skip to Main Content

Tổng quan về thị trường chỉ số chứng khoán

Chỉ số chứng khoán là gì?

Chỉ số chứng khoán (hay chỉ số thị trường chứng khoán) để đo lường giá trị của một phần cụ thể trong thị trường chứng khoán. Chỉ số chứng khoán lấy một số cổ phiếu của các công ty khác nhau và nhóm chúng lại với nhau để chúng có thể được giao dịch dưới dạng một công cụ tài chính. Do đó, mỗi chỉ số chứng khoán sẽ thể hiện hiệu suất của các cổ phiếu này dưới dạng một số.

Chỉ số chứng khoán được tính từ giá của các cổ phiếu được lựa chọn và thường được tính theo trọng số. Chúng là công cụ được các nhà đầu tư và các nhà giao dịch sử dụng để mô tả thị trường chứng khoán và so sánh giữa các lĩnh vực khác nhau của thị trường. Khi nhà đầu tư đang đề cập đến hiệu suất của một thị trường nào đó, nghĩa là họ đang đề cập đến hiệu suất của một chỉ số chứng khoán.

Tổng quan về thị trường chỉ số chứng khoán

 

Giao dịch chỉ số chứng khoán

Chỉ số chứng khoán chỉ là kết quả của một công thức toán học để đo lường hiệu suất của thị trường chứng khoán. Do đó, nó không thể được đầu tư trực tiếp nghĩa là các nhà đầu tư không thể sở hữu một chỉ số chứng khoán trực tiếp. Thay vào đó, việc đầu tư vào các chỉ số chứng khoán được thực hiện thông qua các quỹ giao dịch (ETF) theo dõi hiệu suất của chỉ số hoặc thông qua các hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai của các chỉ số chứng khoán là các công cụ chúng ta giao dịch với nhà môi giới. Các công cụ này được dựa trên giá cơ bản của chỉ số và sẽ di chuyển theo xu hướng thị trường. Chỉ số ETF đầu tiên là S&P500 (SPDR) để theo dõi hiệu suất của 500 công ty lớn nhất ở Mỹ. Hiện tại, có hàng trăm hợp đồng ETF và hợp đồng tương lai theo dõi các nhóm cổ phiếu khác nhau.

Các loại thị trường chỉ số chứng khoán

Chỉ số thị trường chứng khoán có thể được phân loại theo nhiều cách: Theo khu vực địa lý, theo ngành nghề, theo sàn giao dịch…

  • Chỉ số chứng khoán “thế giới” (hay “toàn cầu”) được tạo thành từ các công ty bất kỳ không phân biệt đặt ở đâu, giao dịch gì.
  • Chỉ số “quốc gia” đại diện cho hiệu suất của thị trường chứng khoán ở một quốc gia cụ thể và do đó phản ánh tâm lý của nhà đầu tư đối với tình trạng của nền kinh tế. Các chỉ số quốc gia được giao dịch thường xuyên nhất được tạo thành từ các cổ phiếu của các công ty lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia. Ví dụ như: S&P 500 của Mỹ, Nikkei 225 của Nhật Bản và FTSE 100 của Anh.
  • Chỉ số chứng khoán cũng có thể bao gồm các chỉ số thể hiện hiệu suất của các công ty trong một khu vực. Ví dụ như: DJ Euro Stoxx 50 bao gồm cổ phiếu của 50 công ty blue-chip chỉ có trụ sở tại Khu vực đồng Euro; Chỉ số MSCI Emerging Markets Index được tạo thành từ các cổ phiếu của các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Mexico và Nam Phi.
  • Ngoài ra, có những chỉ số liên quan đến một số ngành công nghiệp nhất định. Ví dụ, NASDAQ 100 chủ yếu bao gồm các công ty trong ngành công nghệ và hoàn toàn bỏ qua các công ty tài chính. Có hàng trăm loại chỉ số khác nhau đo lường hiệu suất của cổ phiếu trong các lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà giao dịch đều tập trung vào các chỉ số quốc gia chính như đã nêu ở trên.

Một số chỉ tiêu tác động đến giá của chỉ số chứng khoán

Các chỉ số chứng khoán có thể là một nhóm các cổ phiếu bất kỳ, do đó, các yếu tố tác động vào giá của các chỉ số khác nhau cũng sẽ khác nhau. Các chỉ số chứng khoán quốc gia lớn như S&P500 của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tốc kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Mỹ cũng như các yếu tố kinh tế vi mô của các công ty tạo nên chỉ số đó.

Tổng quan về thị trường chỉ số chứng khoán

Các trader cần theo dõi hiệu suất và khả năng phát triển của các công ty nằm trong chỉ số, nền kinh tế của quốc gia có chỉ số đó. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng định hình giá của một chỉ số chứng khoán bao gồm:

  • Lạm phát
  • Lãi suất
  • Tình hình tuyển dụng
  • Giá năng lượng và kim loại quý
  • Tỷ giá hối đoái
  • Chính sách & quyết định chính trị
  • Chính sách tiền tệ và tài chính

Một số chỉ số chứng khoán và ETF theo dõi hiệu suất của cổ phiếu trong một lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế như công nghệ, dịch vụ tài chính, bất động sản hay chăm sóc sức khỏe. Nếu chúng ta đang giao dịch loại chỉ số này, chúng ta cần phải nắm được tình trạng kinh tế hiện tại và khả năng sinh lời của ngành đó.

Một số chỉ số chứng khoán nổi tiếng

  • Chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) là một trong những chỉ số lâu đời nhất, nổi tiếng nhất và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Nó bao gồm các cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ.
  • Chỉ số Standard & Poor’s 500 (S&P 500) là một chỉ số lớn hơn và đa dạng hơn so với DJIA. Nó được tạo thành từ 500 cổ phiếu được giao dịch rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ, nó chiếm khoảng 80% tổng giá trị thị trường chứng khoán Mỹ. Nói chung, chỉ số S&P 500 mô tả về chuyển động trong thị trường Mỹ nói chung.
  • Hầu hết các nhà đầu tư đều biết rằng Nasdaq là sàn giao dịch mà cổ phiếu công nghệ được giao dịch. Chỉ số Nasdaq là chỉ số có giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Chỉ số này bao gồm cả những công ty không có trụ sở tại Hoa Kỳ. Hầu hết các nhà đầu tư ưa thích chỉ số S & P so với các chỉ số thị trường khác bởi vì nó chính xác hơn.
  • Một chỉ số khác là Wilshire 5000 còn được gọi là “chỉ số tổng thị trường”, là một chỉ số ít được biết đến bao gồm tất cả các công ty giao dịch công khai có trụ sở tại Mỹ. Cả bốn chỉ số trên đo hiệu suất hàng ngày của các công ty lớn.
  • Bên cạnh đó, chỉ số Russell 2000 bao gồm 2.000 công ty nhỏ nhất trong số 3.000 công ty giao dịch công khai lớn nhất, dựa trên vốn hóa thị trường, trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Ví dụ về cách sử dụng chỉ số chứng khoán trong đầu tư

Giá trị của chỉ số thị trường còn được gọi là điểm. Ví dụ: Khi DJIA được báo cáo đã tăng 400 điểm trong một ngày, giá trị của nó đã tăng từ xếp hạng của ngày hôm trước lên xếp hạng của ngày hiện tại và tăng giá trị của các công ty tổng hợp lên 400.

Ngoài việc đầu tư trực tiếp vào các chỉ số chứng khoán, các nhà đầu tư còn theo dõi chỉ số chứng khoán để thấy được thấy tình hình tài chính của một ngành mà một nhà đầu tư đã đầu tư vào.

Ví dụ: Nếu DJIA giảm và tiếp tục giảm trong suốt một tháng. Nhà đầu tư có thể kết luận rằng một số công ty trong đó đang hoạt động kém. Nếu nhà đầu tư sở hữu một số cổ phiếu này, chỉ số DJA có thể giúp nhà đầu tư đánh giá lại danh mục đầu tư và tìm kiếm các công ty khác để đầu tư.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận