skip to Main Content

Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất

Vùng Hỗ trợ – Support và vùng kháng cự – Resistance là hai thuật ngữ rất quan trọng trong thị trường Forex, Thị trường chứng khoán. Có rất nhiều bài viết, nội dung chia sẻ về vấn đề này nhưng để hiểu rõ bản chất của Kháng cự, Hỗ trợ và lựa chọn Vùng kháng cự – Vùng hỗ trợ chính xác, chúng ta cần hiểu một vài vấn đề để đưa ra quyết định chính xác.

Ngoài ra Kháng cự và Hỗ trợ cũng là một trong những tín hiệu bổ xung rất nhiều cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action, sử dụng Mô hình nến Nhật như một chiến lược giao dịch thì Support và Resistance lại càng quan trọng hơn.

Một tín hiệu sẽ không giúp bạn đủ căn cứ và tâm lý tự tin để lựa chọn thời điểm chính xác. Nhưng nếu nhiều tín hiệu cùng xuất hiện thì đó hẳn phải là một thời điểm tốt để ra quyết định vào lệnh.

1. Tầm quan trọng của vùng kháng cự và vùng hỗ trợ

Vùng Hỗ trợ và vùng kháng cự rất quan trọng trong giao dịch. Độ tin cậy của nó thay đổi một chút từ thị trường này sang thị trường khác. Trong thị trường ngoại hối – Forex, vùng hỗ trợ và vùng kháng cự rất quan trọng, nhưng không đáng tin cậy như trong thị trường chứng khoán.

Lý do là vì các nhà giao dịch nhỏ lẻ chỉ chiếm khoảng 15% thị trường Forex. Ví dụ như khi một ngân hàng lớn hoặc công ty quốc tế cần phải mua một lượng tiền Euro lớn, họ không thể quan tâm liệu Euro có đang ở mức tỷ giá tốt để mua hay không. Họ sẽ có thể đặt lệnh mua và ngay lập tức nhận lượng Euro họ có nhu cầu.

Nếu mua đủ Euros, nguồn cung giảm đáng kể, và nhu cầu tăng lên, làm cho đồng Euro tăng lên liên quan đến bất kỳ loại tiền tệ khác mà nó được kết hợp với. Loại giao dịch này có thể làm cho đồng Euro, hoặc bất kỳ loại tiền tệ khác, tăng đột biến và đây cũng chính là một điểm cấu trúc quan trọng trên thị trường.

Tất cả những gì được nói đến ở trên để bạn thấy rằng, Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự vẫn là một trong những chỉ số kỹ thuật hàng đầu quan trọng nhất trong thị trường ngoại hối, hay bất kỳ thị trường nào khác, vì vậy bạn nên học cách sử dụng nó một cách chính xác.

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ: Vùng hỗ trợ – Vùng kháng cự trong giao dịch Forex và Binary Option, thị trường chứng khoán bởi vì đối với chúng tôi, Kháng cự, hỗ trợ không phải là một đường thẳng, một điểm, mà nó là một Vùng giá nhất định.

2. Những sai lầm của người mới khi chọn vùng hỗ trợ và vùng kháng cự

Các nhà đầu tư mới ít khi chú ý tới việc lựa chọn và xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tốt để chọn điểm vào lệnh tỷ lệ Win cao. Bản thân chúng tôi khi mới bắt đầu giao dịch cũng mắc sai lầm như thế. Sau đó, chúng tôi đã thử vài hệ thống, các chỉ báo, Indicator để giao dịch dựa vào hỗ trợ và kháng cự, và nhận ra rằng chúng tôi đã mất rất nhiều tiền trong những năm qua vì sự lười biếng của chúng tôi khi không chịu tìm hiểu và xác định các vùng tốt cho chiến lược giao dịch của mình.

Đó cũng là lẽ thường trong tự nhiên bởi con người ai cũng tin vào những gì mình biết, ít khi tự tìm ra điểm mù của bản thân để khắc phục. Nhưng khi đụng tới đồng tiền, và quyết tâm để trở thành một nhà đầu tư và coi Forex, Binary Option như là một nghề thì chúng ta cần thực sự nghiêm túc trong việc này. Bằng cách tự tìm ra điểm mù, phân tích lệnh, phân tích biểu đồ và đem nó đi chia sẻ với Cộng đồng chúng tôi từng bước hoàn thiện và hạn chế các lỗi bản thân gặp phải khi giao dịch và cho tỷ lệ Win tốt hơn.

Vấn đề là không phải tất cả mọi thứ trong kinh doanh có thể kiểm soát và làm được như lý thuyết. Lựa chọn vùng hỗ trợ và kháng cự tốt là sự kết hợp của các quy tắc cố định, kiến ​​thức về cách hoạt động của thị trường, kinh nghiệm giao dịch và ý thức kỷ luật chung.

Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư mới sử dụng hỗ trợ và kháng cự là khi họ lần đầu tiên bắt đầu biết đến hỗ trợ và kháng cự, họ có xu hướng xem mọi đỉnh và mọi đáy như là mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng. May mắn thay, lỗi này rất dễ sửa chữa. (Xem hình dưới)

Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Lỗi khi lựa chọn vùng kháng cự và hỗ trợ

Trên thực tế, vào thời điểm bạn đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thể tự mình lựa chọn, xác định được:

Tại sao vùng hỗ trợ và kháng cự bạn lựa chọn lại tốt hơn các vùng khác?

Những tín hiệu nào giúp cho vùng hỗ trợ và kháng cự mà bạn chọn lại là vùng tiềm năng hơn các vùng khác?

3. Khái niệm cơ bản về lựa chọn vùng hỗ trợ và kháng cự

Đầu tiên bạn nên biết về hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance) là mặc dù bạn có thể biểu diễn nó bằng một đường thẳng trên biểu đồ, nhưng mức hỗ trợ và kháng cự thực sự là một vùng. Bạn phải nhớ rằng bạn không chọn một điểm chính xác một mức tỷ giá cụ thể. Mà là một khoảng tỷ giá có sự dao động không đủ lớn.

Với kỹ thuật đầu tiên này, khi bạn bắt đầu cố gắng tìm ra vùng hỗ trợ và kháng cự tốt, một thủ thuật có thể giúp bạn đó là hãy chuyển chuyển sang biểu đồ dạng đường (line) trong nền tảng giao dịch của bạn. Điều này có thể giúp bạn phát hiện chính xác hơn các vùng Hỗ trợ và kháng cự.

 Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Phát hiện vùng hỗ trợ và kháng cự tốt nhờ biểu đồ Line

Biểu đồ Line không cho thấy mức cao và thấp nhất định, bởi vì các biểu đồ đường kẻ dựa trên giá đóng cửa của từng thời kỳ. Tuy nhiên, như bạn thấy từ hình trên, kỹ thuật này có thể hữu ích trong việc phát hiện các vùng hỗ trợ và kháng cự đáng kể.

Những gì bạn đang tìm kiếm là các vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đã từ chối một mức giá thấp hơn hoặc cao hơn nhiều lần (như trong ví dụ 1, và 3). Bạn cũng đang tìm kiếm các khu vực đánh dấu mức cao và thấp nhất trong lịch sử giá gần đây (như trong ví dụ 1 và 2).

Lưu ý: Mỗi khi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị từ chối giá, sẽ có nhiều khả năng giá sẽ không cố gắng tiếp cận vùng đó trong tương lai gần. Nhưng có thể sau khi đi lên hoặc đi xuống, giá lại tiếp tục quay trở lại để thử phá thủng các vùng này một lần nữa. Và một khi nó đã phá thủng được các vùng kháng cự – hỗ trợ tốt mà chúng ta xác định. Điều cần làm là hãy theo xu hướng của giá. Và đích đến nếu bạn là tín đồ của Đảo chiều thì hãy chờ đợi ở vùng Hỗ trợ – Kháng cự tiếp theo.

4. Những tín hiệu nào giúp cho vùng hỗ trợ và kháng cự mà bạn chọn lại là vùng tiềm năng hơn các vùng khác?

Để hiểu được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn cần biết các vấn đề về dòng tiền, tỷ giá và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong đó có sử dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự như một tín hiệu. Ở đây,chúng tôi muốn nói tới các nhà hoạch định thị trường, các định chế tài chính thực sự ảnh hưởng tới biến động của giá và thay đổi thị trường mỗi ngày vì các cặp tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của một quốc gia như Xuất nhập khẩu chẳng hạn…

Các vấn đề này làm thay đổi cấu trúc của thị trường đáng kể. Và lý do các vùng kháng cự, hỗ trợ trở nên quan trọng là vì chúng có thể đại diện cho một phần về tính thanh khoản trên thị trường.

Các nhà đầu tư dạng lướt sóng thị trường thường lợi dụng các lợi thế từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ (chiếm khoảng 15% thị trường forex). Họ luôn đi sau các khu vực kháng cự và hỗ trợ bởi lẽ ở khu vực này, Họ có những nhà đầu tư có suy nghĩ và hành động về giá đối nghịch với chiến lược của họ.

Lợi thế chính mà họ có qua các nhà đầu tư nhỏ lẻ là họ sử dụng khả năng mua và bán với số lượng lớn trên thị trường để điều chỉnh cung và cầu. Họ thực sự có thể làm cho thị trường di chuyển theo ý muốn của họ.

Ví dụ điển hình cho trường hợp này:

Chúng ta đặt một lệnh Mua (Buy – Call) ở vùng Hỗ trợ khi giao dịch quyền chọn nhị phân Binary Option. 1/2 thời gian giá đi đúng nhu chúng ta mong muốn. Nhưng tới khi chốt lời, thì giá quay đầu đi xuống. Và chúng ta bị thua lệnh đó. Ngay sau khi kết thúc thời gian chốt lời, giá quay ngược trở lại đi đúng theo những gì chúng ta dự đoán. Và điều đắng cay là CHÚNG TA ĐÚNG – NHƯNG THỜI ĐIỂM SAI.

Đây chính là một ví dụ điển hình cho chúng ta và nếu bạn từng giao dịch Binary Option thì có lẽ bạn thường xuyên gặp phải và… vô cùng tức tối!

4.1. Áp dụng thông tin về tính thanh khoản thị trường để chọn vùnh kháng cự và hỗ trợ tốt

Vậy làm thế nào bạn có thể sử dụng thông tin này như là một lợi thế để ra quyết định lựa chọn thời điểm vào lệnh chính xác? Nếu bạn biết điểm dừng thực sự của giá, bạn có thể sử dụng các khu vực thanh khoản đáng kể này để tăng tỷ lệ Win của bạn khi vào lệnh.

Trong hình dưới đây,chúng tôi đã đánh dấu vùng hỗ trợ và kháng cự tốt (và các vùng có khả năng thanh khoản), Các con số thể hiện trong hình, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn thấy để bạn có thể hiểu quá trình chúng tôi phân tích thị trường thông qua biểu đồ dẫn tới quyết định của chúng tôi khi đặt lệnh.

 Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Áp dụng thông tin thanh khoản để chọn vùng kháng cự và hỗ trợ tốt

Trước hết, hai mức quan trọng nhất trên biểu đồ này là Đỉnh cao nhất (Overall High) và Đáy thấp nhất (Overall Low).

Với các nhà đầu tư dài hạn, khi họ đang xác định thị trường đi xuống, họ hoàn toàn có thể dời vùng Stop Loss của họ lên Đỉnh cao nhất. Và điểm mà họ xác định đặt mục tiêu Take Profit chính là Overall Low.

Ngược lại,Với các nhà đầu tư dài hạnkhi họ đang xác định thị trường đi lên, họ hoàn toàn có thể dời vùng Stop Loss của họ lên Đáy thấp nhất. Và điểm mà họ xác định đặt mục tiêu Take Profit chính là Overall High.

4.2. Phương pháp vẽ đường hỗ trợ và kháng cự tương đối

Nguyên tắc đầu tiên khi vẽ đường hỗ trợ và kháng cự tương đối của chúng tôi đó chính là việc tôi không vẽ các đường hỗ trợ, kháng cự ở điểm cao nhất hoặc thấp nhất của râu nến. Mà chúng tôi vẽ đường ngày ngay sát thân nến.

  • Với Đường hỗ trợ thì nó đi qua giá đóng cửa của thân nến thấp nhất.
  • Với đường kháng cự thì nó đi qua giá đóng cửa của thân nến cao nhất.
Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Hình ảnh vẽ Hỗ trợ và kháng cự thực tế

Bây giờ mời các bạn quay lại với Hình ảnh trước đó mà chúng tôi đã đăng. Xin phép đăng lại ở khu vực này để các bạn tiện theo dõi và chúng tôi cũng giải thích được dễ dàng hơn:

Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Áp dụng thông tin thanh khoản để chọn vùng kháng cự và hỗ trợ tốt

Ban đầu, chúng tôi đã đặt đường hỗ trợ dưới 1, 3 và 5 ngay bên dưới thân cây nến ở vị trí 1. Tuy nhiên, tới khu vực 3 đã tạo ra một khu vực tương tự với khu vực 01 nhưng có thân nến thấp hơn. Chúng tôi đã di chuyển đường Hỗ trợ xuống dưới giá đóng cửa của thân nến thấp nhất của khu vực 03 (như trong hình).

Ghi chú: Một số nhà đầu tư lựa chọn vẽ các đường tương đối này ở điểm cao nhất của râu nến cao nhất (Với kháng cự) và điểm thấp nhất của râu nến thấp nhất (Với hỗ trợ). Nhưng trong quá trình giao dịch chúng tôi nhận ra rằng Các đường hỗ trợ và kháng cự tương đối này phải được đặt ở ngay thân nến vì nó đại diện cho mức giá mà thị trường thực sự chấp nhận. Còn râu nến thể hiện mức giá mà thị trường đã từ chối.

Tại sao chúng tôi không đánh dấu 4 và 6 như là vùng kháng cự? 4 là quá gần. và 6 cũng tương tự như vậy. Nếu để lựa chọn và chờ đợi, tôi sẽ lựa chọn điểm số 02 chứ không phải là 2 mức này. Quá yếu để hình thành các mức kháng cự.

Ngay sau khi giá đâm thủng vùng hỗ trợ đi qua các điểm 1, 3, 5 chúng ta đã có một xu hướng giảm giá rõ rệt. Và trong dài hạn, đó là 1 lệnh Bán (Put – Sell)

Tại sao chúng tôi không sử dụng 7 và 8 như là vùng hỗ trợ và kháng cự? Giá dừng tại điểm số 07 không đủ mạnh để chúng tôi xem xét sử dụng nó như một vùng hỗ trợ. Do đó, đà tăng lên 8 không đủ mạnh để thiết lập nó như một mức kháng cự tốt bởi khoảng cách quá ngắn và tín hiệu vô cùng yếu. Sau đó, chúng ta có một tình huống tương tự như chúng ta đã thảo luận.11 quá gần với 9, và 12 là quá gần 10. Trong mỗi trường hợp, chúng tôi đều lựa chọn các tín hiệu mạnh và chắc chắn hơn.

Khi giá lên đến 13 (tương đương mức kháng cự được sử dụng trên 10), chúng tôi đã có thể hy vọng giá sẽ đảo chiều, ngược lại, giá đã tiếp tục đà tăng mạnh.

Tương tự như vậy, khi giá chạm tới khu vực 14 (chính là khu vực đi ngang vùng hỗ trợ 1, 3 và 5 trước đó), chúng tôi cũng sẽ chờ đợi tín hiệu đảo chiều.

Mức kháng cự 15 dường như thuộc phạm vi của vùng 14, bởi nó thuộc phạm vi cây nến thuộc vùng 14 kết thúc. Và thực tế, khi tới khu vực này, giá đã đảo chiều trong ngắn hạn xuống khu vực 16 sau đó tiếp tục đi lên Test lại khu vực 14-15.

Ở khu vực 15 và 16, chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập vùng Hỗ trợ và kháng cự vì tại đó, giá đã đảo chiều nhiều lần. Và đó sẽ là tín hiệu khi giá tiếp tục tiếp cận các khu vực này một lần nữa.

Để áp dụng tốt các chiến lược đi kèm các vùng Kháng cự và hỗ trợ, chúng tôi khuyên chân thành bạn nên sử dụng các vùng này kèm với các tín hiệu báo hiệu giá sẽ đảo chiều như:

  • Mô hình nến Bearis Engulfing
  • Mô hình nến Vai – Đầu – Vai
  • Mô hình nến Double Top
  • Mô hình nến Shooting Star.

Ngoài ra, khi giá đã phá vỡ đường kháng cự và tạo Đỉnh cao mới (New Overall High) thì bạn có thể sử dụng tín hiệu phân kỳ MACD và các mô hình nến kể trên để dự báo sớm khả năng đảo chiều.

5. Bạn đang sử dụng hỗ trợ và kháng cự như thế nào?

Nếu bạn đã và đang mắc phải các lỗi cơ bản dành cho người mới mà chúng tôi liệt kê phía trên khi áp dụng các vùng kháng cự – hỗ trợ thì cách tốt nhất là nên thay đổi và bắt đầu cải thiện vấn đề này.

Các tiêu chí chúng tôi mong muốn bạn chú ý khi áp dụng các đường kháng cự và hỗ trợ trong giao dịch là:

  • Chỉ tập trung các vùng hỗ trợ – kháng cự mạnh.
  • Quan tâm đến chất lượng điểm vào lệnh thay vì số lượng điểm vào lệnh.
  • Lựa chọn các khu vực có tỷ lệ rủi ro thấp để vào lệnh.
  • Sử dụng các tín hiệu hỗ trợ báo hiệu đảo chiều khác như tín hiệu phân kỳ từ RSI, MACD, hay các mô hình nến báo hiệu đảo chiều sớm (Đặc biệt là Bearish Engulfing).

Xem hình dưới đây để hiểu rõ hơn về những gì chúng ta đang nói đến. Chúng tôi đã đánh dấu mức hỗ trợ tốt (màu xanh lá cây) và mức kháng cự tốt (màu đỏ). Chúng tôi cũng đánh dấu một số mức độ không đạt chuẩn (màu xám).

Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Ví dụ về vùng hỗ trợ và kháng cự tốt

Lưu ý quan trọng: Nếu bạn chỉ sử dụng Hỗ trợ và Kháng cự như tín hiệu quyết định 100% điểm vào lệnh của bạn mà không sử dụng các tín hiệu hỗ trợ khác, thì rủi ro sẽ tăng lên vô cùng cao. Hãy chú ý điều này.

6. Khung thời gian nào phù hợp để áp dụng các vùng kháng cự và hỗ trợ tốt?

Lời khuyên của chúng tôi khi áp dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Forex, Bianry Option đó là sử dụng các khung thời gian lớn hơn 10 phút. Bạn có thể sử dụng nó cho khung thời gian 15 phút. Nhưng tốt nhất nên dùng khung thời gian H4. Hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Vùng hỗ trợ và kháng cự trong khung thời gian 1 giờ

Trong hình trên, bạn có thể thấy một vài mức kháng cự, trên biểu đồ 1 giờ, có vẻ như chúng có thể là vùng hỗ trợ và kháng cự tốt. Tuy nhiên, khi bạn chuyển sang cùng thời gian trên biểu đồ 4 giờ, các mức này thực tế sẽ biến mất, như bạn thấy trong hình dưới đây.

 Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Vùng hỗ trợ và kháng cự trong khung thời gian 4 giờ

Lựa chọn khung thời gian cao hơn có thể sẽ làm giảm độ nhiễu tín hiệu của các khung thời gian thấp. Trong trường hợp khi bạn chuyển sang khung thời gian cao hơn nhưng các vùng hỗ trợ và kháng cự từ khung thời gian thấp vẫn còn giữ nguyên ở khung thời gian cao. Thì đó chắc chắn là một vùng hỗ trợ và kháng cự rất mạnh.

7. Vùng kháng cự và hỗ trợ tín hiệu phá thủng rõ ràng

Chủ đề cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết về Phương pháp lựa chọn vùng hỗ trợ và kháng cự tốt trong giao dịch đó là vấn đề về việc phá cản rõ ràng hay không.

7.1. Hỗ trợ chuyển thành kháng cự và kháng cự chuyển thành hỗ trợ

Hỗ trợ chuyển thành kháng cự: Giả sử bạn đã đánh dấu mức hỗ trợ tốt trên biểu đồ, nhưng giá gần đây đã vượt qua mức đó và tiếp tục đi xuống. Nếu giá hồi trở lại mức hỗ trợ cũ của bạn, thì mức đó cũng sẽ trở thành mức kháng cự.

Kháng cự chuyển thành hỗ trợ: Giả sử bạn đã đánh dấu mức kháng cự tốt trên biểu đồ, nhưng giá gần đây đã vượt qua mức đó và tiếp tục đi lên. Nếu giá hồi trở lại mức kháng cự cũ của bạn, thì mức đó cũng sẽ trở thành mức hỗ trợ.

 Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Kháng cự trở thành hỗ trợ và Hỗ trợ trở thành kháng cự

7.2. Vùng số tròn – round number

Hình của mục 7.1. chính là hình ảnh thực tế khi giao dịch cặp EUR/USD tính tới thời điểm hiện tại. Trong đó:

Đỉnh cao nhất: Chúng ta thấy được tôi vẽ đường cản đi ngang qua khu vực giá trên đỉnh cao nhất là 1.2500.

Đáy thấp nhất: Nằm trong vùng giá 1.1600

Hỗ trợ chuyển thành kháng cự là vùng giá 1.1700

Kháng cự chuyển thành hỗ trợ là vùng giá 1.2050.

Khi giao dịch các cặp tiền thì các vùng có số đuôi tròn 100 pips (ví dụ 1.2500, 1.1600, 1.1700…) thường được xem là các vùng tâm lý và có thể tạo ra hỗ trợ hoặc kháng cự với giá. Và chúng ta cần đặc biệt quan tâm.

7.3. PHÁ CẢN RÕ RÀNG VÀ KHÔNG RÕ RÀNG

Có 02 trường hợp mà chúng ta quan tâm ở đây đó là Phá cản rõ ràng, và phá cản không rõ ràng.

Trường hợp 01: Phá cản rõ ràng

Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Tín hiệu phá cản rõ ràng

Trong hình trên, bạn có thể thấy một vài ví dụ nơi mà các mức kháng cự cũ đã trở thành ngưỡng hỗ trợ. Bạn cũng có thể nhìn thấy một số ví dụ về những vùng kháng cự được phá thủng một cách rõ ràng và một số tín hiệu mua đã xuất hiện sau khi giá đã trở lại mức hỗ trợ mới (do kháng cự trước đó chuyển thành hỗ trợ).

Trường hợp thứ 02: Phá thủng cản không rõ ràng

Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy một vài ví dụ cho thấy các cách mà giá đi qua vùng kháng cự trước đó. Lưu ý cách giá đã không phá thủng hoàn toàn, và sau đó hồi ngược trở lại.

 Phương pháp xác định vùng hỗ trợ (support) và vùng kháng cự (resistance) tốt nhất
Tín hiệu phá cản không rõ ràng

Sở dĩ chúng tôi phân biệt hai trường hợp này rõ ràng là bởi vì ở trường hợp thứ nhất phá cản rõ ràng, dù có xuất hiện đảo chiều ngắn hạn thì trong dài hạn, nó vẫn tiếp tục xu hướng cũ (tăng hoặc giảm rõ ràng).

Còn trường hợp 02 phá cản không rõ ràng thì giá sẽ có thể quay ngược lại và đảo chiều. Đây là điểm mấu chốt của Kháng cự và hỗ trợ mà bạn cần lưu ý.

Theo tohaitrieu

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận