skip to Main Content

Tìm hiểu về mô hình khoảng trống giá (Phần 1)

Gap là một mô hình khá quan trọng trong đồ thị giá, chúng giúp các nhà đầu tư tìm kiếm những vùng hỗ trợ, kháng cự. Để từ đó, họ có thể đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác hơn, ngoài ra, xây dựng cho mình chiến lược giao dịch phù hợp nhất. Khoảng trống giá là dạng mẫu đồ thị cần đặc biệt lưu ý. Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến mô hình Gap.

Xem thêm: Cách giao dịch với khoảng trống giá (Phần 2)

Giới thiệu về khoảng trống giá (Gap)

Trong biểu đồ giá, thường xuất hiện các khoảng trống, và các khoảng trống đó được gọi là khoảng trống giá (gap). Gap biểu thị các khu vực trên biểu đồ nơi giá của một cổ phiếu (hoặc một công cụ tài chính khác) tăng mạnh lên hoặc xuống, với rất ít hoặc không có giao dịch nào ở giữa. Thông thường, gap được tạo ra giữa thời điểm đóng cửa thị trường của một phiên giao dịch ngày và thời điểm mở cửa của phiên giao dịch ngày hôm sau. Có hai loại khoảng trống giá chính: khoảng trống giá tăng và khoảng trống giá giảm.

Khoảng trống giá tăng được hình thành khi đáy của ngày thứ 2 cao hơn đỉnh của ngày thứ nhất. Ngược lại, khoảng trống giá giảm hình thành khi đỉnh của ngày thứ 2 thấp hơn đáy của ngày thứ nhất.

Khoảng trống giá là kết quả từ lượng mua và bán phát triển bất thường sau khi thị trường đóng cửa. Ví dụ: nếu lợi nhuận thu về của một công ty cao hơn nhiều so với dự kiến, cổ phiếu của công ty có thể sẽ tăng giá vào ngày hôm sau, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu. Khi thị trường mở cửa vào sáng hôm sau, giá của cổ phiếu tăng lên để đáp ứng với nhu cầu gia tăng từ người mua. Nếu giá của cổ phiếu dao động ở mức cao hơn đỉnh giá ngày hôm trước trong suốt cả ngày, thì khoảng trống giá tăng được hình thành.

Trong thị trường ngoại hối, không có gì lạ khi một báo cáo tài chính có sức ảnh hưởng đến nỗi giá thầu của ngày hôm sau tăng cao, tạo ra một khoảng trống giá (gap) đáng kể.

Khoảng trống giá xuất hiện chính là bằng chứng cho thấy một sự kiện hoặc diễn biến quan trọng nào đó đã xảy ra, dẫn đến tâm lý đám đông, khiến cho nhu cầu mua – bán thay đổi đột ngột trong thị trường giao dịch.

Các khung thời gian của khoảng trống giá

Các khoảng trống giá tăng và giảm có thể hình thành trên các đồ thị theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng và được coi là hiệu quả khi đi kèm với khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình.

Khoảng trống giá thường xuất hiện thường xuyên trên các biểu đồ hàng ngày, trong đó mỗi ngày đều là cơ hội tạo ra khoảng trống giá. Khoảng trống giá trên các biểu đồ hàng tuần hoặc hàng tháng thường là khá hiếm: khoảng trống giá trong đồ thị theo tuần xảy ra sau khi phiên giao dịch ngày thứ Sáu đóng cửa cho đến khi phiên giao dịch thứ Hai của tuần tiếp theo mở cửa. Khoảng trống giá xuất hiện trong biểu đồ tháng được tạo ra sau thời gian đóng cửa của ngày cuối cùng trong tháng cho đến ngày đầu tiên của tháng tiếp theo mở cửa.

Một đồ thị theo ngày xuất hiện các khoảng trống giá chính là mẫu biểu đồ điển hình cho thị trường chứng khoán, tuy nhiên các trader được khuyên nên tránh giao dịch tại các thời điểm này. Giá thường chênh lệch một khoảng khi thị trường mở cửa, nhưng khoảng cách đó là không xa. Những khoảng trống giá tạm thời như vậy chỉ là biến động thị trường bình thường, và không nên được coi là điểm quan trọng để thực hiện giao dịch.

Phân loại khoảng trống giá

Các khoảng trống giá được chia thành bốn loại cơ bản: Common, Breakaway, Runaway, và Exhaustion.

Khoảng trống giá Common (Common Gap)

Common Gap là khoảng trống ở vùng giá giao dịch dày đặc (congestion zone), thường là vùng sideway của giá. Không đi kèm với đột biến khối lượng và dễ dàng bị lấp đầy nên thực sự không có giá trị đầu tư nhiều.

Khoảng trống giá Common đôi khi được gọi là khoảng trống giao dịch hoặc khoảng trống khu vực. Common Gap là khoảng trống ở vùng giá giao dịch dày đặc (congestion zone), thường là vùng sideway của giá. Không đi kèm với đột biến khối lượng và dễ dàng bị lấp đầy nên thực sự không có giá trị đầu tư nhiều. “Lấp đầy khoảng trống” là hành động giá diễn ra sau khi “gap” xuất hiện (có thể là một vài ngày đến một vài tuần) có chiều hướng tăng lên hoặc đi xuống, hành động giá sẽ đạt được mức như trước khi “gap” xuất hiện. Điều này còn được gọi là thu hẹp khoảng cách. Dưới đây hình ảnh biểu đồ của hai khoảng trống giá Common đã được lấp đầy.

Tìm hiểu về mô hình khoảng trống giá (Gap)

Khoảng trống giá Breakaway (Breakaway Gap)

Khoảng trống giá Breakaway xảy ra khi hành động giá vượt ra khỏi phạm vi giao dịch hoặc vùng giá giao dịch dày đặc (congestion zone), hoặc khi giá phá vỡ vùng sidesway và bắt đầu xu hướng mới. Để có thể hiểu hơn về khoảng trống giá Breakaway, các bạn cần phải hiểu bản chất của “congestion zone”. “Congestion zone” là phạm vi giá trong đó thị trường giao dịch liên tục trong một khoảng thời gian, thường là một vài tuần hoặc có thể lâu hơn. Để thoát ra khỏi khu vực này, đòi hỏi thị trường cần dao động mạnh, cụ thể là, lượng người mua lớn hơn người bán đối với khoảng trống giá Breakaway đi lên hoặc lượng người bán lớn hơn người mua đối với khoảng trống giá Breakaway đi xuống.

Đi kèm với đó nên là khối lượng giao dịch đáng kể. Mô hình Gap sẽ hiệu quả hơn nếu việc tăng khối lượng giao dịch xảy ra sau khi khoảng trống giá xuất hiện, điều này sẽ tạo ra cơ hội thay đổi trong hướng đi của thị trường. Điểm đột phá sẽ trở thành mức hỗ trợ mới đối với khoảng trống giá Breakaway đi lên hoặc trở thành mức kháng cự nếu là khoảng trống giá Breakaway đi xuống.

Khi giao dịch với khoảng trống giá Breakaway, các nhà giao dịch được khuyên nên mua vào khi xuất hiện khoảng trống giá đi lên và bán ra khi có khoảng trống giá đi xuống. Ngoài ra, những khoảng trống giá lớn được coi là an toàn và hiệu quả hơn các khoảng trống giá nhỏ.

Khoảng trống giá Runaway (Runaway Gap)

Khoảng trống giá Runaway Gap thường xuất hiện ở giữa xu hướng và đánh dấu sự tiếp tục của xu hướng đó. Khoảng trống giá Runaway thường có khối lượng giao dịch (volume) vừa phải, và đây là một yếu tố giúp phân biệt Runaway Gap với 2 loại Gap còn lại.

Khoảng trống giá Runaway trong xu hướng tăng phản ánh tâm lý mất kiên nhẫn của nhà đầu tư hiện còn đang ở bên ngoài thị trường và quyết định mua mạnh sau khi thấy khả năng điều chỉnh giá trở lại không nhiều, nếu giá trở xuống lấp gap thì cơ hội mua có thể xuất hiện. Trong xu hướng giảm, Runaway Gap phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư còn đang giữ cổ phiếu và quyết định bán mạnh sau khi thấy khả năng hồi phục giá là rất thấp, nếu giá trở lại lấp gap thì có thể sẽ là cơ hội để bán ra.

Thuật ngữ “measuring gap” cũng có thể được sử dụng thay cho “runaway gap” vì gap này sẽ giúp các nhà giao dịch dự đoán xu hướng sẽ kéo dài bao lâu. Mà theo lý thuyết “runaway gap” thường xảy ra ở giữa xu hướng tăng/giảm. Ngoài ra, thị trường tương lai (market future) đôi khi sẽ có những khoảng trống giá runaway do giới hạn giao dịch được áp đặt bởi các sàn giao dịch.

Khoảng trống giá Exhaustion (Exhaustion Gap)

Khoảng trống giá Exhaustion là những khoảng trống xảy ra gần cuối xu hướng tăng hoặc giảm, báo hiệu sự xuất hiện của một xu hướng mới. Exhaustion Gap thường kết hợp với khối lượng giao dịch cực lớn; sự chênh lệch giữa giá đóng cửa của ngày hôm trước và giá mở cửa của ngày hôm sau tương đối lớn. Vì ở giai đoạn cuối của một xu hướng nên Exhaustion Gap sẽ dễ bị lấp đầy trong các phiên giao dịch sau đó.Để phân biệt với Runaway Gap, các nhà giao dịch nên chú ý đến khối lượng vì Runaway Gap thường có khối lượng thấp hơn.

Vậy là, chúng tôi đã đưa ra những thông tin cơ bản nhất liên quan đến mô hình Gap. Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các trader có thể lựa chọn điểm vào giao dịch một cách chính xác. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận