skip to Main Content

Social trading là gì? Có nên đầu tư hay không?

Social trading là gì?

Social trading (giao dịch xã hội) đôi khi cũng được gọi là social investing, là một trong những giải pháp đầu tư thế hệ mới sinh ra nhờ công nghệ Web 2.0. Nó cho phép chúng ta có thể sao chép tự động các giao dịch được thực hiện bởi một hoặc nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp trong một mạng lưới như một mạng xã hội. Từ đó, bạn có thể lặp lại kết quả của những thành viên khác, ngay cả khi bạn không có nhiều kiến thức và thời gian để tham gia thị trường.

Nếu như mạng xã hội Facebook là nơi mọi người chia sẻ tin tức, hình ảnh về bản thân mình với những người khác, thì mạng đầu tư xã hội cũng hoạt động tương tự, nhưng mọi người chia sẻ các lệnh giao dịch của mình thay vì những tin tức.

social trading là gì

Social trading ban đầu được sinh ra và phát triển chủ yếu phục vụ cho thị trường ngoại hối (forex) cùng với việc sử dụng nền tảng MetaTrader. Cho đến hiện tại thì social trading trong forex vẫn là ứng dụng rộng rãi nhất, tuy nhiên một số sàn giao dịch xã hội (như eToro chẳng hạn) đã tiên phong trong việc phát triển sang các sản phẩm khác như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, trái phiếu…v..v và tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho mọi người.

Ai tham gia vào social trading

Trong social trading, người sao chép thường được gọi là follower, còn các nhà đầu tư có kinh nghiệm được người khác sao chép được gọi là leader.

Khi tham gia social trading, các nhà đầu tư follower vừa có thể sao chép trực tiếp kết quả của leader, vừa có thể tương tác, trao đổi thông tin và nhận được các cập nhật mới nhất từ leader của mình.

Đây có thể nói là một sân chơi có lợi cho cả 3 bên: follower, leader và sàn giao dịch xã hội.

Với các follower, họ có thể kiếm được lợi nhuận từ sao chép mà không tốn nhiều thời gian, công sức và không đòi hỏi có kiến thức sâu về thị trường.

Với các leader, thay vì tự giao dịch với số vốn của bản thân, họ kiếm được thêm lợi nhuận từ việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hưởng một phần hoa hồng đến từ những follower đang sao chép mình.

Với sàn giao dịch xã hội, họ có thêm nhiều hơn các thành viên tham gia thị trường và mở nhiều lệnh hơn so với cách thức truyền thống. Một phần phí thu được từ lệnh sao chép của các follower cũng thường được chia sẻ cho các leader để khuyến khích họ tiếp tục chơi tốt.

Như vậy, với mỗi cá nhân, chúng ta có thể lựa chọn tham gia social trading bằng cách trở thành follower, nếu bạn muốn kiếm tiền từ thị trường mà không cần tự giao dịch. Hoặc bạn cũng có thể trở thành leader nếu bản thân bạn có kỹ năng và lịch sử giao dịch tốt. Ngay ở Việt Nam, có những leader đã thành công với số follower lớn và tổng số vốn đang quản lý của họ lên đến hàng triệu USD.

Ưu điểm của social trading so với giao dịch truyền thống

Không phải ngẫu nhiên mà social trading trở thành một hiện tượng mới trong giới đầu tư toàn cầu. Khi tham gia vào giao dịch xã hội, bạn sẽ nhận thấy nó có nhiều ưu điểm hơn bạn nghĩ, so với tự giao dịch hay dịch vụ ủy thác kiểu truyền thống.

dịch vụ social trading uy tín

1. Tính minh bạch

Với loại hình ủy thác thông thường, bạn không có cơ sở nào để quyết định lựa chọn đối tác ngoài những lời quảng cáo. Mọi dịch vụ đều nói rằng phương pháp đầu tư của họ rất an toàn và có hiệu quả vượt trội. Những lời quảng cáo này đôi lúc khiến bạn tự hỏi “Nếu công ty này giỏi như vậy sao họ không tự đầu tư để kiếm tiền mà lại phải mở dịch vụ làm gì vậy nhỉ?”

Trong social trading, tính minh bạch là một trong những ưu tiên hàng đầu, toàn bộ lịch sử giao dịch của leader sẽ được công khai để nhà đầu tư khác chọn lựa. Kết quả từng tháng, mức độ rủi ro, các loại sản phẩm đầu tư, phong cách chơi, sụt giảm tối đa… thậm chí thông tin chi tiết về từng lệnh cùng thời gian và kết quả chi tiết sẽ đều được công bố cụ thể.

Một vài người có thể nghi ngờ về những kết quả này, nhưng chắc chắn họ sẽ nhanh chóng chấp nhận chỉ sau vài ngày sao chép, khi thấy các kết được công bố của leader hoàn toàn trùng khớp với các lệnh đã được mở trên tài khoản của mình.

2. Khả năng kiểm soát

Nếu như đầu tư ủy thác truyền thống, bạn phải đưa tiền (hoặc tài khoản giao dịch) của mình cho một dịch vụ khác và đôi khi không thể kiểm soát được rủi ro, thì tại đây bạn luôn có toàn quyền kiểm soát các mọi hoạt động của leader đang được diễn ra với số tiền của bạn.

Hầu hết các mạng giao dịch cho phép bạn toàn quyền xem lịch sử, can thiệp vào từng lệnh và thậm chí ngắt tính năng sao chép bất cứ lúc nào.

Đồng thời tiền trong tài khoản cũng sẽ luôn là của bạn, bạn không cần chuyển tiền của bạn cho bất kỳ ai và không cần lo lắng về việc mất tiền hay bị lộ tài khoản.

3. Tính hiệu quả

Có thể bạn cũng biết rằng cứ 10 nhà đầu tư tham gia thị trường thì có đến 9 người trong số họ phải chịu thua lỗ, tỷ lệ này thậm chí còn lớn hơn với các nhà đầu tư mới gia nhập và không có kinh nghiệm.

Có rất nhiều kỹ năng cần phải học để trở thành một trader chuyên nghiệp. Tuy nhiên với social trading, tất cả những gì bạn cần làm là lựa chọn các leader uy tín và thành công. Các leader hàng đầu thường có những kết quả rất ấn tượng, vì họ đến từ nhiều nơi trên thế giới và có kỹ năng tốt hơn phần lớn mọi người. Kết quả của họ có thể từ 15% cho đến 100, 200% một năm hoặc cao hơn, nhưng dù sao chúng tôi tin rằng kết quả này tốt hơn phần lớn các nhà đầu tư không chuyên.

Bạn cũng nên xác định rõ rằng leader tăng trưởng càng mạnh thường đi cùng với phong cách giao dịch càng rủi ro hơn. Vì vậy, bạn cần xác định rõ mức rủi ro mà mình có thể chấp nhận, đi kèm với một mục tiêu hợp lý thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận cao nhất.

4. Tối ưu chi phí

Nhờ ứng dụng công nghệ, social trading mang lại một mức phí dễ chịu hơn rất nhiều so với giải pháp truyền thống. Các dịch vụ gửi tiền đầu tư có thể lấy đi của bạn từ 10 – 50% lợi nhuận và đôi khi có một số loại phí như kiểu phí “quản lý tài sản”. Kết quả là sau cả năm trời, bạn chẳng kiếm được là bao mà chỉ có dịch vụ ủy thác là giàu lên trông thấy.

Còn với giải pháp giao dịch xã hội, bạn sẽ mất thêm chi phí rất nhỏ, và thậm chí là hoàn toàn miễn phí về phương diện sao chép. Vì các sàn giao dịch đã thu được hoa hồng của họ khi các lệnh sao chép được thực hiện, nên họ không cần thu thêm phí sao chép hay yêu cầu bạn chia sẻ lợi nhuận nữa.

Ngoài ra, một số mạng social trading cũng không đòi hỏi bạn phải chạy máy tính bật liên tục, (một số khác dùng nền tảng Meta Trader vẫn có thể yêu cầu), điều này khiến bạn không phải đầu tư một khoản tiền ban đầu hay thiết bị phức tạp.

Tôi có nên đầu tư social trading không?

Nếu bạn là một trader chuyên nghiệp và có nhiều thời gian giao dịch, social trading có vẻ không cần thiết lắm với bạn. Nhưng với hầu hết mọi người, chúng ta đều không có đủ thời gian và khả năng để tự giao dịch toàn thời gian. Lúc này, social trading sẽ là một lựa chọn tối ưu:có nên đầu tư social trading không

  • Bạn có thể bắt đầu với số vốn nhỏ
  • Hãy sử dụng một dịch vụ social trading tốt và uy tín
  • Sàng lọc và lựa chọn một số leader hàng đầu theo tiêu chí phù hợp
  • Phân bổ vốn vào các leader đó, cài đặt mức bảo vệ
  • Theo dõi và điều chỉnh phân bổ vốn nều cần
  • Tổng hợp kết quả và thu về lợi nhuận.

Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về social trading, bạn có thể gặp nhân viên hỗ trợ của Investing để được tư vấn. Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn về từng bước để trở thành một social trader chuyên nghiệp và thành công.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận