skip to Main Content

Tìm hiểu về biểu đồ giao dịch Renko

Chắc hẳn tất cả trader đều đã quá quen thuộc với biểu đồ nến thông thường. Đã bao giờ bạn bắt gặp một mô hình biểu đồ mà trên đó những cây nến xếp lên nhau như những viên gạch chưa? Mẫu biểu đồ này được gọi là biểu đồ Renko. Vậy biểu đồ Renko có điểm gì khác biểu đồ nến thông thường, và cách giao dịch mẫu biểu đồ này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Biểu đồ Renko là gì?

Biểu đồ Renko hay Renko Chart, là ý tưởng của người Nhật. Renko có nguồn gốc từ tiếng Nhật là “Renga” – nghĩa là “gạch”. Theo đó, Renko dựa trên những chuyển động giá dựa vào việc ”Xếp gạch” – với mỗi viên gạch chứa đựng một ”giá trị” nhất định.

Trên biểu đồ renko, các điểm giá cao/thấp bị loại bỏ, thời gian cũng được loại bỏ và chỉ còn lại những thanh nến với những biên độ nhất định.

Renko Chart thường được dùng để xác định các điểm đảo chiều đỉnh, đáy quan trọng. Với thông tin này, trader có thể nhanh chóng xác định điểm đảo chiều của trend tăng hay trend giảm.

Ưu điểm:

  • Dễ đọc.
  • Giúp giảm độ nhiễu thị trường.
  • Hoạt động tốt với các chỉ số và chuyên gia.

Biểu đồ Renko thường được khuyến nghị sử dụng cho các nhà giao dịch ngắn hạn (scalpers). Các tín hiệu từ Renko trên các khung thời gian trong ngày được coi là hiệu quả hơn so với tín hiệu trên biểu đồ hàng ngày.

Nhược điểm:

  • Đôi khi phải mất quá rất nhiều thời gian để một viên gạch khác hình thành. Điều này có thể xảy ra khi giá đang được thiết lập, do đó Trader có thể cảm thấy lo lắng trong thời gian này.
  • Trong một xu hướng, nhiều gạch sẽ đi theo một hướng. Do đó, tín hiệu điểm vào lệnh có thể không chính xác.

Điểm khác biệt giữa biểu đồ Renko và biểu đồ nến thông thường là gì?

Sự khác biệt chính giữa biểu đồ Renko và biểu đồ nến thông thường của Nhật Bản là biểu đồ Renko không sử dụng yếu tố thời gian trong quá trình tính toán. Đối với một cây nến trong biểu đồ nến thông thường, bạn sẽ biết được 4 thông tin bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất phiên, giá thấp nhất phiên. Tuy nhiên, biểu đồ Renko không bao gồm giá đóng cửa, giá cao và thấp nhất phiên. Một viên gạch Renko chỉ xuất hiện khi giá đạt một khoảng cách nhất định và không quan trọng là mất bao nhiêu thời gian. Ví dụ: nếu bạn chọn 20 pips làm kích thước gạch, một viên gạch sẽ chỉ hình thành khi và chỉ khi giá di chuyển 20 pips lên hoặc xuống. Gạch tăng và gạch giảm sẽ có màu sắc khác nhau. Thông thường, gạch tăng sẽ có màu xanh và gạch giảm sẽ có màu đỏ.

Biểu đồ Renko được hình thành như thế nào?

Biểu đồ Renko được hình thành theo phương thức ”xếp gạch”. Nếu giá đóng cửa cao hơn viên gạch trước đó đúng bằng giá trị của 1 viên gạch thì viên gạch mới sẽ xuất hiện, tương tự với chiều đi xuống.

Trong trường hợp giá đóng cửa ngày hôm sau không vượt được qua giá trị của một viên gạch trước đó, chúng ta sẽ không có thêm chuyển động nào xuất hiện thêm trên đồ thị và đó được coi là nhiễu.

Các gạch luôn có cùng kích cỡ và chúng không bao giờ xuất hiện ngay cạnh nhau. Mỗi viên gạch sau được xếp ở góc 45 độ so với viên trước và sẽ không thay đổi kích thước hay biến mất khi chúng đã được vẽ ra.

Dưới đây là ví dụ minh họa cụ thể về cách thức hình thành biểu đồ Renko:

Nhìn vào ví dụ biến động giá phía dưới, giá mở tại mức 10, giá thấp nhất ở mức 8, cao nhất ở mức 11.75 và đóng nến ở mức 10.5. Khi gộp những biến động giá này vào một nến Nhật, chúng ta sẽ được thanh nến quen thuộc với thân nến và 2 bóng nến trên/dưới.

Tuy nhiên, đối với biểu đồ Renko thì khác. Kích thước gạch hay giá trị gạch mà chúng ta nói bên trên còn được gọi là Box size. Các viên gạch sẽ được thiết lập một Box size nhất định và viên gạch mới chỉ xuất hiện khi giá đóng ở trên hoặc dưới biên độ của Box size. Nếu bạn chọn Box size là 0.5 thì biểu đồ của bạn sẽ như sau:

Renko sẽ giữ lại mức giá mở cửa (10), mức giá cao thấp trong phiên sẽ không hiển thị trên biểu đồ Renko. Mặc dù mức giá đóng cửa là 10.75 nhưng do chưa đạt đủ 2 box size (0.5×2) nên chỉ có 1 viên gạch. Ví dụ nếu giá đóng ở mức 10.99 thì vẫn là 1 viên gạch. Tuy nhiên nếu giá đóng tại mức 11 thì sẽ là 2 viên gạch như hình bên dưới.

Áp dụng biểu đồ Renko vào giao dịch

Trong hình minh họa bên dưới, các nến Renko màu trắng mô tả giá tăng, nến Renko màu đen mô tả giá giảm. Biểu đồ dưới đây mô tả đồ thị S&P500 khung thời gian ngày với mức cố định của nến Renko là 10 điểm.

Trader vẫn có thể sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản trên biểu đồ Renko. Với đường trung bình động MA, các giá trị sẽ không còn dựa theo khoảng thời gian mà sẽ dựa trên số lượng nến Renko được hình thành. Các đỉnh và đáy của chart Renko có thể được dùng để xác định các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ.

Nhìn chung, Renko cho phép các nhà giao dịch bắt kịp những xu hướng lớn.Ngoài ra, biểu đồ Renko còn cho phép phát hiện ngay cả những phân kỳ nhỏ giữa giá và bộ dao động, ví dụ như RSI trong hình dưới đây:

Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về biểu đồ Renko. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận