skip to Main Content

Thực trạng tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay

Cơn sốt tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin trong thời gian khiến cho nhu cầu tìm hiểu và đầu tư vào loại tài sản này ngày một tăng cao tại Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách nhìn nhận của mọi người về tiền điện tử sau một khoảng thời gian không quá dài, từ năm 2017 cho tới nay. Nếu trong cơn sốt tăng giá hồi năm 2017 của Bitcoin người ta hỏi nhau “Có nên mua Bitcoin không?”, “Bitcoin có lừa đảo không?” thì hiện nay trong năm 2021, câu chuyện mà chúng ta nói với nhau là “Đã mua Bitcoin chưa?” “Mua Bitcoin ở giá bao nhiêu?”. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, tăng trưởng thì vấn đề pháp lý vẫn là trở ngại lớn nhất khiến nhiều người e ngại khi đầu tư tiền điện tử tại Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thực trạng tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay cũng như tiềm năng phát triển của tiền điện tử trong năm 2021.

Tiền điện tử và một số vấn đề pháp lý đặt ra ở Việt Nam hiện nay

1. Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền ảo

Ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên ra thông cáo báo chí về tiền ảo[1]. Nội dung của Thông cáo tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau:

(i) Thứ nhất, khẳng định Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi Chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.

(ii) Thứ hai, khẳng định sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp; nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn; hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng tài chính, gây thiệt hại cho người đầu tư; giao dịch Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.

(iii) Thứ ba, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

(iv) Thứ tư, việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

Tiếp theo Thông cáo báo chí ngày 27/2/2014, sáng ngày 28/10/2017, trong văn bản gửi cơ quan báo chí, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam[2].

2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền ảo

Trước những diễn biến khó lường và những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam, ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Theo Quyết định này, việc hoàn thiện khung pháp lý này phải dựa trên ba cơ sở:

(i) Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;

(ii) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;

(iii) Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.

Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới ba mục tiêu:

(i) Nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật;

(ii) Rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử;

(iii) Phân công trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra.

(Theo Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư và đặc biệt là quốc gia có tài nguyên nhân sự và nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng được xu thế phát triển của Blockchain nói chung và tiền điện tử nói riêng. Do chưa có khung pháp lý rõ ràng nên các quỹ đầu tư vẫn đang ngần ngại bỏ tiền vào các doanh nghiệp startup của Việt Nam trong ngành này. Điều này vô hình chung mang lại khá nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp ở những nước như Singapore, Nhật và Hàn Quốc… trong cùng ngành. Tuy nhiên, việc đưa ra được khung pháp lý cho tiền điện tử hay tiền ảo không phải là việc đơn giản, một sớm một chiều mà cần tiến hành nhiều nghiên cứu cũng như thử nghiệm phối hợp từ cơ quan Chính phủ đến những doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Quyết định trên chính là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo trong tương lai tại Việt Nam. Ở tầm chính sách, điều đó thể hiện sự cần thiết, cấp bách của việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam.

Thực trạng tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay
Hình ảnh xu hướng tìm kiếm Bitcoin trong năm 2020, nguồn: Google trend

Trên là biểu đồ miêu tả độ quan tâm của người Việt Nam đối với Bitcoin từ năm 2004 tới nay.

Rõ ràng từ khi Bitcoin được phát hành lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2009, thì phải tới những năm 2010, 2011 nó mới được chú ý lần đầu tiền tại Việt Nam. Tuy nhiên lúc này nó vẫn chưa về Việt Nam, mọi thứ chỉ dừng ở mức độ tìm kiếm thông thường.

Cộng đồng người Việt lúc này có vẻ như còn hoài nghi rất nhiều về đồng coin này, năm 2012 gần như không có ai tìm kiếm về Bitcoin tại Việt Nam.

Đến cuối năm 2013, Bitcoin tới Việt Nam thông qua Bitcoin Vietnam và hợp tác với Bits of Gold, một công ty khởi nghiệp của Israel. Và từ đây Bitcoin bắt đầu phát triển tại Việt Nam và phát triển mạnh mẽ đến cho đến giữa năm 2014.

Từ giữa năm 2014 thị trường Bitcoin tại Việt Nam bị sáo trộn vì những vấn đề liên quan đến tính hợp phát tại Việt Nam. Lúc này thị trường tại Việt Nam đi xuống và trầm lặng lại.

Phải đến năm 2017, thời điểm mà thị trường Bitcoin trên toàn thế giới bùng nổ, thì nó lại quạy trở lại Việt Nam 1 cách mạnh mẽ. Lượt tìm kiếm tăng vọt, tăng đến múc kỉ lục và cao nhất mọt thời đại.

Tuy nhiên chính nhờ điều này mà các tổ chức lừa đảo đã lợi dụng nhằm lừa đảo để chuộc lợi cho bản thân. 1 lần nữa, Bitcion lại chịu cái nhìn dò xét từ cộng đồng Việt.

Nhưng không giống như các lần khác, những tính năng của cộng nghệ blockchain đã được khẳng trên thế giới. Những người yêu Bitcoin tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào sự phát triển của nó.

Năm 2018 và 2019, tuy lượt tìm kiếm không tăng vọt nhưng được giữ ở mức ổn định. Thể hiện 1 sự quan tâm có chiều sâu của người Việt, không còn những đợt thổi phồng và những lượt tìm kiếm theo xu hướng như năm 2017 nữa. Mọi thử ổn định trở lại và đang ngày càng khởi sắc.

Và năm 2020 vừa qua là một cột mốc đáng nhớ nhất. Trước ảnh hưởng của đại dịch, chẳng ai dám nghĩa đến một tương lai tốt đẹp cho đồng tiền điện tử vốn đang nhận được nhiều sự hoài nghi. Thế nhưng mọi chuyện đã khác, vực dậy sau khủng hoảng kinh tế hồi tháng 3, Bitcoin đã chứng minh mình là tài sản trú ẩn an toàn và là hàng rào chống lạm phát tốt. Minh chứng cho điều đó, lượt tìm kiếm Bitcoin tăng vọt trong tháng 11 khi giá của nó chạm các ngưỡng kháng cự quan trọng. Và hiện tại xu hướng tìm kiếm đang ngày càng cao hơn. Không còn là sự tò mò, cái mà người ta tìm kiếm chính là cách đầu tư Bitcoin.

Cũng theo Khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista năm 2020, Việt Nam bất ngờ đứng thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo với 21% người được hỏi cho biết đã từng sử dụng hoặc sở hữu tiền ảo, đứng đầu trong danh sách là Nigeria – nền kinh tế lớn nhất châu Phi với 32%.

Tương lai của tiền điện tử ở Việt Nam trong năm 2021

Khi bắt đầu bước sang năm 2021, nhiều người lo ngại về một “Bong bóng Bitcoin” sẽ bùng nổ. Tuy nhiên, trái ngược với bi quan, thị trường tiền điện tử lại liên tục đón nhận các tin hấp dẫn. Như việc paypal chấp nhận tiền điện tử, các quỹ lớn đầu tư và tích trữ Bitcoin, các quốc gia bắt đầu nghiên cứu về tiền điện tử..v.v. Gần đây nhất vào ngày 23/03, Tesla đã chính thức thông báo khách hàng của họ tại Mỹ có thể mua xe điện bằng tiền ảo Bitcoin. Tất cả đã tạo nên một sức hút vô cùng lớn đối với bitcoin.

Tính đến thời điểm hiện tại, giá Bitcoin đang trải qua một giai đoạn đi ngang quanh mức 56.000 USD/BTC sau khi thiết lập đỉnh giá mới tại mức 63.000 USD. Các đồng tiền thay thế khác như Ethereum, Ripple, hay một đồng coin mới nổi gần đây như Dogecoin cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong một thời gian ngắn. Để xem trước sự khởi sắc này, chúng ta sẽ cùng chờ đợi xem những dự đoán về tiềm năng tăng giá của tiền điện tử cũng như các vấn đề liên quan đến pháp lý của tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay sẽ được cải thiện như thế nào trong nửa cuối còn lại của năm 2021 nhé.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận