skip to Main Content

Triết lý đầu tư của cha đẻ dải Bollinger Bands: tỷ phú John Bollinger

John Bollinger (sinh ngày 27 tháng 5 năm 1950) tại tiểu bang Vermont. Ông là một nhà đầu tư tỷ phú – đồng thời cũng là người sáng lập và chủ tịch của Bollinger Capital Management. Đây là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư và phát triển những nghiên cứu độc quyền cho các tổ chức, cá nhân.

Tuổi thơ của ông sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp khó khăn. Trong hồi kí tuổi thơ mình, ông đã nhiều lần nhớ lại những bữa cơm thiếu thốn bữa đói bữa no của gia đình mình nên ngay từ lúc còn nhỏ, John Bollinger đã có ước mơ học hành thành đạt và thoát nghèo. Nỗ lực học tập của cậu học sinh nghèo đã được đền đáp khi chưa đến 30 tuổi, John Bollinger là nhà đầu tư hiếm hoi đạt được cả 2 tấm bằng danh giá trong giới đầu tư là CFA (Chartered Financial Analyst ) và CMT (Chartered Market Technician). Ghi danh là người đầu tiên trên thế giới nhận được cả 2 tấm bằng danh giá trong giới đầu tư thế hệ lúc bấy giờ…

Triết lý đầu tư của cha đẻ dải Bollinger Bands: tỷ phú John Bollinger

Việc nhận được cùng lúc 2 tấm bằng đã gây nên một cơn sốt trên phố Wall lúc bấy giờ, John Bollinger trở thành một hiện tượng được giới tài chính chú ý và ngưỡng mộ. Sau khi dành được 2 tấm bằng danh giá, ông đã dành phần lớn thời gian trong 3 năm tiếp theo để nghiên cứu và sáng tạo ra dải Bollinger Bands – một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và nổi tiếng nhất được ứng dụng chủ yếu trong phân tích kĩ thuật cho tới tận thời nay.

Triết lý đầu tư của cha đẻ dải Bollinger Bands: tỷ phú John Bollinger.1

Những năm tiếp theo sau đó, ông áp dụng những kiến thức được học hành bài bản và qua nghiên cứu thực nghiệm vào cách quản lí và vận hành các quỹ đầu tư. Quỹ của ông chủ yếu đầu tư cổ phiếu thời gian đầu tiên khi đi vào hoạt động. Chiến lược mà ông đề ra cho quỹ là tập trung đầu tư vào các tài sản có giá trị đồng thời với việc chọn lọc danh mục đầu tư theo lĩnh vực dựa trên một phân tích căn bản cả ngắn hạn và dài hạn. Ông sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên để xây dựng danh mục đầu tư của mình.

Quỹ do ông sáng lập và đứng đầu, nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư này mà các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn từ ông đã từng đạt tỷ lệ sinh lới gấp ba lần chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ.

Ông cũng chia sẻ phong cách đầu tư của ông chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu Large và Mid Cap tiềm năng. Trong suốt giai đoạn ông trực tiếp điều hành, quỹ của ông luôn đạt tỉ suất sinh lời 35% mỗi năm.

Giờ đây, khi đã ở tuổi ngũ tuần, ngoài công việc đầu tư yêu thích ông còn dành phần lớn thời gian hơn cho gia đình của mình và đón những đứa cháu mỗi ngày tới trường.

Triết lý đầu tư tối giản của John Bollinger

Công cụ và triết lý của John Bollinger khá đơn giản và dễ hiểu. Điều này cho thấy không cần phải sở hữu một hệ thống quá cao siêu, phức tạp để thành công ở Wall Street nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.

Một điểm cần tránh nữa là không nên dùng quá nhiều công cụ, chỉ báo có tác dụng gần giống nhau. Ví dụ như sử dụng cả Stochastic Oscillator, Ultimate Oscillator và Relative Strength Index trên cùng một đồ thị phân tích là khá thừa vì cả ba chỉ báo này đều thuộc nhóm momentum và có tính chất gần giống nhau.

Nhà đầu tư cần tập suy nghĩ một cách đơn giản và hiệu quả thay vì sử dụng quá nhiều công cụ rối rắm, phức tạp.

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật không hề mâu thuẫn với nhau​

Hầu hết mọi nhà đầu tư đều nghĩ rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật thường hay xung khắc, ít có điểm chung cũng như luôn xảy ra mâu thuẫn giữa 2 trường phái này. Và hầu như hiếm có một nhà đầu tư nào trên thế giới chịu bỏ nhiều thời gian, công sức ra để học hỏi kiến thức của cả hai lĩnh vực này một cách bài bản.

Tuy nhiên, sự thực thì phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật đóng những vai trò khác nhau trong quá trình ra quyết định đầu tư. Chúng hoàn toàn có thể kết hợp với nhau và thành công của John Bollinger đã chứng minh cho điều đó.

Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư chọn được những cổ phiếu tốt nhờ nhìn vào bức tranh tổng thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu mua sai thời điểm thì nhà đầu tư vẫn có thể bị lỗ nặng. Phân tích kỹ thuật sẽ giúp chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu mua vào với mức giá hợp lí.​

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận