skip to Main Content

Phân biệt vùng sự kiện và mức hỗ trợ & kháng cự trong giao dịch Price action

Hai trong số các tính năng chính của mọi biểu đồ giá Price action mà nhà giao dịch không thể bỏ qua đó là các mức hỗ trợ (support) & kháng cự (resistance) và các khu vực sự kiện hành động giá (event zones). Có lẽ, các mức hỗ trợ và kháng cự đã quá quen thuộc với nhà đầu tư vì chúng là một trong những khái niệm phân tích kỹ thuật cơ bản và dễ hiểu. Tuy nhiên, các khu vực sự kiện hành động giá (còn gọi là vùng sự kiện ) là khái niệm tương đối xa lạ mặc dù chúng được xem là đóng vai trò quan trọng hơn cả các khu vực hỗ trợ và kháng cự tiêu chuẩn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về hai khái niệm mức hỗ trợ & kháng cự và vùng sự kiện, từ đó so sánh điểm khác biệt của 2 công cụ phân tích kỹ thuật này.

Vùng sự kiện (event zones) là gì?

Vùng sự kiện là một khu vực nằm ngang (horizontal area) trên biểu đồ, nơi mà tín hiệu hành động giá được hình thành một cách rõ ràng nhất hoặc vùng giá bị phá vỡ sau một thời gian tích luỹ. Vùng sự kiện tồn tại khá lâu trên biểu đồ sau khi nó được hình thành, đôi khi là mãi mãi. Cách dễ nhất để phát hiện các vùng sự kiện, là nhìn vào hành động giá tại các vùng đó. Nếu các mẫu hình price action quan trọng, như pin bar hoặc pin bar false breakout, xuất hiện thường xuyên tại vùng này, thì đó là 1 vùng sự kiện.
Có thể coi những khu vực sự kiện này như là một điểm nóng quan trọng trên biểu đồ, nhà giao dịch cần tiếp tục theo dõi cẩn thận vì giá có thể quay trở lại trong tương lai. Khi giá quay trở lại test các vùng sự kiện sau khi chúng bị phá vỡ, chúng ta sẽ có 1 cơ hội vào lệnh với xác suất cao. Mọi nhà đầu tư sử dụng công cụ này đều kỳ vọng rằng, giá sẽ quay trở các khu vực sự kiện này và đang chờ đợi để mua hoặc bán.

Có lẽ cách dễ nhất để nhận biết một khu vực sự kiện hành động giá đó là thông qua một sự kiện rõ ràng và không thể nhầm lẫn như sự đột phá của giá sau một thời kì tích luỹ (hợp nhất). Sau đó, nếu một tín hiệu hành động giá rõ ràng được hình thành và giá cả tuân theo tín hiệu, tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ thì bạn đã có một vùng sự kiện ở cấp độ/khu vực hình thành tín hiệu.
Một điểm quan trọng cần nhớ đó là nếu bạn lỡ bỏ qua sự kiện ban đầu, đừng lo lắng! Nhà giao dịch thường có thể có được cơ hội thứ 2 bằng cách chờ giá quay trở lại khu vực sự kiện đó. Bạn cũng không cần tín hiệu xác nhận hành động giá khi truy xuất, bạn có thể nhập một cách vô tư tại khu vực sự kiện giá hiện có. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được một tín hiệu hành động giá rõ ràng khác trên truy xuất, như trong biểu đồ ví dụ bên dưới thì kết quả giao dịch sẽ còn tốt hơn nữa.

phân biệt vùng sự kiện và mức hỗ trợ&kháng cự.1

Trong ví dụ trên biểu đồ giá XAUUSD , ta thấy giá hình thành pin bar tại vùng sự kiện. Sau khi vùng này bị phá vỡ, giá quay trở lại test và hình thành thêm một pin bar nữa, tạo một cơ hội bán tốt.
Ví dụ tiếp theo về vùng sự kiện là biểu đồ ngày của S&P 500.

phân biệt vùng sự kiện và mức hỗ trợ&kháng cự.2

Sau một động thái giảm mạnh mẽ, một vài pin bar đảo chiều tăng (bullish reversal bars) có đuôi rất dài hình thành tại vùng sự kiện vào đầu tháng 2, dẫn đến một động thái tăng mạnh mẽ, chứng tỏ lực mua rất mạnh ở vùng sự kiện này. Bây giờ, nhà giao dịch có thể xem khu vực này như một điểm nóng trên biểu đồ và chờ đợi giá sẽ quay trở về vị trí này một lần nữa. Các lần test sau đó của giá đều tạo ra các nến đuôi dài, và nến pin bar cuối cùng chính là tín hiệu buy mà chúng ta đang chờ đợi. Đây là một tín hiệu mua gần như hoàn hảo bởi vì chúng tôi có hợp lưu của vùng sự kiện cũng như tín hiệu được xác định rõ.

Mức hỗ trợ & kháng cự là gì?

Hỗ trợ & kháng cự là các vùng giá nằm ngang trên biểu đồ, hình thành sau khi chúng ta nối các đỉnh và đáy nằm ngang với nhau. Có thể có nhiều mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ, do đó chúng ta chủ yếu nên chú ý tới các mức quan trọng.
Ví dụ dưới đây không có tín hiệu hành động giá rõ ràng và cũng không có sự bứt phá mạnh mẽ từ một mức quan trọng hoặc vùng hợp lưu. Những đường nằm ngang này chỉ là mức hỗ trợ và kháng cự tiêu chuẩn được tạo ra từ việc nối các điểm cao ở đỉnh và thấp ở đáy.

phân biệt vùng sự kiện và mức hỗ trợ kháng cựThường có nhiều mức hỗ trợ và kháng cự tiêu chuẩn hơn các vùng sự kiện trên biểu đồ. Các vùng sự kiện được xem là quan trọng hơn vùng hỗ trợ và kháng cự bởi chúng phản ánh một sự kiện giá lớn, trong khi các mức hỗ trợ và kháng cự có thể được rút ra thông qua các bước ngoặt thị trường nhỏ và ít quan trong hơn. Dưới đây là ví dụ về mức hỗ trợ và kháng cự tiêu chuẩn.

phân biệt vùng sự kiện và mức hỗ trợ&kháng cự.4

Sự khác biệt giữa vùng sự kiện và mức hỗ trợ & kháng cự là gì?

Vùng sự kiện cũng là một mức/vùng kháng cự hoặc hỗ trợ, tuy nhiên, không phải mọi mức hỗ trợ và kháng cự đều là vùng sự kiện. Một khu vực sự kiện phải có tín hiệu hành động giá dẫn đến một bước chuyển lớn hoặc một sự phá vỡ xảy ra sau một đoạn tích luỹ của giá.
Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu về vùng sự kiện, đây được xem là vùng sự kiện bởi:
• Khu vực này xảy ra một đột phá lớn sau một đoạn tích luỹ (hợp nhất) rất dài của giá. Do vậy, khi đột phá cuối cùng đã xảy ra, đó là một sự kiện hành động giá mạnh mẽ.

phân biệt vùng sự kiện và mức hỗ trợ&kháng cự.5

Chúng ta tiếp tục xem một ví dụ về các mức hỗ trợ và kháng cự. Vì sao đây không phải là vùng sự kiện?
• Không có sự tích luỹ giá (hợp nhất) dài trước khi đột phá.
• Không có tín hiệu hành động giá rõ ràng nào kích thích một chuyển động mạnh mẽ từ các mức này.

phân biệt vùng sự kiện và mức hỗ trợ&kháng cự.6

Tại sao cần phân biệt vùng hỗ trợ và mức hỗ trợ&kháng cự?

Một tính năng và lợi ích quan trọng của các khu vực sự kiện và các mức hỗ trợ&kháng cự đó là giúp nhà giao dịch xác định và hạn chế rủi ro bằng cách xác định nơi đặt lệnh dừng lỗ. Ví dụ khi vào lệnh mua với tín hiệu pin bar, chúng ta có thể đặt stop loss vài pip bên dưới đáy của nến pin bar.
Vùng sự kiện quan trọng hơn hỗ trợ kháng cự, nên khi phát hiện được các vùng sự kiện, nhà giao dịch sẽ có các setup vào lệnh xác suất cao hơn nhiều so với các hỗ trợ kháng cự thông thường. Ví dụ vào lệnh bán tại một vùng sự kiện mà giá đang quay trở lại sau sự phá vỡ trước đó sẽ an toàn hơn bán tại một kháng cự bình thường nằm bên dưới vùng sự kiện.

Do vùng sự kiện tồn tại rất lâu trên biểu đồ sau khi được hình thành, nên khi giá quay trở lại, vùng sự kiện là các vùng giá cần được chú ý đặc biệt. Ngược lại, có rất nhiều các mức hỗ trợ&kháng cự và chúng có thể bị phá vỡ thường xuyên, do đó, sau 1 thời gian dài rất có thể các hỗ trợ kháng ở rất xa trong quá khứ sẽ không còn tác dụng nữa.

Có thể nói, các khu vực sự kiện hành động giá cũng như các mức hỗ trợ và kháng cự tiêu chuẩn cũng quan trọng như việc tìm hiểu các tín hiệu và mô hình hành động giá riêng lẻ. Để trở thành một nhà giao dịch hành động giá chuyên nghiệp, khả năng phân tích thị trường và nhận biết các tín hiệu giao dịch là vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây chia sẻ hai kiến thức và cách nhận biết hai công cụ quan trọng của phương pháp giao dịch hành động giá. Hi vọng sẽ hữu ích với nhà đầu tư. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể mở tài khoản giao dịch Forex tại đây: https://cutt.ly/xm-vn

Theo Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận