skip to Main Content

Phân biệt thị trường xu hướng (Trending market) và thị trường đi ngang (Sideway market)

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà giao dịch Price action là xác định xem thị trường có xu hướng hay không. Việc phân biệt chính xác một thị trường theo xu hướng (Trending market) với một thị trường đi ngang (Sideway market) là vô cùng quan trọng đối với nhà giao dịch trong việc xác định hướng tiếp cận của mình đối với thị trường đó. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về thị trường xu hướng và thị trường đi ngang cũng như cách phân biệt 2 loại thị trường này, từ đó nhà đầu tư có thể xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp.

Thị trường xu hướng (Trending market) là gì?

Thị trường có xu hướng là thị trường mà trong đó giá đi theo một chiều. Giá có thể đi ngược lại xu hướng trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, khi quan sát trên một khung thời gian lớn hơn, đó rất có thể chỉ là một đoạn giá thoái lui (retracements).

Xu hướng được xác định bởi các đỉnh cao hơn (higher highs) và đáy cao hơn (higher lows) là xu hướng tăng. Ngược lại, xu hướng được đánh dấu bởi các đỉnh thấp hơn (lower highs) và đáy thấp hơn (lower lows) là xu hướng giảm. Một thị trường có xu hướng tăng là một thị trường có thể dao động lên xuống nhưng có xu hướng đóng cửa định kỳ trung bình cao hơn. Trái lại, một thị trường xu hướng giảm thường đóng cửa định kì trung bình thấp hơn.

Thị trường đi ngang (Sideway market) là gì?

Thị trường đi ngang là thị trường mà trong đó giá không thể phá vỡ một vùng giá cao và vùng thấp nào đó. Vùng giá cao đóng vai trò mức kháng cự chính và giá dường như không thể vượt qua. Tương tự, vùng giá thấp đóng vai trò mức hỗ trợ chính và giá cũng không thể phá vỡ. Thị trường lúc này được xem là đang đi ngang hay còn gọi là sideway market.

Cách phân biệt thị trường xu hướng và thị trường đi ngang

1. Tìm kiếm các mô hình hành động giá theo xu hướng

Một trong số những cách đơn giản nhất để xác định xem một thị trường có xu hướng hay không đó là nhìn vào hành động giá của thị trường đó. Hãy tìm kiếm một mô hình lặp lại của các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn trong một thị trường có xu hướng tăng và đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn trong một thị trường có xu hướng giảm.

Dưới dây là một ví dụ về một thị trường có xu hướng giảm. Xu hướng này có thể được nhận biết rõ ràng dựa trên mô hình lặp lại của các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn:

phân biệt trending market và sideway market

Ví dụ tiếp theo là một thị trường có xu hướng tăng, được thể hiện thông qua mô hình lặp lại của các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.

phân biệt trending market và sideway market

Để nhận biết khi nào một xu hướng cũ kết thúc và xu hướng mới bắt đầu, chúng ta có thể cùng sử dụng chiến thuật tìm kiếm các mô hình hành động giá của các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn, đáy thấp hơn. Ví dụ như khi bạn thấy mô hình đỉnh cao hơn và đáy cao hơn bị gián đoạn hoặc bị phá vỡ, bằng cách giá tạo ra một đỉnh thấp hơn, nó sẽ cảnh báo sớm rằng xu hướng tăng có thể sắp kết thúc.

Để xác định một cách chính xác xu hướng tăng đã kết thúc và xu hướng giảm sẽ bắt đầu, chúng ta cần có ít nhất một mô hình đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn hình thành sau một xu hướng tăng. Điều đó có nghĩa là, một khi giá tạo ra một đỉnh thấp hơn, nó cần được theo sau bởi một đáy thấp hơn. Tại thời điểm này, chúng ta có thể bắt đầu vào lệnh Bán.

2. Theo dõi các mức chính song song (Parallel levels) trên biểu đồ giá

Chúng ta có thể sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự chính để xác định xem thị trường có đang theo xu hướng hay không. Cách tiếp cận cơ bản nhất là quan sát xem giá có đang dao động rõ ràng giữa các mức song song này hay không. Nếu nó nảy giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự song song của biểu đồ giá, thì đó là một thị trường giới hạn phạm vi (Ranging market) hoặc đi ngang, không phải là một thị trường theo xu hướng.

phân biệt trending market và sideway market

3. Sử dụng đường trung bình động (Moving average)

Chiến thuật tiếp theo mà chúng ta có thể sử dụng để phân biệt thị trường có xu hướng với thị trường không có xu hướng là sử dụng đường trung bình động. Đường trung bình động cung cấp một căn cứ trực quan dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu, tuy nhiên, chúng cần được sử dụng kết hợp với chiến thuật hành động giá khác.

Về cơ bản có 2 điều cần lưu ý khi sử dụng đường trung bình động để phân biệt thị trường xu hướng với thị trường không có xu hướng. Một là hướng của các điểm giao (cross); các đường trung bình di chuyển lên hay xuống? Điều thứ hai cần tìm là nếu các đường trung bình động đang phân kỳ (di chuyển xa) khỏi nhau, vì đây là dấu hiệu của một thị trường có xu hướng rất mạnh. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp các đường trung bình di động với chiến thuật hành động giá ở mục 1, bởi vì đường trung bình động đôi khi sẽ đánh lừa bạn nếu thị trường bị giới hạn phạm vi. Chúng thực sự chỉ được sử dụng như một tài liệu tham khảo nhanh cho xu hướng và để tìm kiếm các khu vực giá trị để mua và bán.

EMA (đường trung bình động hàm mũ) đánh dấu vùng kháng cự và vùng hỗ trợ động; lớp EMA (EMA layer) là khu vực giữa hai EMA. Chẳng hạn như lớp EMA 8 và 21 ngày, tức là chúng ta có thể theo dõi các tín hiệu hành động giá từ lớp này khi giá quay trở lại, để giao dịch theo xu hướng.

phân biệt trending market và sideway market

Tuy nhiên, nhà giao dịch cần lưu ý rằng, rất dễ bị đánh lừa khi sử dụng đường trung bình động để xác định xu hướng trong một thị trường giới hạn phạm vi. Đó là lý do tại sao bạn cần sử dụng các phương pháp hành động giá khác như đã nêu ở trên để chúng hoạt động như một “bộ lọc” loại và sắp xếp các đường trung bình động.

Ví dụ, trong một thị trường giới hạn phạm vi như được mô tả trong mục 2, nếu bạn đặt đường trung bình động trên biểu đồ của mình, chúng sẽ giao nhau lên xuống khi giá dao động giữa các mức hỗ trợ và kháng cự song song. Vì vậy, nếu bạn theo các đường trung bình động trong một thị trường giới hạn phạm vi, bạn sẽ gặp khó khăn vì giá thường sẽ thay đổi hướng ngay khi đường trung bình động giao nhau. Vì lý do này, chiến thuật 1 thường được sử dụng phổ biến hơn để xác định thị trường có theo xu hướng hay đi ngang. Tuy vậy, đường trung bình động có thể là một công cụ bổ sung tốt cho chiến thuật vì chúng có thể cung cấp cho chúng ta các khu vực giá trị tốt trong thị trường có xu hướng tìm mua và bán.

Có thể nói, xu hướng thực sự là bạn của mỗi nhà đầu tư, bạn cần xác định rõ ràng thị trường có xu hướng hay không trước khi bắt đầu giao dịch. Hãy vận dụng những chiến thuật để phân biệt thị trường xu hướng và thị trường đi ngang mà chúng ta đã thảo luận ở trên và quan sát một bức tranh tổng thể để xem thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm? Nếu không xu hướng nào rõ ràng thì có nghĩa là nó đang đi ngang. Nếu là một thị trường Sidewway, hãy xem xét rằng biên độ biến động có phù hợp để giao dịch và cho một tỷ lệ Risk:Reward tốt hay không?

Bài viết trên chia sẻ 3 chiến thuật để phân biệt thị trường theo xu hướng và thị trường đi ngang. Để có được kết luận chính xác nhất, cách tốt nhất là hãy kết hợp cả 3 công cụ trên với nhau. Hi vọng nhà giao dịch có thể xác định đượ thị trường và xây dựng chiến lược giao dịch tối ưu nhất. Chúc bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận