skip to Main Content

Sự thật thì các chỉ báo kỹ thuật (technical indicators) chỉ báo cái gì?

Chúng tôi xin chia sẻ bài viết của tác giả Brandon Wendell, CMT của trang Online Trading Academy sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách ứng dụng chỉ báo kỹ thuật (technical indicators) thay vì chỉ dùng indicator để vào lệnh theo chuỗi điều kiện cho trước như chúng ta thường dùng.

Các chỉ báo kỹ thuật đã rất phổ biến trong cộng đồng trader và có thể giúp bạn đọc price action (hành động giá), tuy nhiên bạn, chỉ nên sử dụng chúng như một công cụ hỗ trợ hơn là công cụ quyết định chính xác. Một công cụ hỗ trợ chỉ là một phần trong hệ thống giao dịch, nó sẽ giúp bạn gia tăng tỉ lệ thắng khi vào lệnh, không phải là một tín hiệu để cho bạn ra quyết định vào lệnh dứt khoát.

Các lệnh giao dịch nên được thực thi dựa trên quá trình chúng ta phân tích giá và dựa vào các vùng cung – cầu (supply demand). Bất kể khi nào tôi bắt đầu thảo luận về chỉ báo kỹ thuật, tất cả mọi người đều hỏi tôi loại nào là loại mà tôi ưa thích nhất. Tôi lúc nào cũng thấy những khuôn mặt tuyệt vọng và chán nản mỗi khi tôi nói với họ: “Chỉ xem chart trơn thôi”.

Bạn cần hiểu rằng các chỉ báo kỹ thuật được xây dựng dựa trên dữ liệu giá quá khứ và thỉnh thoảng có liên quan đến khối lượng giao dịch (volume) của giá. Nếu bạn nhận ra tính hệ thống của chỉ báo, bạn sẽ biết mối liên hệ giữa chuyển động của giá và cách mà chỉ báo cho bạn tín hiệu vào lệnh. Khi bạn có thể làm được những điều này, bạn sẽ có thể tiên đoán được tín hiệu của các chỉ báo kỹ thuật thậm chí trước khi nó xuất hiện. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn, đi trước hành động của những trader phụ thuộc vào chỉ báo để buy hay sell. Ví dụ về chỉ báo Stochastic sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm nói trên.

Stochastic

Stochastic indicator cơ bản chỉ nói cho bạn biết sự liên quan giữa giá đóng cửa trong một chu kỳ so với biên độ dao động của giá trong chu kỳ đó.

Divergence (tín hiệu phân kỳ) trong Stochastic

Khi xu hướng (trend) tăng, giá sẽ hình thành các đỉnh cao hơn (higher highs) và đáy cao hơn (higher lows), indicator cũng phải có dạng tương tự (tương đồng về đỉnh cao hơn và đáy cao hơn). Trường hợp ngược lại, khi giá hình thành các đỉnh cao hơn mà indicator lại hình thành đỉnh thấp hơn thì xu hướng đó có thể đã đến thời điểm đảo chiều.

Tưởng tượng có một chiếc xe. Nếu bạn tiếp tục nhấn gas, xe sẽ càng tăng tốc và đi nhanh hơn. Một khi bạn bỏ chân ra khỏi pedal, động lượng của chiếc xe sẽ chậm dần và chiếc xe cuối cùng sẽ dừng lại. Điều này tương tự như tín hiệu divergence. Sự di chuyển của chiếc xe chính là giá thị trường và chiếc pedal chính là indicator, nếu thiếu áp lực đè lên, chiếc xe không thể di chuyển được nữa.

Có 2 dạng divergence: dạng positive (đảo chiều tăng) và dạng negative (đảo chiều giảm).

Positive divergence là tín hiệu về điểm cuối của trend giảm. Với positive divergence, giá sẽ tạo các đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn với trend giảm, tuy nhiên indicator lại ngược lại, tạo các đáy cao hơn.

Tín hiệu phân kỳ của indicator sẽ cho chúng ta thấy dù giá vẫn đang đi theo trend, chúng cũng sẽ có momentum giảm dần và hầu như sẽ bị chững lại, điều chỉnh hoặc thậm chí là đảo chiều. Các bạn có thể nhìn chart bên dưới để dễ hiểu:

Tín hiệu phân kỳ negative báo hiệu sự đảo chiều của trend tăng. Nó xuất hiện khi giá tạo các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn trong khi indicator lại tạo các đỉnh thấp hơn (lower highs). Hiện tượng này chứng tỏ sự yếu đi của trend do giá đã giảm động lượng.

Các trader có thể sử dụng indicators để ra quyết định giao dịch nhưng chỉ khi nào ta nắm được cách sử dụng chúng một cách phù hợp.

Sẽ có rất nhiều các yếu tố bạn cần phải xác định trước khi bạn đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác. Nhìn vào divergence để xác nhận cú trade sau đó kết hợp với price action có thể là cách tốt nhất mà bạn nên sử dụng khi trade.

Theo PinkBlockchain

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận