skip to Main Content

Phát hành cổ phiếu trực tiếp (DPO) khác gì với hình thức IPO?

Việc mua/bán cổ phiếu DPO mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, đối với những trader mới vào nghề, khái niệm “DPO là gì?” vẫn còn là một thắc mắc phổ biến. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm được nhũng kiến thức cơ bản về DPO và phân biệt nó với hình thức phát hành cổ phiếu IPO.

1. Phát hành cổ phiếu trực tiếp (DPO) là gì?

Phát hành cổ phiếu trực tiếp (Direct Public Offering) là cách thức phát hành cổ phiếu mà tổ chức phát hành trực tiếp bán cổ phiếu cho nhà đầu tư mà không thông qua tổ chức trung gian tài chính, chẳng hạn như ngân hàng đầu tư.

Việc cắt bỏ các bên trung gian khỏi đợt chào bán công khai làm giảm đáng kể chi phí vốn cho hình thức này.

Và khi cổ phiếu được chào bán lần đầu trong một đợt niêm yết trực tiếp, chúng được bán theo giá thị trường và bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể mua chúng, điều này khác so với việc niêm yết trên các sàn giao dịch (IPO).

Phát hành cổ phiếu trực tiếp (DPO) khác gì với hình thức IPO?

Các nhà ngân hàng đầu tư cho rằng rằng chỉ có những công ty đã có thương hiệu nổi tiếng với các nhà đầu tư và có lượng khách hàng lớn mới có thể tiến hành niêm yết trực tiếp.

Quy trình niêm yết trực tiếp thường bắt đầu bằng việc thuê cố vấn tài chính, điển hình là ngân hàng đầu tư. Sau đó, công ty thực hiện một loạt các bước như nộp hồ sơ theo quy định, phát hiện giá và giao tiếp với nhà đầu tư trước khi cổ phiếu của họ có thể ra mắt trên thị trường chứng khoán.

2. Phát hành cổ phiếu trực tiếp (DPO) khác gì với hình thức IPO?

So với IPO, việc cắt bỏ các bên trung gian khỏi đợt chào bán công khai làm giảm đáng kể chi phí vốn của hình thức này và giúp công ty tránh được nhiều phiền phức liên quan.

Bởi lẽ IPO phục vụ hai chức năng chính: huy động vốn mới cho công ty, và cho phép cổ phiếu của họ được giao dịch suôn sẻ trên các sàn giao dịch chứng khoán. Quy trình này được quản lý bởi các ngân hàng đầu tư, bên sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, bảo lãnh cho các cổ phiếu mới phát hành, tìm người mua cho chúng và đảm bảo một mức sàn cho giá niêm yết — nhưng họ thường tính phí dịch vụ rất cao, thường từ 3,5% đến 7% số tiền mà công ty IPO thu được.

Niêm yết trực tiếp có cơ chế hoạt động khác biệt: cổ phiếu hiện hữu chỉ đơn giản là được chuyển sang dạng có thể giao dịch trên một sàn chứng khoán nào đó. Không có việc huy động vốn mới và cũng có rất ít hoặc không có các buổi roadshow được tổ chức để giới thiệu công ty với các nhà đầu tư.

Ngoài ra, việc IPO cũng đi kèm với những hạn chế như “khóa” cổ đông hiện hữu trong một thời gian trước khi họ được phép bán cổ phiếu, vì vậy các cổ đông hiện hữu có thể bán ra ngay lập tức (thực tế, khi không phát hành cổ phiếu mới, việc các cổ đông hiện hữu bán ra cổ phiếu là nguồn duy nhất cho các nhà đầu tư mới mua vào). Phí cũng thấp hơn nhiều. Trước vụ niêm yết trực tiếp vào năm 2018 của Spotify, một dịch vụ phát nhạc trực tuyến, việc sử dụng niêm yết trực tiếp chỉ được thực hiện trong một số lĩnh vực kinh doanh (ví dụ như các tổ chức đầu tư bất động sản), và những người hoài nghi lo rằng các vụ niêm yết trực tiếp có thể dẫn đến biến động và bất ổn giá. Tuy nhiên, các vụ niêm yết trực tiếp sau đó đã diễn ra suôn sẻ, cho thấy những lo ngại như vậy đã bị thổi phồng quá mức.

Dưới đây là bảng so sánh giữa 2 hình thức phát hành cổ phiếu DPO và IPO, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn:

IPODPO
Loại cổ phiếu được chào bánNgoài việc phát hành cổ phiếu hiện có, công ty cũng phát hành thêm cổ phiếu mới trong đợt IPO nhằm mục đích huy động vốn. Điều này sẽ dẫn đến việc pha loãng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. – Số lượng cổ phiếu chào bán được chỉ định.Trước đây, chỉ những cổ phiếu hiện hữu mới có thể giao dịch tại DPO. Nhưng kể từ 12/2020, SEC cho phép các công ty phát hành thêm cổ phiếu mới nếu muốn.
Ai có thể mua cổ phiếu?Dựa trên nhu cầu về cổ phiếu IPO và tiêu chí phân bổ của nhà môi giới. Ưu tiên các nhà đầu tư tổ chức, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể không có cơ hội mua cổ phiếu lúc IPO.Cổ phiếu DPO được mua và bán trên sàn giao dịch chứng khoán như bất kỳ loại cổ phiếu nào khác. Tất cả các nhà đầu tư đều có cơ hội giao dịch.
Vai trò của Ngân hàng Đầu tưHoạt động như một đơn vị trung gian giữa công ty và nhà đầu tư. Chịu trách nhiệm về việc phân phối và định giá cổ phiếu mới phát hành.Chỉ đóng vai trò là cố vấn tài chính
Giá cổ phiếu phát hànhĐược xác định trước bởi các ngân hàng đầu tư và công ty.Các nhà tạo lập thị trường đặt giá tham chiếu dựa trên nhu cầu của nhà đầu tư.
Hình thức quảng bá, chia sẻ thông tin về doanh nghiệp và việc chào bán cổ phiếuTổ chức các buổi roadshowTổ chức ngày hội “Investor Day” cho các nhà đầu tư

Vào thời điểm như hiện tại, khi các công ty, đặc biệt là các công ty công nghệ, thấy dễ dàng huy động vốn trên thị trường tư nhân, thì sự phức tạp và chi phí đi kèm với IPO khiến cho lựa chọn này ít hấp dẫn hơn. Ngay cả sau khi bùng nổ các đợt IPO vào năm ngoái, tính trung bình ở Mỹ chỉ có khoảng 125 vụ IPO mỗi năm trong 10 năm qua, so với mức trung bình 269 thương vụ phát hành cổ phiếu mỗi năm tính trong khoảng thời gian 1991-2010.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận