skip to Main Content

Sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đa dạng và phổ biến, được nhiều người quan tâm. Vậy, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Hãy cũng Investing.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) là khoản đầu tư của một công ty hay một cá nhân nào đó từ một quốc gia khác vào Việt Nam. Thông thường, FDI diễn ra khi một nhà đầu tư nước ngoài thiết lập hoạt động kinh doanh hoặc mua tài sản kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, nhà đầu FDI có quyền sở hữu, và quản lý công ty mà họ đầu tư vào.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài khác với hình thức đầu tư danh mục – trong đó, nhà đầu tư chỉ mua cổ phần của các công ty có trụ sở nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện tại các nền kinh tế mở, cung cấp lực lượng lao động lành nghề và triển vọng tăng trưởng trên trung bình cho nhà đầu tư. Trong khi đó, các nền kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ lại không có được những yếu tố đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường liên quan đến vấn đề hơn là chỉ đầu tư vốn. Nó có thể bao gồm các quy định của quản lý và vấn đề công nghệ. Đặc điểm chính của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là cung cấp quyền kiểm soát, quyền tham gia vào quyết định của doanh nghiệp Việt Nam mà các nhà đầu tư chọn lựa.

Phân loại

Đầu tư trực tiếp  nước ngoài tại Việt Nam thường được phân thành 3 loại: đầu tư theo chiều ngang, đầu tư theo chiều dọc và đầu tư theo tập đoàn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang là khi các nhà đầu tư thiết lập các hình thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam giống với hình thức kinh doanh ở nước sở tại. Ví dụ, một nhà cung cấp điện thoại di động có trụ sở tại Hoa Kỳ mở một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại quốc gia khác như Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc là hình thức đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm. Chẳng hạn như khi một công ty sản xuất ở Trung Quốc muốn tìm kiếm một đơn vị chuyên cung cấp than đá tại Việt Nam, họ sẽ bỏ ra một khoản tiền vào công ty đó như một khoản FDI.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tập đoàn là khi một công ty hay cá nhân đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam mà không có sự liên quan về hoạt động kinh doanh với công ty nước sở tại. Lý do đó là các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm về kĩnh vực, ngành kinh doanh đó, nên họ chọn hình thức liên doanh với công ty nước ngoài đã có kinh nghiệm hoạt động.

Sức hút, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Theo bản phân tích tình hình kinh tế tài chính khu vực ASEAN của Tổng giám đốc Quản lý và tư vấn đầu tư nước ngoài thuộc ngân hàng UOB (United Overseas Bank), Việt Nam được đánh giá là ngôi sao sáng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đông Nam Á.

Theo tác giả bài viết, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam không ngừng tăng trong những năm gần đây. Số liệu thống kê của Hội nghị về thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam đã thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên tới 16 tỷ USD trong năm 2018.

Không chỉ vậy, theo Tổng cục Thống kê , đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến ngày 20/10 thu hút 3.094 dự án cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt hơn 12,8 tỷ USD. So với 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 25,9% về số dự án nhưng giảm 14,6% về số vốn đăng ký.

Bên cạnh đó, có 1.145 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư so với số vốn tăng thêm, đạt gần 5,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 10 tháng năm nay đã đạt hơn 18,3 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn FDI ngoài thực hiện 10 tháng ước tính đạt 16,2 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2018 và cao nhất trong giai đoạn 2015-2019.

Trong 10 tháng còn có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó có 1.673 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là hơn 6,5 tỷ USD và 5.836 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 4,3 tỷ USD.

Tổng cục Thống kê đánh giá, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giữ đà phát triển với số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Sau hơn 30 năm mở cửa hội nhập quốc tế, đến nay vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và là nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội; tạo động lực phát triển các khu vực kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút FDI của Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong lựa chọn các dự án đầu tư theo hướng tăng trưởng kinh tế bền vững.

Vậy là, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam bao gồm khái niệm, phân loại và thực trạng. Hi vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã hiểu thêm về hình thức đầu tư này. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút đầu tư mới tại Đông Nam Á

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận