skip to Main Content

Tìm hiểu về Golden Cross, điểm giao cắt vàng trên biểu đồ giao dịch

Golden Cross và Death Cross là  2 công cụ đắc lực của các nhà giao dịch theo xu hướng, giúp traders xác định điểm mua và bán tối ưu trên biểu đồ giá. Nếu Death Cross (điểm giao cắt tử thần) báo hiệu một xu hướng giảm giá mạnh thì Golden Cross (điểm giao cắt vàng) được xem là một tín hiệu tăng giá đáng tin cậy trên thị trường. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tô tìm hiểu về Golden Cross và cách sử dụng Golden Cross để xác định xu hướng thị trường.

Golden Cross là gì?

Golden Cross (hay còn được gọi là điểm giao cắt vàng, chữ thập vàng) là một mô hình breakout khi đường trung bình động (MA) ngắn hạn (thường là đường MA50) cắt lên trên đường trung bình động dài hạn (thường là đường MA200), hoặc giao cắt lên một vùng kháng cự. Khi đó, một xu hướng tăng sẽ bắt đầu. Tín hiệu này sẽ chính xác hơn khi kết hợp với khối lượng giao dịch gia tăng.

Cách xác định Golden Cross

Tín hiệu Golden Cross được hình thành sau 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xu hướng giảm đang hình thành đáy khi mà lực bán ra đang dần cạn kiệt.
  • Giai đoạn 2: Đường MA ngắn hạn cắt lên phía trên đường MA dài hạn để kích hoạt sự phá vỡ và xác nhận sự đảo chiều của xu hướng.
  • Giai đoạn 3: Xu hướng tăng tiếp tục và thúc đẩy giá tăng cao hơn. Lúc này, các đường trung bình động đóng vai trò là các mức hỗ trợ khi giá hồi lại, cho đến khi chúng giao nhau trở lại tại điểm mà một Death Cross có thể được hình thành.

Tìm hiểu về Golden Cross, điểm giao cắt vàng trên biểu đồ giao dịch

Cách sử dụng Golden Cross trong giao dịch

Bạn có thể chọn bất cứ 2 khung thời thời gian nào để xác định chỉ báo này, miễn là bao gồm 1 đường MA ngắn hơn và 1 đường MA dài hơn. Tuy nhiên, cặp MA được sử dụng phổ biến nhất là MA50 và MA200. Đây cũng là cặp MA yêu thích của giới đầu tư phố Wall, họ thường dùng cho chỉ số S&P 500. Khi MA 50 cắt lên MA 200 thì đó là dấu hiệu mà nhà đầu tư cho rằng S&P 500 bước vào giai đoạn tăng giá (bull market) mạnh.

Các nhà giao dịch trong ngày thường sử dụng các MA ngắn kỳ hơn như MA 5 và MA 15 để xác định các “chữ thập vàng” trong ngày. Khung thời gian của các biểu đồ cũng có thể được điều chỉnh từ 1 phút đến vài tuần hoặc vài tháng. Khung thời gian càng lớn thì Golden Cross càng đáng tin cậy hơn. Ví dụ, giao cắt của MA 50 và MA 200 trên biểu đồ khung thời gian tuần thì mạnh hơn và có thể duy trì tốt hơn so với sự giao cắt của 2 MA này trên biểu đồ 15 phút.

Ngoài kết hợp với sự gia tăng của khối lượng giao dịch, trader có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như chỉ báo RSI, MACD, GMMA, Fibonaci…để tìm điểm vào lệnh, xác định các điểm quá mua và quá bán cũng như tăng độ tin cậy khi vào lệnh hơn.

Dưới đây là ví dụ về đường giao cắt vàng xảy ra trên biểu đồ giao dịch của cặp GBP/AUD, khung thời gian 1D. Có thể thấy, một xu hướng tăng mạnh được hình thành ngay sau khi điểm giao cắt vàng xuất hiện.

Tìm hiểu về Golden Cross, điểm giao cắt vàng trên biểu đồ giao dịch

Phân biệt Golden Cross và Death Cross

Ngược lại với Golden Cross, Death Cross là điểm giao cắt tử thần, xuất hiện khi đường MA 50 (MA ngắn hạn) cắt xuống phía dưới MA 200 (MA dài hạn). Kết hợp với việc khối lượng giao dịch tăng cao (nhà đầu tư đang bán tháo) sẽ là tín hiệu xác nhận cho một đợt giảm giá.

Tìm hiểu về Golden Cross, điểm giao cắt vàng trên biểu đồ giao dịch

Khi sự giao nhau xảy ra, đường trung bình động dài hạn được coi là mức hỗ trợ chính (trong trường hợp điểm giao cắt vàng) hoặc mức kháng cự (trong trường hợp điểm giao cắt tử thần) cho thị trường từ thời điểm đó trở đi.

Death Cross cũng có thể kết hợp cùng một số indicator khác để tìm kiếm điểm vào lệnh và xác định các điểm quá mua, quá bán như MACD, RSI…

Hạn chế khi sử dụng Golden Cross

Giống như các chỉ báo kỹ thuật khác, Golden Cross có độ trễ nhất định và tất nhiên, không có chỉ số nào có thể dự đoán được chính xác tương lai. Chính vì vậy, một chữ thập vàng phải luôn được xác nhận cùng các tín hiệu và chỉ báo khác trước khi đưa vào giao dịch. Chìa khóa để sử dụng điểm giao cắt vàng một cách tối ưu nhất đó là luôn vào lệnh với các thông số và tỷ lệ Rủi ro:Phần thưởng phù hợp, thay vì chi theo dõi các đường MA giao nhau một cách mù quáng.

Chúc bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận