skip to Main Content

Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)

  1. Phân tích kỹ thuật chứng khoán (Level 2)
  2. Phân tích kỹ thuật là gì? Triết lý của phân tích kỹ thuật
  3. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow (Phần 1)
  4. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow (phần 2)
  5. Các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật
  6. Các phương pháp giao dịch chứng khoán theo phân tích kỹ thuật
  7. Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action)
  8. Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)
  9. Tìm hiểu về mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
  10. Một số chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư Chứng Khoán
  11. Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến
  12. Các chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất trong chứng khoán

Trong giao dịch và đầu tư chứng khoán, việc phân biệt và xác định xu hướng của thị trường là điều vô cùng quan trọng. Có được nhận định chính xác về hướng đi của thị trường sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận rất cao. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về xu hướng và cách xác định xu hướng, để từ đó bạn có thể tự xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp.

Xu hướng là gì? Phân loại 3 chiều xu hướng của thị trường

Xu hướng là sự chuyển động của thị trường theo một hướng nhất định qua thời gian.

Thị trường có 3 chiều xu hướng chính:

  • Xu hướng tăng (uptrend) là giai đoạn thị trường chuyển động tăng giá, được biểu thị bởi một loạt các đỉnh và các đáy cao hơn theo thời gian.
  • Xu hướng giảm (downtrend) là giai đoạn thị trường chuyển động giảm giá, được đặc trưng bởi một loạt các đỉnh và đáy thấp hơn theo thời gian.
  • Xu hướng đi ngang (sideways) là giai đoạn thị trường chuyển động trong một vùng giá nhất định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước.

Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)

Các chỉ báo kỹ thuật dùng để xác định xu hướng thị trường

1. Hỗ trợ và kháng cự

Đường hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá. Tùy vào đường trend chính (chuyển động giá chiếm ưu thế) mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giá đi ngang, đường hỗ trợ nằm ngang.

Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)

Đường kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá đi ngang, đường kháng cự nằm ngang.

Khi xu hướng tăng giá chuyển thành xu hướng giảm giá, kháng cự trở thành hỗ trợ. Và ngược lại, hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự khi xu hướng giảm chuyển thành xu hướng tăng giá.

Ý nghĩa của hỗ trợ và kháng cự trong việc xác định xu hướng: 

  • Xu hướng tăng của thị trường được xác định khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau cao hơn các mức hỗ trợ và kháng cự trước.
  • Xu hướng giảm của thị trường được xác định khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau thấp hơn các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó.
  • Xu hướng đi ngang là khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau bằng với các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó.

2. Đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá.

Trendline (đường xu hướng) được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng thị trường và giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

  • Xu hướng tăng được xác nhận khi đỉnh giá sau cao hơn các đỉnh giá cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ. Đường xu hướng sẽ nối các đáy lại với nhau tạo thành đường xu hướng tăng.
  • Xu hướng giảm được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và các đáy mới thấp hơn các đáy cũ. Đường trendline sẽ nối các đỉnh lại với nhau thành đường xu hướng giảm.
  • Xu hướng đi ngang là khi tỷ giá giao động trong một kênh ngang, các đỉnh và đáy thường bằng nhau, bị hạn chế trong một kênh hẹp.

Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)

Đường xu hướng là một trong những công cụ quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Thay vì xem xét hiệu quả hoạt động trong quá khứ hay các yếu tố cơ bản khác thì người phân tích kỹ thuật có thể nghiên cứu những xu hướng hành động giá.

Đường xu hướng giúp người phân tích kĩ thuật xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Họ tin rằng “trend is your friend” (xu hướng là người bạn), và việc xác định được xu hướng là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch thành công.

Sau khi xác định được xu hướng của thị trường, các trader có thể dễ dàng thiết lập các điểm vào lệnh và chốt lời.

3. Kênh xu hướng (Price Chanel)

Kênh xu hướng được cấu thành từ đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh (trong trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trong trường hợp giảm giá). 2 đường đó được vẽ song song với nhau, cùng hướng, ở giữa kênh là các nến với các biến động giá khác nhau.

Có 3 dạng kênh xu hướng:

  • Kênh xu hướng lên (Up Channel)
  • Kênh xu hướng xuống (Down Channel)
  • Kênh xu hướng đi ngang (Sideway Channel)

Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)

Trong một kênh xu hướng, đường giá cổ phiếu sẽ đi dọc theo kênh và khi đường giá chạm vào các đường kênh dưới sẽ là mức hỗ trợ và trạm đường kênh trên sẽ là mức kháng cự.

Trường hợp giá phá vỡ kênh xu hướng có thể là tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc tiếp tục tăng hoặc giảm một cách mãnh liệt hơn, nhà đầu tư cần quan sát thêm nhiều chu kỳ nến của đường giá để xác định một cách chính xác nhất. Các điểm sau quá trình phá vỡ cũng là thời điểm nhà đầu tư có thể xem xét đặt lệnh mua bán cổ phiếu.

Ngoài chỉ báo trung bình động, đường xu hướng, các trader có thể sử dụng MACD, RSI hoặc các mô hình giá quan trọng…để xác định xu hướng thị trường và tìm điểm vào lệnh thích hợp. Nhiều trader chuyên nghiệp còn kết hợp các chỉ báo với nhau để xác nhận một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận