skip to Main Content

Sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt

  1. Đầu tư cổ phiếu theo phong cách CANSLIM
  2. Tổng quan về phương pháp đầu tư Canslim
  3. Phương pháp xác định xu hướng thị trường chung
  4. Cách lựa chọn phân khúc thị trường, các nhóm công nghiệp để tìm kiếm cổ phiếu
  5. Các yếu tố cơ bản cần quan tâm khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư
  6. Sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt
  7. Tầm quan trọng của khối lượng giao dịch và vai trò của các tổ chức lớn
  8. Phương pháp nhận biết thời điểm thị trường chạm đỉnh
  9. Phương pháp nhận biết thời điểm thị trường chạm đáy
  10. Kỹ luật cutloss 8% giúp bạn giảm thiểu thua lỗ khi thị trường sụt giảm
  11. Đầu tư dựa trên các quy tắc, không dựa vào cảm xúc

Chỉ số sức mạnh giá tương đối (Relative Strength) có thể làm các nhà đầu tư lúng túng nhưng thật sự lại rất có ích. Trong bài học dưới đây, William O’neil giải thích chi tiết chỉ số sức mạnh giá tương đối, hướng dẫn cách sử dụng nó và xoá bỏ những nhận thức sai lầm của nhiều nhà đầu tư.

Tầm quan trọng của chỉ báo sức mạnh giá tương đối

Sức mạnh giá tương đối là chỉ báo kỹ thuật quan trọng cho bạn biết giá trị mà thị trường định ra cho một cổ phiếu. William O’neil đã tính toán chỉ số sức mạnh giá tương đối bằng cách tính tỷ lệ phần trăm thay đổi của giá năm trước và giá hiện tại của một cổ phiếu, sau đó so sánh với các cổ phiếu khác trong cùng khoảng thời gian. Giống như chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, chỉ số sức mạnh giá tương đối cũng được xếp hạng từ 1 đến 99 với 99 là mức cao nhất.

Sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt

Trong các nghiên cứu về tất cả những cổ phiếu sáng giá từ năm 1953, sức mạnh giá tương đối của những cổ phiếu hoạt động xuất sắc (tăng giá mạnh trong khoảng một vài trăm đến một vài nghìn phần trăm) là 87. Điều đó nghĩa là những cổ phiếu này hoạt động tốt hơn 87% so với các cổ phiếu khác trong năm trước.

Bạn có thể sử dụng bảng cổ phiếu trên tờ Investor’s Business Daily để biết được chỉ số sức mạnh giá tương đối của mỗi cổ phiếu trong từng ngày giao dịch, qua đó lựa chọn cho mình cổ phiếu hiệu quả để đầu tư.

Chỉ số sức mạnh giá tương đối được sử dụng để lựa chọn các cổ phiếu như thế nào?

William O’neil khuyên các nhà đầu tư nên giới hạn lựa chọn vào các cổ phiếu thể hiện chỉ số sức mạnh giá tương đối là 80 hoặc cao hơn. Như thế có nghĩa là bạn sẽ lựa chọn các công ty trong tốp 20% hoạt động tốt. Những cổ phiếu sáng giá thật sự sẽ có sức mạnh giá tương đối là 85% trở lên. Nhờ xem xét sức mạnh giá tương đối, bạn có thể bỏ qua một lượng lớn cổ phiếu hạng thấp làm giảm hiệu quả đầu tư của bạn.

William O’neil chia sẻ rằng ông sẽ không bao giờ cố mua hay giữ lại các cổ phiếu có sức mạnh giá tương đối thấp hơn 70.

Ngoài việc sử dụng sức mạnh giá tương đối, bạn nên theo dõi đường sức mạnh giá tương đối của cổ phiếu (có trên các biểu đồ), được thể hiện dưới đường giá cổ phiếu.

Sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt

Khi muốn mua 2 hoặc 3 cổ phiếu nào đó, ông cũng thường chọn cổ phiếu có góc hướng lên cao nhất ở đường sức mạnh giá tương đối trên biểu đồ.

Bạn không nên mua những cổ phiếu có đường sức mạnh giá tương đối giảm trong 6 đến 12 tháng gần đây.

Bạn có thể tìm hiểu cổ phiếu thông qua công ty phát hành nó. Cần có ít nhất một cổ phiếu khác trong cùng nhóm ngành cũng thể hiện sức mạnh giá tương đối cao. Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ cổ phiếu mạnh nào khác trong nhóm hoặc, đó là cổ phiếu của một nhóm, một ngành đang hoạt động kém, bạn cần lựa chọn lại. Chỉ mua cổ phiếu của nhóm ngành hàng đầu.

Sức mạnh giá tương đối có thể giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định bán không?

Sức mạnh giá tương đối là một công cụ tốt xác định cổ phiếu nào trong số cổ phiếu bạn sở hữu thật sự là cổ phiếu hàng đầu. Hàng tháng hay hàng quý, hãy xếp hạng các cổ phiếu của bạn dựa trên sự thay đổi về giá.

Nếu bạn định bán ra, hãy bán những cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả nhất trước. Bạn có thể chú ý vào những ngày thị trường chung giảm giá lớn, các cổ phiếu riêng lẻ nào đi ngược lại khuynh hướng này (tăng giá bất thường trong ngày).

Chuyện gì xảy ra nếu một cổ phiếu có sức mạnh giá tương đối cao lại giảm giá ngay sau khi mua nó? 

Nếu cổ phiếu bạn mua giảm giá, đừng mua thêm. William O’neil chia sẻ bạn nên bán cổ phiếu khi giá cổ phiếu đó giảm 8% so với giá mua ban đầu để bảo vệ mình khỏi thua lỗ. Đó là quy tắc số 1. Mua thêm khi cổ phiếu sụt giá rất nguy hiểm. Đôi khi bạn nên tránh xa loại cổ phiếu này.

Nếu bạn mua một cổ phiếu đang trên đà giảm giá ở mức 50 đô-la một cổ phiếu và sau đó mua thêm ở mức 45 đô-la, bạn sẽ làm gì khi nó giảm xuống mức 40 đô-la và thậm chí là 35 đô-la? Nếu nó không tăng giá trở lại thì sao? Sẽ khôn ngoan hơn khi tính mức giá tăng trung bình nếu cổ phiếu tăng giá. Bạn nên đầu tư vào các cổ phiếu có chỉ số sức mạnh tương đối cao, đừng đầu tư vào các cổ phiếu biến động giá đi xuống.

Nếu một cổ phiếu có sức mạnh giá tương đối trong khoảng 80 hoặc 90 trong nhiều tháng, và rồi bắt đầu giảm xuống 70 thì nên đánh giá lại cổ phiếu đó và xem xét việc bán ra.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số sức mạnh giá tương đối mà William O’Neil đã áp dụng trong chiến lược giao dịch của mình. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng chỉ số hữu ích này và áp dụng một cách hiệu quả khi tham gia thực chiến trên thị trường chứng khoán. Chúc các bạn thành công! 

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận