skip to Main Content

Tìm hiểu về chỉ báo chỉ báo Force Index

Force Index là một chỉ báo được phát triển bởi Alexander Elder, được tác giả giới thiệu trong cuốn sách “trading for living”. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và chỉ báo Force Index và các chiến lược giao dịch xung quanh chỉ báo này.

Chỉ báo Force Index là gì?

Force Index là một trong những công cụ được sáng tạo bởi tiến sĩ Alexander Elder. Chỉ báo này kết hợp khối lượng giao dịch và giá để đo lường sức mạnh mua bán, xác định xu hướng và điểm đảo chiều tiềm năng. Force index thường kết hợp với các đường MA để nâng cao hiệu quả giao dịch.

Công thức tính chỉ báo Force Index

FORCE INDEX (i) = VOLUME (i) * ((MA (ApPRICE, N, i) – MA (ApPRICE, N, i-1))

Trong đó:

FORCE INDEX (i) — chỉ số Force của cột hiện tại;

VOLUME (i) — khối lượng của cột hiện tại;

MA (ApPRICE, N, i) — đường trung bình động bất kỳ của cột hiện tại N chu kỳ;

Simple, Exponential, Weighted hoặc Smoothed;

ApPRICE — giá áp dụng;

MA (ApPRICE, N, i-1) — đường trung bình động bất kỳ của cột trước đó.

Đơn giản hơn ta có:

Force Index(1)=( close hiện tại -close trước đó)* khối lượng

Force Index(13)= EMA(Force Index,13)

Tìm hiểu về chỉ báo chỉ báo Force Index
Force Index trên biểu đồ PEE

Chênh lệch giá đóng cửa ngày hôm qua và hôm nay kết hợp với khối lượng giao dịch cho biết xu hướng tăng giảm và động lực trong ngày của nó.

Sử dụng Force Index trong giao dịch như thế nào?

Nhận định xu hướng 

Đường Force Index đang ở mức âm cắt từ dưới lên, nên vào lệnh mua  khi đang trong xu hướng tăng trước đó, xu hướng tăng tiếp tục được củng cố nếu Force Index vẫn ở trên mức 0.

Trong xu hướng giảm, tín hiệu bán được xác định khi Force Index đang ở mức dương và cắt xuống 0, xu hướng giảm tiếp tục được củng cố nếu Force Index vẫn ở dưới mức 0.

Xác định phân kỳ

Trong một xu hướng giảm xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng và đường Force Index cắt qua mức 0 là tín hiệu xác nhận khả năng đảo chiều xảy ra. Sau khi giá phá vỡ đường downtrend thì có thể vào lệnh mua và stoploss ngay dưới đáy.

Trong một xu hướng tăng xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm, và đồng thời Force Index cắt xuống mức 0 xác nhận tín hiệu đảo chiều, sau khi phá vỡ đường uptrend thì có thể vào lệnh bán.

Ngoài ra các trader có thể sử dụng linh động các đường Force Index với các chu kỳ khác nhau để có cái nhìn tổng quan hơn và xác định tín hiệu chuẩn xác hơn. Có 2 chu kỳ hay được sử dụng phổ biến là 13 và 39.

Hệ thống giao dịch kết hợp Force Index và EMA

Chỉ báo Force Index là một công cụ hữu hiệu với nhiều nhà giao dịch. Có thể kết hợp Force Index với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để lọc ra các tín hiệu vào lệnh tốt, nâng cao hiệu quả giao dịch. Dưới đây là ví dụ về hệ thống giao dịch kết hợp đường EMA với Force Index:

Đường EMA chu kỳ nhỏ  khá nhạy với các biến động giá trong ngắn hạn, kết hợp với sự xác nhận của Force Index để cho ra tín hiệu giao dịch tốt nhất. 

Alexander Elder sử dụng hệ thống giao dịch với Force Index(2) và đường EMA(22):

 

EMA(22) dốc lên cho thấy xu hướng tăng. Chúng ta tìm kiếm tín hiệu mua vào khi  Force Index cắt lên mức 0. F(2) và EMA(22) chỉ phù hợp để xác định những sóng điều chỉnh ngắn. Nếu muốn tìm kiếm những sóng trung hạn hoặc dài hạn, trader có thể tăng số kỳ của hai chỉ báo, hoặc sử dụng khung thời gian lớn hơn.

Không có một công cụ phân tích kỹ thuật nào là tối ưu và đem lại xác suất thắng cao, mỗi indicator đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Công cụ chỉ báo Force Index sẽ là một công cụ hiệu quả nếu trader biết kết hợp với những chi báo khác để có những tín hiệu tốt vào lệnh. Bài viết trên đây đã phần nào giúp đọc giả hiểu tổng quan về chỉ báo Force Index và các chiến lược giao dịch với Force Index.

Hãy theo dõi Investing.vn để đọc và tìm hiểu nhiều hơn các chiến lược giao dịch của các trader chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận