skip to Main Content

Những kiến thức cơ bản về Blockchain mà một nhà đầu tư cần biết

Nếu bạn là người có hứng thú trong những lĩnh vực ngân hàng, đầu tư hoặc tiền điện tử, thì thuật ngữ “Blockchain” hẳn không còn xa lạ nữa. Trong quá trình tìm hiểu về khái niệm Blockchain, có lẽ bạn đã từng bắt gặp khái biệm về Blockchain giống như một sổ cái phân tán, phi tập trung, công khai. Đối với những người mới bắt đầu, khái niệm này dường như là không rõ ràng và khó hiểu, chính vì vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về Blockchain.

Blockchain là gì?

Có nên để coin trên sàn Binance? Ví Binance có an toàn không? vi-blockchain-wallet

Ở cấp độ cơ bản nhất, Blockchain chính là một chuỗi các khối. Khi nhắc đến “khối” và “chuỗi” trong bối cảnh này, chúng ta hiểu đó là những thông tin kỹ thuật số được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu công cộng. Các khối trên nền tảng Blockchain sẽ được tạo thành từ các mẩu thông tin kỹ thuật số. Cụ thể, chúng bao gồm ba phần:

  1. Các khối có chức năng lưu trữ thông tin về các giao dịch bao gồm ngày, thời gian và số tiền giao dịch gần đây nhất của bạn.
  2. Các khối lưu trữ thông tin về người đang tham gia giao dịch. Thay vì sử dụng tên thật của bạn, giao dịch mua hàng sẽ được ghi lại bằng chữ ký kỹ thuật số đặc biệt – giống như kiểu tên người dùng (username).
  3. Khối lưu trữ thông tin khác với các khối khác. Giống như việc mỗi người đều có tên riêng để phân biệt với nhau thì mỗi khối lưu trữ sẽ có một mã riêng biệt được gọi là “hàm băm” (hash), nó cho phép chúng ta phân biệt khối lưu trữ thông tin với các khối khác. Ví dụ như bạn thực hiện giao dịch mua hàng trên Amazon, nhưng trong khi đang được vận chuyển, bạn thực hiện thêm một giao dịch nữa giống với giao dịch cũ. Mặc dù các chi tiết về giao dịch mới của bạn trông gần giống với giao dịch mua trước đó của bạn nhưng vẫn có thể phân biệt các khối dựa các mã của chúng.

Trong ví dụ trên, mặc dù các khối đó đang được sử dụng để lưu trữ một giao dịch mua từ Amazon, nhưng thực tế lại có một chút khác biệt. Một khối thông thường trên Blockchain thực sự có thể lưu trữ tới 1 MB dữ liệu. Tùy thuộc vào quy mô của các giao dịch, điều đó có nghĩa là một khối có thể chứa lên tới vài nghìn giao dịch.

Blockchain hoạt động như thế nào?

Khi một khối lưu trữ dữ liệu mới, nó sẽ được thêm vào Blockchain. Đúng như tên gọi của nó, Blockchain bao gồm nhiều khối được xâu chuỗi lại với nhau. Tuy nhiên, để thêm một khối vào Blockchain, cần có bốn yếu tố sau:

  1. Giao dịch phải được thực hiện.
  2. Giao dịch đó phải được xác minh sau khi thực hiện việc mua hàng. Ở những nơi như Ủy ban giao dịch chứng khoán, Wikipedia hoặc thư viện, đối với các hồ sơ thông tin công khai khác, cần phải có một người chịu trách nhiệm kiểm tra các mục nhập dữ liệu mới. Tuy nhiên, với Blockchain, công việc đó lại được thực hiện bởi một mạng máy tính. Các mạng này thường bao gồm hàng ngàn máy tính (với Bitcoin, con số đó lên tới hàng triệu) trải rộng trên toàn cầu. Khi bạn mua hàng, mạng máy tính đó sẽ lập tức kiểm tra xem thông tin giao dịch của bạn có chính xác hay không. Chúng sẽ xác nhận lại các chi tiết của giao dịch, bao gồm thời gian, số tiền và người tham gia giao dịch.
  3. Giao dịch đó phải được lưu trữ trong một khối. Sau khi giao dịch của bạn được xác minh là chính xác, nó sẽ có tín hiệu thông báo. Số tiền giao dịch, chữ ký số của bạn, tất cả sẽ được lưu trữ trong một khối.
  4. Khối đó phải được đưa ra một hàm băm (hash). Khi tất cả các giao dịch khối đã được xác minh, nó phải được cung cấp một mã nhận dạng đặc biệt, được gọi là băm. Khối này cũng chứa băm của những khối gần đây nhất. Sau đó, các khối sẽ được thêm vào Blockchain.

Chức năng của Blockchain là gì?

Thiết lập danh tính kỹ thuật số

Công cụ nhận dạng của công nghệ Blockchain được thực hiện thông qua việc sử dụng các khóa mật mã, kết hợp khóa công khai và khóa riêng tạo ra một tham chiếu nhận dạng kỹ thuật số.

Khóa công khai là cách mà bạn được xác định trong đám đông (ví dụ như địa chỉ email), khóa riêng là cách mà bạn thể hiện sự đồng ý với các tương tác kỹ thuật số. Mật mã học là một công cụ quan trọng đằng sau cuộc cách mạng Blockchain.

Chức năng như một hệ thống hồ sơ

Blockchains là một tiến bộ giúp cho việc đăng ký và phân phối thông tin hiệu quả hơn. Chúng được sử dụng cho việc ghi lại những thông tin đăng kí và giao dịch, đây chính là một cải tiến lớn trong hệ thống hồ sơ ghi lại thông tin giao dịch.

Trong khi đăng ký, dữ liệu có thể được lưu trữ trên Blockchains theo bất kỳ cách nào trong ba cách sau:

  • Dữ liệu không được mã hóa – bất kỳ ai khi tham gia Blockchain đều có thể đọc những dữ liệu này.
  • Dữ liệu được mã hóa – đối với kiểu lưu trữ dữ liệu này, những người tham gia bằng khóa giải mã mới có thể đọc được. Khóa giải mã sẽ cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu trên Blockchain và có thể chứng minh được ai đã thêm dữ liệu và khi nào nó được thêm vào.
  • Dữ liệu băm – có thể được trình bày cùng với chức năng đã tạo ra nó để hiển thị dữ liệu đã bị giả mạo.

Các hàm băm (hashes) trong Blockchain thường được thực hiện kết hợp với dữ liệu gốc mà được lưu trữ ngoài chuỗi. Ví dụ, dấu vân tay kỹ thuật số, thường được mã hóa vào trong Blockchain, trong khi phần thông tin chính có thể được lưu trữ ngoại tuyến.

Ngăn chặn sự thay đổi của dữ liệu đã được xác nhận (Tính bất biến của dữ liệu trên Blockchain)

Một tính năng của cơ sở dữ liệu trên Blockchain đó là Blockchain có riêng lịch sử của nó.  Nói cách khác, sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để có thể thay đổi được một mục trong cơ sở dữ liệu, bởi vì sẽ phải thay đổi tất cả những dữ liệu đi kèm sau đó.

Phục vụ như một nền tảng

Tiền điện tử là nền tảng đầu tiên được phát triển bằng công nghệ Blockchain. Bên cạnh đó, hiện nay một số người còn đang có ý tưởng xây dựng một nền tảng cho các hợp đồng thông minh. Thuật ngữ hợp đồng thông minh (smart contracts) đã trở thành một cụm từ quen thuộc và dễ hiểu.

Ngoài ra còn có hợp đồng pháp lý thông minh, hoặc hợp đồng Ricardian. Hợp đồng ở đây chính là sự pha trộn của thỏa thuận bằng lời nói, bằng văn bản và cũng có thể là các chuỗi khối như timestamps, tokens, kiểm toán (auditing),…

Cuối cùng là các hợp đồng thông minh Ethereum. Đây là những chương trình kiểm soát tài sản trên Blockchain, được thực hiện qua các tương tác trên Blockchain Ethereum. Và bản thân Ethereum cũng là một nền tảng cho mã hợp đồng thông minh.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về Blockchain như là khái niệm, cách thức hoạt động và những chức năng của nó. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp ích cho các bạn, đặc biệt là những người mới bắt đầu với tiền điện tử.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận