường giao động với biên độ lớn. Khi bạn không bị đặt vào áp lực bị thua lỗ và mất tài sản thì bạn có thể thoải mái nhìn chart đồ thị để đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Không ai có thể dự đoán chính xác tương lai của thị trường, do đó, việc cài đặt Stop loss sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái đóng phần mềm giao dịch và làm nhiều việc khác mà không sợ biến động mạnh làm cháy tài khoản của mình.

Bên cạnh đó, việc sử dụng Stoploss còn giúp các trader giao dịch có hệ thống hơn. Với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường chứng khoán, thì việc tính toán và lên kế hoạch trước là điều cần thiết cho mỗi lệnh giao dịch.

Những sai lầm cần tránh khi đặt chặn lỗ

Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán

1. Đặt Stop loss quá gần

Việc lựa chọn cách đặt Stoploss gần giúp trader thua lỗ ít hơn trong mỗi giao dịch, nhưng nó khiến giao dịch chạm Stop loss nhiều hơn bình thường. Tình huống thường gặp đó là giá vừa chạm Stoploss đã quay đầu chạy tới Take profit. Chúng ta biết rằng thị trường luôn luôn chuyển động lên xuống liên tục tạo thành những con sóng. Việc xác định đúng xu hướng thị trường nhưng đặt Stop loss quá gần khiến bạn chịu một thua lỗ trước khi thị trường mang lại lợi nhuận cho bạn.

Vì vậy, chúng ta cần đặt Stop loss đủ để tạo “không gian” cho những con sóng nhỏ dao động trước khi giá chạy đến điểm chốt lời.

2. Đặt Stop loss quá xa

Việc đặt Stop loss quá xa mang lại cho trader cảm giác an tâm rằng giao dịch sẽ khó chạm Stop loss hơn và không tự động đóng lại trước khi giao dịch có lời. Điều này đúng, tuy nhiên đặt Stop loss quá xa cũng lại làm tài khoản của bạn thua lỗ nhiều hơn mỗi lần dính Stop loss.

3. Đặt stoploss một cách tuỳ hứng

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của các trader là cố gắng khớp thị trường vào khung phân tích của mình, trong khi đáng ra các bạn phải làm điều ngược lại là gán khung phân tích của mình khớp với thị trường.

Điểm stoploss cần phải được quyết định dựa trên những phân tích kỹ thuật logic và tính toán hợp lý. Hãy luôn nhớ rằng thị trường sẽ không quan tâm đến những con số may mắn của bạn hay những giá trị hoàn hảo mà bạn mong muốn.

Nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến những sai lầm trên đó là trader chưa có được một chiến lược giao dịch tốt. Do đó, chưa xác định được điểm vào lệnh và Stop loss tối ưu. Để có thể tối ưu hóa giao dịch, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao dịch, kỹ năng phân tích và tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch hiệu quả.

4. Dời lệnh stoploss

Xác định điểm đặt chặn lỗ trong đầu tư chứng khoán

Hành động thả Stop loss chẳng khác gì việc giao dịch không có Stop loss. Hậu quả của việc không đặt Stop loss là gì thì dời stop loss cũng tương tự như vậy, nhiều khi là “cháy tài khoản”.

Việc các bạn di chuyển điểm stoploss để hoà vốn hoặc có chút lãi thực ra về bản chất cũng tương tự như việc các bạn đặt stoploss theo những con số ngẫu nhiên. Khoảnh khắc bạn quyết định một cách cảm tính mà bạn cho là an toàn, thực chất là bạn đã từ bỏ việc giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật.

Trong giao dịch chứng khoán, việc lựa chọn điểm chặn lỗ cũng quan trọng không kém việc lựa chọn điểm chốt lời. Đặt chặn lỗ cho mỗi lệnh giao dịch sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro tiềm ẩn cho số vốn của mình. Tuy nhiên, khi đặt lệnh stoploss, các bạn cũng cần chú ý đến những sai lầm phổ biến mà các trader thường gặp phải và tuyệt đối không đặt stoploss theo cảm tính.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận