skip to Main Content

Rủi ro biến động thị trường ảnh hưởng như thế nào đến các trader Forex?

  1. Quản lý vốn trong giao dịch Forex (Level 3)
  2. 4 nguyên tắc quản lý rủi ro nhà đầu tư forex nên tuân thủ
  3. Cách tính toán rủi ro trong giao dịch forex
  4. Khối lượng vào lệnh (Position size) và cách tính toán khối lượng vào lệnh hợp lý
  5. Chặn lỗ (Stoploss) và tầm quan trọng của nó trong quản lý vốn forex
  6. Các phương pháp thiết lập điểm chặn lỗ trong giao dịch Forex
  7. Bí quyết đặt Stoploss giúp trader giảm thua lỗ và tăng lợi nhuận
  8. Tìm hiểu tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận trong giao dịch forex
  9. Quy tắc quản lý vốn 2% cho các nhà đầu tư Forex
  10. Rủi ro biến động thị trường ảnh hưởng như thế nào đến các trader Forex?
  11. Ảnh hưởng của tâm lý trong giao dịch Forex
  12. Kinh nghiệm quản lý vốn hiệu quả

Trong lĩnh vực đầu tư, bên cạnh lợi nhuận, rủi ro là yếu tố luôn song hành mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần nhận diện và cân nhắc trước khi ra quyết định. Trên thực tế, kênh đầu tư có khả năng sinh lời càng lớn thì mức độ rủi ro của nó càng cao. Tương ứng với những hình thức đầu tư khác nhau sẽ có các loại rủi ro khác nhau. Đối với các trader forex, rủi ro biến động thị trường có thể được xem là một trong những yếu tố tác động lớn đến lợi nhuận và thua lỗ của một giao dịch. Vậy, rủi ro biến động thị trường là gì và nó tác động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài học dưới đây.

Rủi ro về tin tức

Rủi ro biến động thị trường ảnh hưởng như thế nào đến các trader Forex?

Thị trường forex luôn biến động không ngừng và dễ bị tác động bởi những tin tức quan trọng như quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương, tỷ lệ lạm phát, số lượng người thất nghiệp, cán cân thương mại,… Do đó, việc theo dõi và cập nhật nhanh chóng tin tức, các chỉ số kinh tế và những động thái thái từ thị trường là điều vô cùng cần thiết đối với các nhà giao dịch forex.

Một số tin tức quan trọng ảnh hưởng đến tỷ giá trên thị trường forex:

1. Quyết định về lãi suất của các Ngân hàng Trung Ương

Mỗi tháng, các Ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế thế giới sẽ quyết định mức lãi suất mà họ muốn, liệu nên giữ nguyên, tăng hay giảm ở mức thấp hơn. Kết quả của quyết định này là cực kỳ quan trọng đối với đồng tiền của nền kinh tế. Bởi sự gia tăng lãi suất sẽ tỉ lệ thuận với việc tăng giá của đồng tiền và ngược lại. Ví dụ như, vào ngày 4/3/2020, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố hạ lãi suất khẩn cấp, từ 0,5% xuống phạm vi mục tiêu từ 1,00% đến 1,25% để bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động của dịch Covid-19, giá USD cũng đồng loạt đi xuống.

2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo lạm phát, được sử dụng rộng rãi nhất trong số các chỉ số kinh tế.

Lạm phát cao có nghĩa là đồng nội tệ đang bị mất giá so với hàng hóa đang tiêu dùng trên thị trường. Nếu các chỉ tiêu khác của nền kinh tế cho thấy tình hình lạm phát khó cải thiện thì đồng nội tệ không chỉ ngày càng mất giá so với các hàng hóa trong nước, mà nó còn mất giá mạnh so với các đồng tiền khác.

Nếu lạm phát đang có nguy cơ sắp xảy ra thì sẽ tăng lãi suất để giảm lạm phát, do đó, tiền tệ đôi lúc phản ứng tích cực sau những báo cáo đó. Trong tháng 11 năm 2014, CPI của Canada vượt qua kỳ vọng thị trường là 2,2% và đạt 2,3%, ngay lập tức CADJPY tăng lên mức cao nhất so với 6 năm gần đó.

3. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo của thị trường lao động. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Từ đó, nhu cầu USD giảm và khiến USD giảm giá so với các đồng tiền khác

Ngoài những tin tức nêu trên, còn rất nhiều các sự kiện, công bố khác nữa ảnh hưởng trực tiếp đến giá nội tệ, ngoại tệ như cán cân thương mại, chỉ số bán lẻ, tốc độ tăng trưởng GDP,….

Vì vậy, các trader cần theo dõi các tin tức một cách thường xuyên, phân tích và dự đoán về sự biến động giá trên thị trường forex để có thể chủ động đưa ra các biện pháp và chiến lược giao dịch đúng đắn hơn.

Rủi ro khoảng trống giá (gap risk)

Rủi ro khoảng trống giá là trường hơp giá của một sản phẩm tài chính thay đổi từ mức này sang mức khác mà không có giao dịch ở giữa hai mức giá đó.

Rủi ro biến động thị trường ảnh hưởng như thế nào đến các trader Forex?

Thường thì những biến động kiểu này xảy ra khi một dữ liệu kinh tế, tin tức tốt hoặc xấu được công bố, khiến cho giá mở cửa cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với mức giá đóng cửa của ngày hôm trước.

Đối với các nhà giao dịch chứng khoán, các trader sẽ gặp khoảng trống giá nhiều hơn vì thị trường đóng cửa vào buổi tối và cuối tuần. Còn trên thị trường forex, khoảng trống giá thường ít xảy ra hơn bởi nó cho phép trader giao dịch 24h/ngày và thậm chí là bảy ngày/tuần, do đó, gap thường xuất hiện khi:

  • Sáng thứ 2 đầu tuần
  • Khi có sự kiên gây trấn động mạnh: ví dụ có tin lãi suất hoặc công bố bảng phi nông nghiệp khiến giá tăng/giảm bất ngờ
  • Vào những dịp lễ – khi thị trường đóng cửa hoàn toàn, khối lượng giao dịch bất thường của phiên hôm sau sẽ khiến rủi ro về khoảng trống giá xuất hiện.

Có thể nói, khoảng trống giá xuất hiện ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thu về, đặc biệt là khoảng trống giá giảm có thể khiến cho thua lỗ trở nên trầm trọng hơn.

Ví dụ, trong trường hợp dưới đây, trader A dự đoán xu hướng tăng sắp diễn ra, vì thế, anh ta thực hiện một lệnh BUY tại mức 1.2940 và đặt Stoploss tại 1.2840. Tuy nhiên, thị trường bất ngờ xuất hiện một tin xấu, khiến cho biểu đồ giá của GBP/USD xuất hiện một khoảng trống giá. Mức giá mở cửa của ngày hôm sau giảm xuống chỉ còn 1,2655 và vượt mức Stoploss đã đặt ra trước đó. Do đó, lệnh stoploss không thể kích hoạt và vì thế, thay vì mất 100 pips cho lệnh giao dịch này, mức thua lỗ càng nặng hơn.

Rủi ro biến động thị trường ảnh hưởng như thế nào đến các trader Forex?

Rủi ro thanh khoản (giãn spead)

Khi bạn giao dịch ở một sàn môi giới bất kỳ nào đó, sàn luôn đưa thông tin về Spread của các cặp tiền mà họ cung cấp.

Ví dụ đối với sàn XM, mức Spread đối với cặp tiền tệ EUR/USD từ 0.7 pip (points). Tuy nhiên, đây là mức Spread trong điều kiện thị trường ổn định. Còn khi thị trường bất ổn, bạn sẽ thấy spread của EUR/USD không còn là 0.7 pip nữa, thay vào đó nó có thể tăng lên 2 pip, 5 pip hay thậm chí là vài chục pip. Đó được gọi là giãn spread.

Vậy, giãn spread xảy ra do đâu và khi nào?

Có 2 nguyên nhân cho việc giãn spread:

  • Do quy luật cung cầu: sự chênh lệch giá giữa người mua và người bán giữa các phiên giao dịch
  • Do các sàn môi giới quy định: các sàn có thể tăng thêm nguồn thu bằng cách tăng spread vào các cặp tiền cao hơn so với giá mà các nhà thanh khoản cung cấp. Do đó, khi lựa chọn nhà môi giới để giao dịch, các bạn nên nhắc đến yếu tố này, bởi spread cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về.

Trong quá trình giao dịch, có 2 thời điểm mà giãn spread thường diễn ra, đó là:

  • Thời điểm giao phiên giữa các ngày: Đây là thời điểm mà thanh khoản thị trường rất mỏng, hầu như rất ít người giao dịch tại thời điểm này. Khi thanh khoản thấp, lượng người mua và bán cũng ít đi, khiến cho sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread) cũng cao hơn. Chính vì thế, bạn nên hạn chế giao dịch tại những thời điểm này bởi mức chi phí mà bạn phải trả cho mỗi giao dịch sẽ lớn hơn rất nhiều. Hoặc nếu để lệnh giao dịch qua đêm thì hãy nới stop loss ra 1 chút, đề phòng trường hợp lệnh bị cắt lỗ 1 cách không thương tiếc.
  • Thời điểm công bố tin tức: Trước các thời điểm công bố tin tức, đặc biệt là các tin tức quan trọng như: công bố chỉ số phi nông nghiệp, lãi suất của các ngân hàng trung ương,…thì spread có thể giãn ra cực mạnh. Bởi theo quy luật cung cầu, khi tin tức quan trọng được công bố (tin tốt hoặc xấu) khiến lượng người mua/bán lệch hẳn so với phía còn lại, làm cho chênh lệch giá mua và giá bán tăng lên và ăn vào khoản lợi nhuận thu về.

Có thể nói, đối với các nhà đầu tư tại thị trường Forex, việc theo dõi động thái của tiền tệ là cực kỳ quan trọng. Bởi nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời hay thua lỗ khi họ giao dịch. Sự biến động của tiền tệ tại thị trường này buộc các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng để từ đó chủ động phòng tránh rủi ro và đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận