skip to Main Content

Tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ

Là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất với lịch sử hình thành lâu đời nhất trên thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ luôn là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với giới đầu tư toàn thế giới. Dù nước Mỹ không phải là nơi khai sinh ra thị trường chứng khoán, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ từ khi được thành lập đã nhanh chóng vượt mặt những thị trường đi trước như Anh hay Amsterdam nhờ vào sự năng động của một nền kinh tế thị trường tự do khổng lồ, cũng như sự minh bạch và tính chuyên nghiệp của nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ trong bài viết này.

Lịch sử hình thành của thị trường chứng khoán Mỹ

Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán, hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Mặc dù hiện nay chúng ta thấy những giao dịch toàn cầu đầy phức tạp của thị trường chứng khoán , nhưng từ những ngày đầu, nó được phát triển một cách hoàn toàn tự phát và sơ khai.

Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản … Điểm đặc biệt là trong những cuộc thương lượng này các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các “Hợp đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau mới thực hiện.

Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng lên. Đến cuối thế kỷ 15 “khu chợ riêng” này trở thành một “thị trường” và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên chợ này họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia.

Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Sau đó, những phiên chợ này tiếp tục lan rộng và xuất hiện ở Anh năm 1773, ở Đức năm 1778, ở Mỹ năm 1792, ở Thụy sĩ năm 1876, ở Nhật BẢn năm 1878, ở Pháp năm 1801, ở Hương Cảng năm 1946, ở Inđônêxia năm 1925, ở Hàn Quốc năm 1956, ở Thái Lan năm 1962, ở Malaysia và Philipin năm 1963.

Thị trường chứng khoán dần dần được hình thành từ đó trên khắp thế giới với các phương thức giao dịch sơ khai vô cùng đơn giản, sử dụng những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các Sở giao dịch chứng khoán ra đời đã sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.

Tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ

Các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Mỹ

Nói đến lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, chúng ta không thể không nhắc tới sự hình thành của các sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng trên thế giới. Giao dịch chứng khoán được thực hiện phổ biến nhất thông qua thị trường tập trung, hay còn gọi là sở giao dịch chứng khoán. Đây là nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán và là cơ quan phục vụ và duy trì trật tự giao dịch, bởi vậy, có thể nó sở giao dịch chứng khoán là thành phần quan trọng nhất của thị trường chứng khoán nói chung.

Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam

Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên có tên Amsterdam được ra đời từ rất sớm, năm 1622. Tại đây, diễn ra các giao dịch của trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu của các công ty. Thời kỳ đầu thành lập, chỉ có 20 người giao dịch. SGDCK Amsterdam được biết đến là nơi đầu tiên cho phép giao dịch liên tục, bán khống, giao dịch quyền chọn…..Tuy ra đời sớm nhưng SGDCK Amsterdam không được biết đến nhiều trong thế giới tài chính như NewYork hay London.

Sở giao dịch chứng khoán London

SGDCK London được chính thức thành lập vào năm 1801. Thời kỳ sơ khai, cổ phiếu không được giao dịch tại một tòa nhà nào cả. Thay vào đó, cả bên môi giới lẫn nhà đầu tư gặp nhau ở các quán cà phê ở khắp London. Khi ấy, nếu một công ty muốn bán cổ phiếu hay phát hành nợ, họ dán thông báo trên cửa các quán cà phê hay gửi thư tới nhà tài trợ.

Sau khi xảy ra đám cháy vào năm 1748, một nhóm giao dịch viên giàu có đã hiến một tòa nhà làm sở giao dịch năm 1773. Từ đây mở ra một thời gian dài nước Anh trở thành thủ đô tài chính của thế giới.

Sở giao dịch chứng khoán New York

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hiện là Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới nếu tính theo giá trị vốn hóa thị trường và đứng thứ hai nếu tính theo số lượng công ty niêm yết. Đây là Sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất và lâu đời nhất ở Mỹ. NYSE bắt đầu từ năm 1792 khi 24 nhà môi giới chứng khoán tập trung dưới một cây Buttonwood trên phố Wall để ký một thỏa thuận thiết lập các quy tắc để mua và bán trái phiếu và cổ phiếu của công ty.

Ban đầu, NYSE chỉ niêm yết 5 công ty. Cho đến ngày nay, sở giao dịch chứng khoán New York có đến hơn 2600 công ty niêm yết với tổng giá trị hơn 30 nghìn tỷ đô la Mỹ. Nó hoạt động theo hình thức giao dịch đấu giá và giao dịch tự động. NYSE được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm duy trì một hệ thống trật tự và công bằng cho các nhà đầu tư.

Tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ

Sở giao dịch chứng khoán NASDAQ

Đây là Sở giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới. Thay vì để người bán và người mua nhờ người môi giới xác định giá cổ phiếu, NASDAQ dựng một tấm bảng điện tử lớn niêm yết giá và sự biến động theo thời gian thực. Kể từ đó, NASDAQ đã phát triển và đưa ra các hệ thống giao dịch tự động cho phép nhà đầu tư tự động mua bán cổ phiếu của mình dựa trên các tiêu chuẩn định trước.

NASDAQ cũng cho ra đời Hệ thống đặt lệnh quy mô nhỏ (SOES), cho phép nhà đầu tư cá nhân đặt lệnh từ 1000 cổ phiếu trở xuống một cách tự động. SOES đã giải quyết vấn đề nhức nhối tại thời gian đó khi mà giao dịch nhỏ lẻ thường bị các nhà tạo lập thị trường bỏ qua khi họ đặt lệnh qua điện thoại. Các chức năng tự động của thị trường hiện nay phần lớn đều bắt nguồn từ phát minh của NASDAQ.

Thị trường chứng khoán Mỹ có nhiều sàn giao dịch nổi tiếng như sàn giao dịch chứng khoán NewYork, hay sàn chứng khoán điện tử NASDAQ – các sàn này đều có uy tín cao trong lĩnh vực từ giao dịch, chứng khoán chất lượng cao và là nơi niêm yết những tên tuổi được giao dịch nhiều nhất trên thế giới như Apple, Amazon, Ngân hàng Hoa Kỳ, General Electric, ExxonMobil và Johnson & Johnson. Chính vì thế, Mỹ là nơi có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất thế giới, với tổng giá trị lên tới 33 nghìn tỷ USD – gấp 5 lần so với Trung Quốc và 15 lần so với Ấn Độ (số liệu 2018 của Ngân hàng thế giới). Về thị phần chứng khoán, Mỹ luôn dẫn đầu ngôi vương trên thị trường chứng khoán Quốc tế trong nhiều năm liền.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ có vốn hóa lớn nhất thế giới – đạt trên 14 nghìn tỷ USD, gấp 5 lần so với Trung Quốc, gấp 6 lần so với Nhật Bản và 10 lần so với thị trường chứng khoán Hồng Kông (theo số liệu năm 2015). Chính lý do này không ngạc nhiên khi Mỹ được xem như là thị trường có tính thanh khoản cao nhất hiện nay. Bảng giá chứng khoán Mỹ vì thế cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Chỉ số chứng khoán Mỹ

Chỉ số chứng khoán (Stock Index) đại diện cho giá trị của một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường chứng khoán. Chỉ số chứng khoán lấy một số cổ phiếu của các công ty khác nhau và nhóm chúng lại với nhau để chúng có thể được giao dịch dưới dạng một công cụ tài chính. Các cổ phiếu này đều có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường.

Ví dụ như, bạn có thể nghe tới chỉ số chứng khoán DAX30 của Đức. Chỉ số này được tính dựa trên 30 loại cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất được giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt.

Tìm hiểu thị trường chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chứng khoán hàng đầu trên thế giới

Hiện nay, có bốn chỉ số chứng khoán Mỹ được các nhà đầu tư quan tâm nhất được xem là thước đo hoạt động chứng khoán của Mỹ phổ biến rộng rãi trên báo chí và TV, bao gồm: Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, S&P 500, Nasdaq Composite và Nasdaq 100.

  • Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA): là chỉ số lâu đời nhất và nổi tiếng nhất đánh giá giá trị trung bình cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp hàng đầu của Mỹ thuộc sở hữu chính phủ, giao dịch trên thị trường chứng khoán New York và NASDAQ. Bên cạnh việc bị ảnh hưởng bởi các báo cáo kinh tế, DJIA còn bị tác động bởi những sự kiện địa chính trị quan trọng như chuyển đổi trong tổng giá trị thị trường của 500 cổ phiếu đại diện cho tất cả các ngành công nghiệp lớn niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ, thuộc sở hữu của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor.
  • Chỉ số tổng hợp Nasdaq – Nasdaq Composite: là chỉ số được xây dựng trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Chỉ số Nasdaq Composite bao gồm nhiều công ty lớn nhỏ, bao gồm các công ty đầu cơ với vốn hóa thị trường nhỏ. chỉ số NASDAQ không chỉ bao gồm chứng khoán Mỹ, mà còn có các công ty quốc tế. Do đó chỉ số NASDAQ không phải là sự phản ánh cho nền kinh tế của nước Mỹ.
  • Chỉ số Nasdaq 100: Nasdaq 100 là chỉ số chứng khoán Mỹ đại diện cho 100 công ty phi tài chính lớn nhất được liệt kê trên Nasdaq. Nasdaq 100 sẽ giúp nhà đầu tư khoanh vùng đánh giá các ngành như Công nghệ, Viễn thông, Công nghệ sinh học, Truyền thông và Dịch vụ tốt hơn các chỉ số khác. Mỗi năm, các công ty có thể được thêm vào hoặc loại ra khỏi NASDAQ 100 tùy thuộc vào giá trị thị trường của họ.

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng vào những năm 1975 – 1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Nhưng cũng có lúc thị trường chứng khoán rơi vào đêm đen như sự sụp đổ tàn khốc của phố Wall vào những năm từ 1929 đến 1939, ngày thứ hai đen tối năm 1987, hay cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Song, trải qua các cuộc khủng hoảng, thị trường chứng khoán lại được phục hồi và tiếp tục phát triển với hơn 160 sở giao dịch trên khắp thế giới. Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận