skip to Main Content

Nhà đầu tư tài chính được “hưởng lợi” từ khủng hoảng kinh tế

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, cổ phiếu của nhiều công ty rơi xuống mức thấp nhất khiến các nhà đầu tư hoang mang bán tháo khỏi thị trường vì thua lỗ kéo dài. Song trên thực tế, có không ít các nhà đầu tư lại thành công nhờ khủng hoảng kinh tế, thu về hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô la. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tiết lộ cho các bạn 3 nhà đầu tư tài chính được “hưởng lợi” khi nền kinh tế tụt dốc.

Danh sách nhà đầu tư tài chính “hưởng lợi” từ khủng hoảng kinh tế

Warren Buffett

Các nhà đầu tư tài chính "hưởng lợi" từ khủng hoảng kinh tế

Vào tháng 10 năm 2008, Warren Buffett đã xuất bản một bài báo trên tờ New York Times tiết lộ rằng ông đang rót tiền mua chứng khoán Mỹ ngay giữa thời điểm suy thoái kinh tế.

Ông có một câu nói nổi tiếng “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam”. Chính vì vậy, Buffett đã quyết định theo đuổi kế hoạch tại thời điểm mà những người khác không dám tiến hành.

Ông cho biết: “Tôi muốn tận dụng cơ hội, có những thời điểm mà cùng một số tiền, người ta mua được nhiều hơn lúc bình thường.” Và Buffett đã giành ít nhất 28 tỷ USD để mua lại các công ty tại thời điểm đó.

Theo quan điểm của một tỷ phú, một thị trường đang suy yếu là thời cơ tốt nhất để mua tích trữ cổ phiếu, giá trị lâu dài của các doanh nghiệp Mỹ sẽ tiếp tục tăng sau khi khủng hoảng kinh tế kết thúc và các nhà đầu tư dễ dàng kiếm được khoản lợi nhuận “kếch xù” từ đó.

Tóm lại, tin xấu là người bạn tốt của các nhà đầu tư. Nó cho phép bạn mua tài sản với một mức giá thấp hơn.

Trong lịch sử phát triển của các doanh nghiệp, chắc chắn sẽ trải qua những thăng trầm, song hầu hết chúng đều tăng trưởng trong dài hạn.

Kết quả từ những thương vụ đầu tư trong giai đoạn khủng khoảng ra sao?

Và dự đoán của ông Buffett đã chính xác. Kể từ 10 năm sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, chỉ số S&P 500 đã tăng 130%. Các công ty như Apple và Amazon đã vươn lên tầm cao mới và chạm mốc nghìn tỷ đô vốn hóa.

Nếu bạn đầu tư 1.000 USD vào cổ phiếu Apple từ đầu tháng 8/2008, bạn sẽ thu về hơn 9.000 USD ở thời điểm 10 năm sau đó – tăng gấp 9 lần sau khi đã tính lạm phát và trừ cổ tức, theo tính toán của CNBC.

Xem thêm: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán dài hạn như Warren Buffett

Carlos Slim

Các nhà đầu tư tài chính "hưởng lợi" từ khủng hoảng kinh tế

Vào năm 2010, Carlos Slim vượt qua Bill Gates và trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản 53,5 tỷ đô la Mỹ và cũng là người Mỹ la tinh duy nhất trong danh sách top 10 theo xếp hạng của Forbes.

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới khủng khoảng, Carlos Slim vẫn có thể tạo ra doanh thu khổng lồ. Đối với nhiều người, đây quả là một điều phi thường, nhưng với ông, đó đơn thuần là thành quả của những chiến lược đầu tư hợp lý, đúng lúc và đúng chỗ.

Năm 1987, Mexico khủng hoảng, ông mua khá nhiều cổ phiếu và khi kinh tế phục hồi, giá cổ phiếu tăng và ông bán đi, kiếm lời lớn.

Tại Mexico, Carlos Slim được coi như một “ông trùm” sở hữu toàn bộ các đế chế kinh doanh lớn bao gồm các cửa hàng, hãng viễn thông, khách sạn, nhà hàng và cả ngân hàng. Thậm chí người dân Mexico thường nói với nhau rằng khó có thể có ai sống một ngày tại đất nước này mà không trả đồng nào cho Carlos Slim. Đồng thời, ông cũng đang sở hữu cổ phần tại tập đoàn bán lẻ Sak và báo Nytimes.

Nhà đầu tư tài chính – John Paulson

Các nhà đầu tư tài chính "hưởng lợi" từ khủng hoảng kinh tế

Mặc dù không phải là một nhà đầu tư cá nhân, Jamie Dimon đã có được thành công rất lớn, thu về khoản lợi nhuận khổng lồ cho JP Morgan trong bối cảnh khủng hoảng.

Cụ thể, tài năng của ông đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 khi Dimon dẫn dắt JPMorgan vượt qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước.

Tại thời điểm đang ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, Dimon đã rót vốn mua ngân hàng đầu tư Bear Stearns và tài sản ngân hàng bán lẻ của Washington Mutual, hai tổ chức tài chính chịu tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế. JP Morgan đã mua Bear Stearns với giá 10$/cổ phiếu, tương đương khoảng 15% giá trị (tính tại thời điểm đầu tháng 3 năm 2008). Vào tháng 9 cùng năm đó, công ty cũng đã mua lại WaMu. Giá mua cũng chỉ bằng một phần giá trị của WaMu so với hồi đầu năm.

Sau khủng hoảng, Bear Stearns trở thành ngân hàng có tài sản lớn nhất Hoa Kỳ, “cưỡi” lên đầu đàn anh truyền kiếp là Bank of America. Điều này góp phần giúp cho cổ phiếu của JP Morgan tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm, và chính các cổ đông và CEO của công ty là người được hưởng lợi nhiều nhất.

Kết luận

Vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn một số nhà đầu tư tài chính giàu lên từ khủng hoảng kinh tế. Hy vọng rằng với những câu chuyện trên, các bạn có cái nhìn tích cực hơn về giai đoạn khủng hoảng này. Hãy cứ trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, học hỏ từ những thất bại để có được nhiều thương vụ mua/bán thành công trong tương lai.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận