skip to Main Content

Tâm lý giao dịch forex: đừng bao giờ đánh thấp quản trị rủi ro

Đánh giá rủi ro trong giao dịch Forex là một trong những thách thức lớn nhất đối với các Trader. Quản trị rủi ro là một vấn đề lớn không chỉ riêng đối với thị trường Forex mà bất kỳ ngành nghề nào cũng phải đối mặt khi lập kế hoạch hoạt động. 

Sự quyến rũ của các mức lợi nhuận quá lớn có thể sẽ khiến các nhà đầu tư mờ mắt mà quên đi quản trị rủi ro. Chính các mức lợi nhuận khủng này là thứ đầu tiên giết chết tài khoản đầu tư của họ. Sai lầm được kích hoạt từ việc thiếu lý trí khi nhìn thấy một khoản lợi nhuận kếch sù.

Thật xấu hổ khi chúng ta chấp nhận một mức rủi ro quá lớn, và sau khi cháy tài khoản lại đi đọc một số các bài viết về cách sai lầm và rồi tiếp tục… sai lầm.

Dưới đây là một vài vấn đề về quản trị rủi ro mà Tô chân thành khuyên bạn:

1. Làm chủ được – mất trong mỗi giao dịch

Trong thị trường Forex, nếu bạn chỉ tập trung duy nhất vào một thứ: LỢI NHUẬN. Mà không dành đủ thời gian để xem xét các mức ảnh hưởng về tâm lý thị trường hay sự biến động Quá lớn của một cặp tiền.

Tôi lấy ví dụ: Với các cặp tiền có biên độ biến động cực lớn như GBP/NZD hoặc GBP/AUD, nếu bạn chỉ mong muốn kiếm một khoản lợi nhuận nhỏ từ 30pips/ngày và rủi ro là bạn chấp nhận mất 30pips/ngày thì phần rủi ro sẽ tăng lên rất nhiều.

Ví dụ cụ thể:

Biến động trung bình 1 ngày của GBP/NZD là 130pips.

Tâm lý giao dịch forex: đừng bao giờ đánh thấp quản trị rủi ro
Biến động trung bình 1 ngày của GBP/NZD

Biến động trung bình một phút của GBP/NZD là 3 pips.

Tâm lý giao dịch forex: đừng bao giờ đánh thấp quản trị rủi ro
Biến động trung bình một phút của GBP/NZD

Như vậy, nếu mức Stop Loss của bạn chỉ là 30pips và trong một xu hướng mạnh bất thường, chỉ cần 10 nến M1 đi ngược chiều mạnh trong cùng 1 thời điểm – tức trong vòng 10 phút, bạn hoàn toàn có thể bị đá Stop Loss.

Chính vì vậy, Tôi khuyên bạn nên:

1. Xác định số pips biến động trong ngày để biết khả năng tăng giảm tối đa một ngày cặp tiền sẽ có thể đi lên hoặc đi xuống.

2. Xác định rõ số tiền mà bạn sẽ mất và được trong giao dịch đó.

3. So sánh số tiền đó với số vốn hiện có của bạn xem mức rủi ro là bao nhiêu phần trăm.

Ví dụ nếu số tiền mất/Tổng vốn mà lớn quá 5% thì nên xem xét lại số Lot và sức chịu của vốn. Nếu vốn của bạn nhỏ hơn 200 thì một lệnh 0.01 hoặc 0.02 mà chấp nhận mất 50pips/giao dịch thì số tiền bạn mất sẽ vào khoảng 10$ tức là vào khoảng 5%. Nếu vốn lớn hơn, con số này sẽ giảm xuống.

Việc làm này sẽ giúp bạn làm chủ được cảm xúc rằng bạn sẽ không bị cháy tài khoản nếu bị đá Stop Loss và bạn chấp nhận việc đó, quên nó đi để làm việc khác. Nó cũng giúp bạn quản lý được các rủi ro trong giao dịch.

2. Đừng bao giờ quên về khối lượng giao dịch

Sai lầm thứ hai này là một sai lầm cực kỳ lớn không chỉ riêng với nhà giao dịch mới, mà còn cả với nhà giao dịch kinh nghiệm.

Với nhà giao dịch mới, Họ khi mất nhiều thì khối lượng giao dịch càng lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tài khoản bốc hơi nhanh hơn.

Còn với nhà giao dịch đầy kinh nghiệm, khi họ có một chuỗi giao dịch toàn thắng, sự chủ quan bắt đầu và khối lượng giao dịch của họ bắt đầu tăng lên.

Khối lượng giao dịch tăng lên đồng nghĩa với việc họ bắt đầu sao nhãng quản lý rủi ro tài khoản.

Bài học mà chúng ta làm tình với các con số không phải là: Nếu tôi mất 10% tài khoản, mà bài học chính xác phải là nếu tôi mất 50% tài khoản, thì tôi phải dùng 100% số vốn còn lại để hoà vốn.

Lời khuyên đó là hãy luôn tuân thủ hệ thống quản trị rủi ro trong giao dịch của bạn.

Hãy in dòng chữ này ra và dán ngay trước bàn làm việc của mình nếu bạn không thể làm chủ: KIỂM SOÁT RỦI RO! KIỂM SOÁT RỦI RO! KIỂM SOÁT RỦI RO!

Tôi không quan tâm tới các mức biến động quá lớn. Tôi luôn nhắc nhở mình: “KHÔNG CHIẾN THẮNG QUÁ NHIỀU – QUÁ NHANH – QUÁ DỄ DÀNG” vì nó có thể làm tôi chủ quan và quên đi Quản trị rủi ro.

Tâm lý giao dịch forex: đừng bao giờ đánh thấp quản trị rủi ro
Tính rõ ràng Được – Mất trong giao dịch Forex

Hãy luôn làm chủ khối lượng và tuân thủ quy tắc khối lượng giao dịch do bạn đặt ra.

Tôi luôn giao dịch không quá 0.03 Lot/Lệnh giao dịch. Và cắt lệnh từng phần đúng chiến lược. Dù vốn của tôi có tăng lên và giá trị rủi ro/Tổng vốn mỗi ngày một giảm xuống đó là điều đáng mừng, nhưng nó không bao giờ đồng nghĩa với việc TĂNG KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH.

Luôn nhớ điều đó để không bao giờ bị sa lầy vào vũng bùn quản trị rủi ro!

Chúc bạn giao dịch thành công!

Theo tohaitrieu

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận