skip to Main Content

Phân tích kỹ thuật forex là gì? Các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật forex là gì? Phân tích kỹ thuật forex là phương pháp giao dịch dựa vào biến động giá trước đó, đồ thị, khối lượng giao dịch và các công cụ chỉ báo để dự đoán hành động giá trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về volume oscillator là gì và phân tích kỹ thuật forex và các chỉ báo thường được sử dụng trong phương pháp giao dịch này. 

Phân tích kỹ thuật forex là gì?

Phân tích kỹ thuật forex là phương pháp phân tích lịch sử báo giá, nhờ đó các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng di chuyển giá trong tương lai. Các nhà giao dịch sử dụng phương pháp phân tích này bằng cách áp dụng các chỉ báo kỹ thuật, các mô hình giá để có thể phát triển chiến lược giao dịch forex của mình.

Phân tích kỹ thuật forex và volume oscillator là gìCác nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các các mô hình biểu đồ, chẳng hạn các mô hình đảo ngược xu hướng như đầu và vai hay đỉnh/đáy kép nổi tiếng. Họ cũng nghiên cứu các chỉ báo kỹ thuật, trung bình động, và tìm kiếm các hình thức như ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự, các kênh… để xác định xu hướng của giá cả trong tương lai.

Đặc điểm của phân tích kỹ thuật forex là gì?

  • Phân tích kỹ thuật forex sử dụng các mô hình và quy tắc dựa trên các biến đổi giá cả và khối lượng, chẳng hạn như chỉ số sức mạnh tương đối, trung bình động… hoặc theo cách cổ điển, thông qua sự công nhận của các mẫu mô hình biểu đồ.
  • Phân tích kỹ thuật phân tích giá cả, khối lượng và thông tin thị trường, trong khi phân tích cơ bản nhìn vào các sự kiện của công ty, thị trường, tiền tệ hoặc hàng hóa.
  • Phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong thị trường ngoại hối (phân tích kỹ thuật forex), do hiệu quả của nó nhiều hơn so với những thị trường khác.

Các thuật ngữ, biểu đồ và chỉ báo phổ biến trong phân tích kỹ thuật forex

Các thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật forex

Phá vỡ mức giá: Khái niệm này là khi giá xuyên qua một cách mạnh mẽ một khu vực trước mức hỗ trợ hay mức kháng cự.

Mẫu hình biểu đồ: Mẫu hình đặc biệt được tạo ra bởi sự chuyển động của giá chứng khoán trên một biểu đồ.

Chu kỳ: Khoảng thời gian xác định trong biểu đồ giá

Phân tích kỹ thuật forex và vai trò của nó trong giao dịch.2
Sóng Elliott

Nguyên lý sóng Elliott và tỷ lệ vàng: Để tính toán biến động giá liên tiếp và các thoái lui

Tỷ lệ Fibonacci: Được sử dụng như một hướng dẫn để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

Xung lượng: Tốc độ thay đổi giá

Mức kháng cự: Khi giá tăng và do dự tăng tiếp ở mức giá đó.

Mức hỗ trợ: Khi giá giảm và do dự giảm tiếp ở mức giá đó.

Xu hướng: Hiện tượng giá có tồn tại theo một hướng trong một thời kỳ kéo dài.

Các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật forex và vai trò của nó trong giao dịch.3
Biểu đồ nến

Biểu đồ nến: Có nguồn gốc Nhật Bản, bao gồm thân nến và bóng nến. Nến Tăng khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng). Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen).

Biểu đồ đường: Nối các giá trị giá đóng cửa thành các đoạn đường thẳng.

Biểu đồ thanh: Bao gồm một dãy các thanh thẳng đứng thể hiện các khung giá khác nhau trong một khoảng thời gian. Mỗi thanh lại có hai thanh ngang: một thanh bên trái thể hiện mức giá mở cửa, và thanh bên phải thể hiện  mức giá đóng cửa.

Phân loại các chỉ báo phân tích kỹ thuật

Chỉ báo xu hướng (Trend Indicators) được dùng để xác định hướng đi và xu thế giá tương lai.

  1. Moving Average – MAChỉ báo thể hiện giá trị trung bình của giá trong một khoảng thời gian xác định.
  2. MACDTrung bình động hội tụ phân kỳ, để xác định rằng liệu có một xu hướng mới xảy ra hay không, và đó là xu hướng xu hướng tăng hay giảm dựa trên đường trung bình động MA.
  3. TRIX: Triple Exponential Average là chỉ báo sử dụng để nhận biết sự phân kỳ và những trạng thái quá mua hay quá bán, đồng thời chỉ báo này cũng cho những tín hiệu mua và bán khá chính xác.

    Phân tích kỹ thuật forex và vai trò của nó trong giao dịch.4
    Chỉ báo Parabolic Sar
  4. Parabolic Sar: Chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành những tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic SAR cũng là công cụ hiệu quả để xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss). 
  5. Directional Movement Index (ADX): là chỉ báo kỹ thuật thể hiện thị trường đang trong trạng thái có xu hướng hay không có xu hướng.
  6. CCI – Com modity Channel Index indicators: Chỉ báo dao động, dao động giữa vùng quá mua (overbought) và vùng quá bán (oversold), điều kiện làm việc tốt nhất của CCI là trong một thị trường dao động trong một khoảng giá nhất định (sideways)

Chỉ báo xung lượng (Momentum Indicators) được dùng để xác định tốc độ thay đổi của giá. Volume oscillator là gì?

, volume oscillator là gì
Chỉ báo RSI
  1. Relative Strength Index – RSI: Chỉ số sức mạnh tương đối, đo lường tốc độ và sự thay đổi trong xu hướng giá của một loại hàng hóa.  
  2. Rate of Change (Price): Chỉ số biến động giá, nó dịch chuyển qua lại đường trung tâm (Mốc số 0). Chỉ số này được tính toán để cho biết giá chứng khoán đã dịch chuyển bao xa so với mức giá cũ.
  3. Momentum: Một trong những khái niệm quan trọng nhất để trader hiểu về price action và ra quyết định giao dịch phù hợp.
  4. Stochastic Oscillator – STO: So sánh giá đóng cửa với range giá của một chứng khoán trong một giai đoạn nhất định.
  5. Williams %R: Là 1 chỉ báo về xung lượng (momentum) để đo mức quá mua (overbought)/quá bán (oversold) của 1 cổ phần.

Chỉ báo khối lượng giao dịch (Volume Indicators) được dùng để xác nhận sức mạnh xu thế.

Phân tích kỹ thuật forex và vai trò của nó trong giao dịch.6
Chỉ báo Volume Oscillator
  1. Volume Oscillator: volume oscillator là gì ? Là chỉ báo kỹ thuật thể hiện động lực của chuyển động giá (price action) và là chênh lệch giữa một đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn.
  2. On balance volume (OBV): Là một chỉ báo động lực thể hiện mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và thay đổi giá.
  3. Chaikin Oscillator: Chỉ số này dựa trên chỉ số Tích Lũy/Phân Bổ (A/D). Trên thực tế, chỉ số Chaikin chính là chỉ số MACD, nhưng thay vì mức giá, chỉ số A/D dựa trên cơ sở chỉ số giao động.
  4. Money Flow Index (MFI): Chỉ số dòng tiền là một bộ dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Nó được sử dụng để hiển thị dòng tiền trong vài thời kỳ.

Chỉ báo tính biến động (Volatility Indicators) được dùng để xét đoán sức mạnh của xu thế và các điểm phá vỡ (breakout)

volume oscillator là gì
Chỉ báo Bollinger Bands
  1. Bollinger Bands: Dải biến động giá, bao gồm 2 đường band trên và dưới, xác địch dựa vào độ lệch chuẩn của đường trung bình động nằm giữa.
  2. Volatility: Mức độ giao động của giá.
  3. Chaikin Volatility: Chỉ số đo mức độ thay đổi của trading range trong giá. Trading range có nghĩa là khoảng cách giữa hai điểm cao nhất và thấp nhất của giá trong ngày (high – low).
  4. Volatility Ratio: Là một indicatorcó chức năng phát hiện các range giá và cho tín hiệu về các phá vỡ (breakout) có thể xảy ra. 
  5. Average True Range (ATR): Chỉ báo trung bình đúng phạm vi là một công cụ để đo lường sự biến động của thị trường. 

Mở tài khoản giao dịch forex miễn phí tại đây.

Investing.vn

Xem thêm: forex

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận