skip to Main Content

Những ưu và nhược điểm của Công nghệ Blockchain

Blockchain được thiết kế như một cơ sở dữ liệu phi tập trung có chức năng như một sổ cái phân tán. Việc tạo ra công nghệ Blockchain đã mang lại nhiều lợi thế trong nhiều ngành công nghiệp, cung cấp tính năng bảo mật cao. Tuy nhiên, bản chất phi tập trung của nó cũng mang lại một số nhược điểm. Ví dụ, khi so sánh với các cơ sở dữ liệu truyền thống, tính hiệu quả của nó còn hạn chế và dung lượng lưu trữ còn thấp.

Những ưu điểm của công nghệ Blockchain

Tính chính xác của chuỗi

Giao dịch trên Blockchain được phê duyệt bởi một mạng lưới bao gồm hàng ngàn hoặc hàng triệu máy tính. Điều này có nghĩa là gần như không có sự tham gia của con người vào quá trình xác minh, vì vậy sẽ có ít lỗi hơn và hồ sơ thông tin sẽ trở nên chính xác hơn. Trong trường hợp một máy tính mắc lỗi tính toán, thì lỗi đó sẽ chỉ xảy ra với một bản sao của Blockchain. Để lỗi đó ảnh hưởng đến các phần còn lại của Blockchain, thì ít nhất 51% trong tổng số máy tính của mạng cũng phải mắc lỗi – một điều sẽ không thể xảy ra.

Tiết kiệm chi phí

Blockchain không cần đến bất kì cơ quan trung gian nào để lưu trữ mọi thông tin của nó. Thay vào đó, Blockchain được sao chép và trải rộng trên một mạng máy tính. Bất cứ khi nào một khối mới được thêm vào Blockchain, tất cả máy tính sẽ cập nhật Blockchain của nó để phản ánh sự thay đổi. Thay vì lưu trữ nó trong một cơ sở dữ liệu trung tâm, với cách truyền thông tin trên mạng Blokchain như thế này, rất khó để có thể giả mạo thông tin.

Có sự phân cấp

Blockchain không cần đến bất kì cơ quan trung gian nào để lưu trữ mọi thông tin của nó. Thay vào đó, Blockchain được sao chép và trải rộng trên một mạng máy tính. Bất cứ khi nào một khối mới được thêm vào Blockchain, tất cả máy tính sẽ cập nhật Blockchain của nó để phản ánh sự thay đổi. Thay vì lưu trữ nó trong một cơ sở dữ liệu trung tâm, với cách truyền thông tin trên mạng Blokchain như thế này, rất khó để có thể giả mạo thông tin.

Giao dịch hiệu quả

Các giao dịch được xác nhận thông qua một cơ quan trung gian, vì thế có thể mất đến vài ngày để có thể giải quyết hoàn tất. Ví dụ, nếu như tối thứ Sáu bạn gửi tiền vào tài khoản, bạn sẽ phải chờ cho đến sáng thứ Hai để có thể biết được tiền đã có trong tài khoản hay chưa. Trong khi các tổ chức tài chính hoạt động năm ngày một tuần, và chỉ làm việc trong giờ hành chính, thì Blockchain hoạt động 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Giao dịch có thể được hoàn thành chỉ trong mười phút và có thể được coi là an toàn chỉ sau vài giờ. Điều này đặc biệt hữu ích cho các giao dịch xuyên biên giới, bởi vì giao dịch xuyên biên giới thường tốn nhiều thời gian do các vấn đề về múi giờ và chỉ được coi là hoàn tất khi tất cả các bên đã kí xác nhận giao dich.

Giao dịch cá nhân được đảm bảo

Mạng Blockchain hoạt động như một cơ sở dữ liệu công cộng, có nghĩa là bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể xem danh sách lịch sử giao dịch. Mặc dù ai cũng có thể truy cập chi tiết về các giao dịch nhưng họ không thể truy cập thông tin nhận dạng về người thực hiện các giao dịch đó.
Khi khách hàng thực hiện các giao dịch công khai, khóa công khai sẽ được ghi lại trên Blockchain thay vì các thông tin cá nhân của họ. Mặc dù danh tính của người giao dịch vẫn được liên kết với địa chỉ Blockchain, nhưng rất khó để các tin tặc có thể lấy thông tin cá nhân của người thực hiện giao dịch.

Giao dịch an toàn

Khi một giao dịch được ghi lại, tính xác thực của nó phải được xác minh bởi mạng Blockchain. Hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu máy tính trên Blockchain sẽ lập tức xác nhận các chi tiết mua hàng là chính xác hay không. Sau khi một máy tính đã xác thực giao dịch, nó được thêm vào Blockchain dưới dạng một khối. Mỗi khối trên Blockchain đều chứa một hàm băm riêng biệt, cùng với hàm băm của khối trước nó. Khi thông tin về một khối được chỉnh sửa theo bất kỳ cách nào, mã băm đó sẽ thay đổi. Sự khác biệt này giúp cho thông tin trên Blockchain cực kỳ khó thay đổi mà không cần thông báo trước.

Minh bạch

Mặc dù thông tin cá nhân trên Blockchain được giữ kín, nhưng bản thân công nghệ giống như một nguồn mở. Điều đó có nghĩa là người dùng trên mạng Blockchain có thể sửa đổi mã khi họ thấy phù hợp. Việc lưu trữ dữ liệu trên mã nguồn mở Blockchain cũng khiến việc giả mạo dữ liệu trở nên khó khăn hơn nhiều.

Nhược điểm của công nghệ Blockchain

Mặc dù Blockchain đã có rất nhiều bước tiến đáng kể, nhưng những thách thức đi kèm là không hề nhỏ, đặc biệt là vấn đề ứng dụng nó như thế nào cho hiệu quả. Trong ứng dụng công nghệ Blockchain, bên cạnh rào cản về kỹ thuật, thì nó còn liên quan đến chính trị và các quy định khác. Dưới đây là một số thách thức mà công nghê Blockchain đang phải đối mặt với:

Chi phí về công nghệ

Mặc dù công nghệ này giúp người dùng tiết kiệm phí giao dịch, nhưng chúng ta cần hiểu rằng Blockchain không phải là một công cụ miễn phí. Ví dụ, do việc sử dụng hàng triệu máy tính trên mạng Bitcoin nên hệ thống mà Bitcoin đang sử dụng để xác thực các giao dịch tiêu thụ một lượng lớn nguồn năng lượng khá lớn. Tất cả năng lượng đó đều gây tốn tiền và theo một nghiên cứu gần đây từ Công ty nghiên cứu Elite Fixture, chi phí đào một Bitcoin có thể lên đến 26.170 đô la Mỹ.
Chi phí tiện ích trung bình ở Hoa Kỳ rơi vào khoảng $ 4,758. Mặc dù chi phí đào Bitcoin khá cao nhưng các nhà giao dịch vẫn sẵn sàng chi trả để có thể xác thực các giao dịch trên Blockchain. Đó là vì khi đào thêm một khối vào Bitcoin Blockchain, họ sẽ được thưởng một lượng Bitcoin xứng với thời gian và năng lượng mà họ bỏ ra. Tuy nhiên, khi nói đến các Blockchain không sử dụng tiền điện tử, các công cụ đào sẽ cần phải được thanh toán hoặc cần được khuyến khích để xác thực các giao dịch.

Tốc độ không hiệu quả

Hệ thống xác thực giao dịch Bitcoin sẽ mất khoảng mười phút để thêm một khối mới vào Blockchain. Với tốc độ đó, nó ước tính rằng mạng Blockchain chỉ có thể quản lý bảy giao dịch mỗi giây. Mặc dù các loại tiền điện tử khác hoạt động tốt hơn Bitcoin, như Ethereum là 20 giao dịch mỗi giây và Bitcoin Cash là 60 giao dịch mỗi giây, nhưng chúng vẫn bị giới hạn bởi Blockchain.

Hoạt động phi pháp

Mặc dù tính bảo mật trên mạng Blockchain giúp bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng, nhưng nó cũng cho phép các hoạt động giao dịch bất hợp pháp trên Blockchain. Một ví dụ điển hình cho việc Blockchain được sử dụng cho các giao dịch bất hợp pháp đó là Silk Road, một thị trường trực tuyến trên mạng đen hoạt động từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 10 năm 2013 khi FBI ngừng hoạt động.
Trang web cho phép người dùng sử dụng web mà không bị theo dõi, và có thể mua hàng bất hợp pháp bằng Bitcoin. Tại Hoa Kỳ, các sàn giao dịch trực tuyến phải có được thông tin về khách hàng của họ khi họ mở tài khoản, xác minh danh tính của từng khách hàng và xác nhận rằng khách hàng không xuất hiện trong bất kỳ danh sách các tổ chức khủng bố nào.

Điều gì sẽ xảy ra với công nghệ Blockchain trong những năm tới?

Blockchain được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1991 như một dự án nghiên cứu, sau gần hai thập kỷ, các doanh nghiệp trên thế giới đang tích cực nghiên cứu về công nghệ có khả năng ứng dụng cao và đem lại nhiều lợi ích trong tương lai.

Với nhiều ứng dụng thực tế đã được triển khai và khám phá, Blockchain cuối cùng đã tạo nên tên tuổi cho mình trong những năm gần đây. Blockchain đã trở thành một từ thông dụng và khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Blockchain góp phần giúp cho các hoạt động kinh doanh và hoạt động của chính phủ trở nên chính xác, hiệu quả và an toàn hơn.

Chuẩn bị bước vào thập kỷ thứ ba của Blockchain, câu hỏi sẽ không còn là “liệu rằng” các công ty có tiếp nhận công nghệ này hay không, thay vào đó sẽ là câu hỏi “khi nào” các công ty mới có thể bắt kịp và tận dụng nó một cách triệt để.

Mặc dù có những nhược điểm, nhưng những ưu điểm vượt trội mà Blockchain mang lại đã đem lại rất nhiều lợi ích cho phía doanh nghiệp và đặc biệt là khách hàng. Trước khi công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong tương lai, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để hạn chế những nhược điểm đó và ứng dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận