skip to Main Content

Tổng hợp một số tin tức kinh tế tác động đến giao dịch forex ngắn hạn

Khi giao dịch forex, có một số trader sẽ sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau: phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích tâm lý… Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là thị trường forex thường bị ảnh hưởng mạnh bởi các tin tức. Do đó, khi tin tức được công bố, tỷ giá bị biến động mạnh sẽ là những cơ hội tốt cho những giao dịch ngắn hạn.

Bảng lương phi nông nghiệp – tỷ lệ thất nghiệp

Tổng hợp một số tin tức kinh tế tác động đến giao dịch forex ngắn hạn
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ qua các năm – Nguồn: Bộ Lao động Mỹ/CNN.

Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo của thị trường lao động. Một trong những cách phân tích thước đo sức mạnh của 1 nền kinh tế là số việc làm được tạo ra. Chỉ số này mạnh chỉ ra sự phát triển của nền kinh tế vì những công ty phải tạo ra năng lực để thỏa mãn nhu cầu.

Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Từ đó, nhu cầu USD giảm và khiến USD giảm giá so với các đồng tiền khác

Những quyết định về lãi suất của FOMC

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Bạn thường nghe đến các tin tức điều chỉnh lãi suất của Fed, đó là lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal Funds Rate – FFR). FFR là một vùng lãi suất mục tiêu, không mang tính cụ thể, được ủy ban thị trường mở (FOMC) công bố sau các phiên họp định kỳ.

Mỗi năm có 8 phiên họp được thông báo rộng rãi trước đó. Những thông tin về ngày công bố lãi suất của Fed có thể kiểm tra trên lịch kinh tế.

Việc tăng lãi suất FFR cho thấy chính sách tiền tệ đang thắt chặt dần, cung tiền USD sẽ giảm trong tương lai.

Điều này sẽ hối thúc các nhà đầu cơ tiền tệ tích cực tích trữ USD, các bên vay mượn USD sẽ tăng cường mua USD để trả nợ trước khi lãi suất tăng thêm. Từ đó, nhu cầu USD tăng lên và đẩy USD tăng giá so với các đồng tiền khác.

Cán cân thương mại

Cán cân thương mại đo sự khác nhau của giá trị hàng hóa và dịch vụ mà 1 quốc gia xuất khẩu và giá trị hàng hoá dịch vụ mà nó nhập khẩu. Cán cân thương mại thặng dư nếu giá trị của hàng xuất khẩu vượt qua hàng nhập khẩu, ngược lại, nếu cán cân thương mại thâm hụt xảy ra nếu hàng nhập khẩu vượt quá hàng xuất khẩu.

EUR/USD biến động sau khi cán cân thương mại được công bố.
Nếu cán cân thương mại của Mỹ là nhập siêu ( nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu) và sự thâm hụt ngân sách ( chi nhiều hơn thu) đã đẩy giá trị của USD xuống thấp.
Khi nhập khẩu của Châu Âu vượt quá xuất khẩu, đồng EUR suy yếu.

CPI – Chỉ số giá tiêu dùng

CPI là thước đo chính của nạn lạm phát vì nó đo giá của giá cố định hàng hoá tiêu dùng. Giá cao hơn được xem là tiêu cực cho 1 nền kinh tế, nhưng vì ngân hàng trung tâm thường đáp lại sự lạm phát giá bằng cách tăng lãi suất nên thỉnh thoảng tiền tệ phản ứng lại 1 cách tích cực trong những báo cáo của lạm phát cao hơn.
EUR/USD biến động sau khi CPI được công bố.

Chỉ số này càng tăng thì giá trị tiền nước đó càng xuống thấp và ngược lại

Chỉ số bán lẻ

Chỉ số bán lẻ là thước đo tổng số lượng hàng hoá đã bán bằng cách lấy ví dụ của 1 cửa hàng bán lẻ. Nó được sử dụng như thước đo của hoạt động tiêu dùng và niềm tin khi những con số bán cao hơn sẽ chỉ ra hoạt động kinh tế tăng.
EUR/USD biến động sau khi chỉ số bán lẻ được công bố.  Chỉ số bán lẻ càng tăng thì giá trị tiền tăng và ngược lại.

Trên đây là một số tin tức kinh tế ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá hối đoái. Nếu biết tận dụng những biến động từ các tin tức này một cách nhuần nhuyễn, trader có thể dễ dàng kiếm được tiền với các lệnh ngắn hạn.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận