skip to Main Content

Những loại tiền điện tử nên đầu tư bên cạnh Bitcoin

Bitcoin không chỉ là một xu hướng, mở ra làn sóng tiền điện tử được xây dựng trên một mạng ngang hàng phi tập trung, mà nó còn trở thành tiêu chuẩn cho các đồng crypto khác. Tuy nhiên, bên cạnh Bitcoin, còn có rất nhiều loại tiền điện tử khác mà chúng ta không thể bỏ qua.

Tiền điện tử là gì?

Trước khi chúng ta tìm hiểu một số tiền điện tử khác, hãy nán lại một chút để cùng tìm hiểu khái niệm “tiền điện tử” và “Altcoin” là gì. Theo nghĩa rộng, tiền điện tử là tiền ảo hoặc tiền kỹ thuật số có hình thức của một tiền xu. “Crypto” trong thuật ngữ “cryptocurrencies” (tiền điện tử) có nghĩa là mật mã phức tạp cho phép tạo ra một mã thông báo kỹ thuật số cụ thể, được lưu trữ và giao dịch một cách an toàn. Bên cạnh tính năng đó còn có một cam kết chung về tính phân cấp; tiền điện tử thường được phát triển dưới dạng các mã bởi các nhóm xây dựng cơ chế phát hành.
Tiền điện tử hầu như luôn được thiết kế để không bị thao túng và được kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ. Trong những năm gần đây, tiền điện tử ngày càng phổ biến, các loại tiền được mô hình hóa sau Bitcoin được gọi chung là Altcoin và chúng đang dần thể hiện bản thân dưới dạng phiên bản sửa đổi hoặc cải tiến của Bitcoin. Mặc dù một số loại tiền này dễ khai thác hơn Bitcoin, nhưng chúng cũng chứa rủi ro lớn hơn trong giao dịch và có giá trị thấp hơn so với Bitcoin.

Một số loại tiền điện tử đáng chú ý khác bên cạnh Bitcoin

1. Litecoin

Litecoin, được ra mắt vào năm 2011, là một trong những loại tiền điện tử được phát hành đầu tiên, sau Bitcoin. Nó được tạo bởi Charlie Lee – một cựu sinh viên trường Đại học MIT và cũng là cựu kỹ sư của tập đoàn Google. Litecoin được xây dựng dựa trên mạng thanh toán toàn cầu và không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Mặc dù Litecoin và Bitcoin có nhiều nét tương đồng, nhưng nó có tốc độ tạo khối nhanh hơn nên sẽ cung cấp xác nhận giao dịch nhanh hơn. Khác với các nhà phát triển, ngày càng có nhiều nhà giao dịch đầu tư vào Litecoin. Kể từ 9/2/ 2019, Litecoin có mức vốn hóa thị trường là 2,63 tỷ đô la và giá trị mỗi mã thông báo (token) là 43,41 đô la.

2. Ethereum (ETH)

Được ra mắt vào năm 2015, Ethereum là một nền tảng phần mềm phi tập trung cho phép Hợp đồng thông minh và Ứng dụng phân tán (DApps) được xây dựng và chạy mà không có bất kỳ thời gian chết, tình trạng gian lận hay bị kiểm soát hoặc can thiệp bởi bên thứ ba. Các ứng dụng trên Ethereum được chạy trên mã thông báo được mã hóa riêng (hay còn gọi là Ether). Ether giống như một phương tiện di chuyển trên nền tảng Ethereum. Ngày nay, rất nhiều nhà phát triển đang tìm cách cải tiến và chạy các ứng dụng bên trong Ethereum, cùng với đó, các nhà đầu tư cũng đang tìm cách để mua các loại tiền điện tử khác bằng Ether.
Sau khi cuộc tấn công vào DAO năm 2016, Ethereum đã được chia thành Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC). Kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2019, Ethereum (ETH) có mức vốn hóa thị trường là 12,49 tỷ đô la và giá trị mỗi mã thông báo là 118,71 đô la.

3. Zcash (ZEC)

Zcash là một loại tiền điện tử phi tập trung và là mã nguồn mở được ra mắt vào cuối năm 2016. Zcash cung cấp cho người giao dịch quyền riêng tư, quyền chọn lọc và tính minh bạch. Khác với Bitcoin là mọi thông tin giao dịch đều ở chế độ công khai, với Zcash, tất cả thông tin đều được mã hóa, chính vì vậy, các chi tiết về người gửi, người nhận và số tiền vẫn có thể để ở chế độ riêng tư nếu muốn. Kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2019, Zcash có mức vốn hóa thị trường là 291,25 triệu đô la và giá trị mỗi mã thông báo là 49,84 đô la.

4. Dash (DASH)

Dash (ban đầu được gọi là Darkcoin) là một phiên bản bí mật của Bitcoin. Dash cung cấp cho khách hàng nhiều tính ẩn danh hơn các loại tiền ảo khác. Nó hoạt động trên mạng mã chính phi tập trung nên hầu như các giao dịch không thể truy cập được. Ra mắt vào tháng 1 năm 2014, Dash có được một lượng người theo dõi và sử dụng tương đối lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tiền điện tử này được Evan Duffield tạo ra, phát triển và có thể khai thác bằng CPU hoặc GPU. Vào tháng 3 năm 2015, Darkcoin đã được đổi thương hiệu thành Dash, đây chính là tên viết tắt của Digital Cash. Việc đổi thương hiệu hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng hay tính năng của Dash. Kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2019, Dash có mức vốn hóa thị trường là 640,76 triệu đô la và giá trị mỗi mã thông báo là 74,32 đô la.

5. Ripple (XRP)

Ra mắt vào năm 1012, Ripple là một mạng thanh toán toàn cầu theo thời gian thực, cung cấp các khoản thanh toán quốc tế tức thì, an toàn với chi phí thấp. Sổ cái đồng thuận của Ripple (phương thức xác nhận của Ripple) đặc biệt ở chỗ nó không yêu cầu mining (đào), vì vậy giúp giảm thiểu độ trễ mạng. Theo cách này, Ripple khiến cho bản thân nó khác biệt với Bitcoin và các loại Altcoin khác. Hiện nay, Ripple ngày càng được các công ty, ngân hàng quan tâm và sử dụng. Kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2019, Ripple có mức vốn hóa thị trường là 12,69 tỷ đô la và giá trị mỗi mã thông báo là 0,38 đô la.

6. Monero (XMR)

Monero là một loại tiền tệ an toàn mang tính cá nhân và không thể truy cập. Được ra mắt vào tháng 4 năm 2014, Monero nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng Crypto và những người đam mê tiền điện tử. Monero được mã hóa và phân cấp tương tự như Bitcoin nhưng khả năng mở rộng và có tính tập trung mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, Monero còn cho phép bảo mật hoàn toàn bằng cách sử dụng một kỹ thuật đặc biệt gọi là chữ ký vòng (ring signatures). Kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2019, Monero có mức vốn hóa thị trường là 808,50 triệu đô la và giá trị mỗi mã thông báo là 48,18 đô la.

7. Bitcoin Cash (BCH)

Bitcoin Cash giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử tiền điện tử vì nó là một trong những “hard forks” đầu tiên và thành công nhất của Bitcoin nguyên bản. Do tính chất phi tập trung của các loại tiền điện tử, các thay đổi giao dịch đối với mã thông báo (token) hoặc tiền xu phải được thực hiện; cơ chế cho quá trình này thay đổi tùy theo loại tiền điện tử.
Khi mà các bên không thể thỏa thuận với nhau, đồng tiền kỹ thuật số sẽ có thể bị chia tách, thành một bản gốc giống với mã gốc của nó và một phiên bản mới với sự thay đổi về mã so với bản gốc. Bitcoin Cash được tạo ra vào tháng 8 năm 2017 từ một cuộc tranh luận liên quan đến vấn đề khả năng mở rộng của đồng Bitcoin. Trong khi Bitcoin có giới hạn nghiêm ngặt về kích thước của các khối (1 megabyte), Bitcoin cash được tăng kích thước khối từ 1 MB lên 8 MB, với ý tưởng là các khối lớn hơn sẽ cho phép thời gian giao dịch nhanh hơn. Ngoài ra còn có những thay đổi khác so với Bitcoin ban đầu bao gồm cả việc loại bỏ giao thức Segregated Witness, ảnh hưởng đến không gian khối. Kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2019, BCH có mức vốn hóa thị trường là 2,23 tỷ đô la và giá trị mỗi mã thông báo là 126,49 đô la.

8. NEO (NEO)

Cho đến nay, đây là loại tiền điện tử lớn nhất đến từ Trung Quốc và đôi khi được gọi là Ethereum Trung Quốc do sử dụng các hợp đồng thông minh tương tự với Ethereum. Năm 2017 là năm thành công nhất đối với NEO kể từ trước đến nay, từ giá trị 0,16 đô la cho một mã thông báo vào tháng 1 năm 2017, một năm sau NEO đã tăng lên khoảng 162 đô la mỗi mã thông báo. Điều này tạo ra mức lợi nhuận hơn 111.000%. Chìa khóa cho sự thành công vang dội đó chính là NEO được lập trình bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm Go, Java, C ++ và các ngôn ngữ khác. Kể từ ngày 9 tháng 2 năm 2019, NEO có mức vốn hóa thị trường là 492,48 triệu đô la và giá trị mỗi mã thông báo là 7,58 đô la.

Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của tiền điện tử

Ưu điểm

Do tính độc lập chính trị và bảo mật dữ liệu cao, người dùng tiền điện tử được hưởng một số lợi ích mà các loại tiền tệ truyền thống không thể đem lại. Chẳng hạn, trong khi chính phủ có thể dễ dàng đóng băng hoặc thậm chí chiếm đoạt tài khoản ngân hàng dựa theo quyền lực pháp lý, thì rất khó để có thể làm điều tương tự với các khoản tiền được giữ bằng tiền điện tử – ngay cả khi chủ sở hữu là công dân hoặc cư dân hợp pháp.

Nhược điểm

Tuy nhiên, tiền điện tử cũng đi kèm với một loạt rủi ro và hạn chế, chẳng hạn như tính thanh khoản và biến động giá trị. Ngoài ra, tiền điện tử có thể sử dụng cho các giao dịch trên thị trường đen, vì vậy nhiều quốc gia chưa thực sự có lòng tin với các loại tiền điện tử.

Ứng dụng

Tiền điện tử là một tài sản kỹ thuật số có thể được sử dụng làm phương tiện trao đổi. Những loại tiền tệ này tích hợp mật mã để bảo đảm các giao dịch và để xác minh việc chuyển giao tài sản. Ngoài ra, tiền điện tử còn được phát triển thành một công cụ toàn cầu để mua các mặt hàng, đầu tư vào các dự án và lưu trữ giá trị.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này, hi vọng bạn đã có được những kiến thức cơ bản nhất trước khi quyết định đầu tư vào loại tiền tệ nào.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận