skip to Main Content

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  1. Phân tích kỹ thuật chứng khoán (Level 2)
  2. Phân tích kỹ thuật là gì? Triết lý của phân tích kỹ thuật
  3. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow (Phần 1)
  4. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow (phần 2)
  5. Các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật
  6. Các phương pháp giao dịch chứng khoán theo phân tích kỹ thuật
  7. Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action)
  8. Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)
  9. Tìm hiểu về mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
  10. Một số chỉ báo kỹ thuật áp dụng trong đầu tư Chứng Khoán
  11. Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến
  12. Các chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất trong chứng khoán

Để có được thành công trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp và hiệu quả. Trong số các chiến lược đem lại hiệu quả giao dịch tốt hiện nay, phương pháp sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào và thoát lệnh được nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn nhất. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến.

1. Chiến lược giao dịch chứng khoán với chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Cấu tạo của chỉ báo này bao gồm một đường trung bình động ở giữa và hai đường biên trên, biên dưới với độ biến động 2% so với đường ở giữa, cho phép trader so sánh độ biến động và mức giá tương đối của một đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Có rất nhiều chiến lược giao dịch sử dụng Bollinger Bands khác nhau, tuy nhiên có 3 phương pháp ứng dụng Bollinger Bands vào giao dịch đơn giản và phổ biến nhất là:

  • Giao dịch khi giá trong biên Bollinger Bands.
  • Giao dịch khi giá vượt ngưỡng Bollinger Bands.
  • Giao dịch khi Bollinger Bands xuất hiện nút thắt cổ chai.

Giao dịch khi giá trong biên Bollinger Bands.

Giá thường hoạt động chủ yếu trong khoảng giữa biên trên và biên dưới của Bollinger Bands, có xu hướng xoay quanh đường SMA(20). Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi Bollinger Bands.

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  • Tín hiệu mua: khi đường giá xuống thấp hơn biên dưới của Bollinger bands.
  • Tín hiệu bán: khi đường giá vượt ra ngoài biên trên của Bollinger Bands.

Lưu ý: Các Trader thường vào lệnh mua/bán khi đường giá chạm vào các dải của Bollinger Bands. Nhà đầu tư nên chờ khi đường giá di chuyển nằm ngoài biên trên hoặc dưới của Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nằm bên trong Bollinger Bands thì đây là cơ hội tốt để vào lệnh. Đây là cách để hạn chế thua lỗ trong trường hợp đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn.

Giao dịch khi giá vượt ngưỡng Bollinger Bands

Khi giá đóng cửa nằm ngoài Bollinger Bands, trader cần sử dụng các chỉ báo khác và đồng thời sử dụng đường hỗ trợ hoặc kháng cự để ra quyết định giao dịch phù hợp:

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  • Tín hiệu mua: Giá nằm cao hơn biên trên của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng xác nhận điều tương tự: trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này.
  • Tín hiệu bán: Giá nằm thấp hơn biên dưới của Bollinger Bands và các chỉ báo khác cũng thể hiện điều này.

2. Chiến lược giao dịch với chỉ báo Moving Average

Đường trung bình động – Moving Average (MA) là đường nối mức giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, đường trung bình động 50 ngày – MA (50) là tập hợp của các mức giá trung bình trong 50 phiên giao dịch.

Cách sử dụng MA để xác định xu hướng:

  • Dựa vào độ dốc của đường MA và sự di chuyển của giá so với MA, bạn có thể xác định xu hướng của thị trường. Ví dụ, nếu đường MA có độ dốc hướng xuống và giá đang được giao dịch dưới đường MA thì xu hướng hiện tại là xu hướng giảm. Ngược lại, nếu đường MA có độ dốc hướng lên và giá hiện tại ở trên đường MA là xu hướng tăng.
  • Khi 2 đường đường trung bình giao nhau: đường trung bình động ngắn hạn (SMA) cắt lên đường trung bình động dài hạn (EMA) thì xu hướng đó là xu hướng tăng. Còn khi đường trung bình động ngắn hạn cắt xuống đường trung bình động dài hạn thì đó là xu hướng giảm.

Sau khi xác định được xu hướng, các bạn có thể dễ dàng tìm điểm vào lệnh hợp lý.

  • Dựa vào vị trí giá đóng cửa và đường MA để xác định tín hiệu mua & bán: Nếu giá đóng cửa nằm trên đường MA cho ta thấy một tín hiệu mua, còn nếu giá đóng cửa dưới đường MA thì đây là tín hiệu bán.

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  • Dựa vào điểm giao cắt của 2 đường MA (khoảng thời gian khác nhau): Khi đường SMA cắt đường EMA từ dưới lên => tín hiệu mua; khi đường SMA cắt đường EMA từ trên xuống thường => tín hiệu bán.

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

3. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng Pinbar

Pinbar là một cây nến có thân rất ngắn và bóng nến rất dài về một phía, phía còn lại rất ngắn hoặc không có bóng nến. Pinbar có 2 loại:

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  • Pinbar tăng: đuôi nến nằm dưới thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)
  • Pinbar giảm: đuôi nến nằm trên thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)

Chiến lược giao dịch dựa trên Pinbar như sau:

  • Tín hiệu mua: Trong một xu hướng giảm, Pinbar xuất hiện có đuôi dưới dài hơn thân nến, bất kể màu nến. Nếu xuất hiện hai cây Pinbar liên tiếp nhau, cây sau thấp hơn cây trước thì tín hiệu đảo chiều tăng sẽ càng mạnh hơn.

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  • Tín hiệu bán: Trong một xu hướng tăng, xuất hiện cây nến Pinbar với đuôi trên dài hơn thân nến (không kể màu sắc. Nếu xuất hiện hai cây Pinbar liên tiếp nhau, cây sau cao hơn cây trước thì tín hiệu đảo chiều giảm sẽ càng mạnh hơn

3. Chỉ số kênh hàng hóa (Commodity channel index)

Chỉ số kênh hàng hóa đo lường sự khác biệt giữa giá hiện tại và giá trung bình lịch sử (tính trong một khoảng thời gian cụ thể). Chỉ báo CCI dao động giữa các mức cố định +100 và -100. Các cài đặt khác có thể được sử dụng là +200 và -200 với khoảng thời gian xem lại là 14 ngày. Khi chỉ báo forex CCI tăng trên mức tiêu chuẩn +100 hoặc giảm xuống dưới -100, nó báo hiệu tình trạng mua quá mức và bán quá mức trên thị trường.

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  • Tín hiệu mua: Giá trị lớn hơn 100 cho thấy một xu hướng tăng mạnh mới sắp bắt đầu.
  • Tín hiệu bán: Giá trị nhỏ hơn 100 cho thấy một xu hướng giảm mạnh mới sắp bắt đầu.

4. William% R

Chỉ báo Williams %R là một loại chỉ báo quán tính giá có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến -100, xác định các mức quá mua và quá bán của một chứng khoán. Chỉ báo Williams %R conf được sử dụng để tìm các điểm nhập và thoát thị trường.

Khi giá trị chỉ báo Williams %R nằm trong khoảng từ -20 đến 0 thì giá đang ở mức quá mua hay tiến về gần mức đỉnh cao nhất của phạm vi giá. Ngược lại, khi giá trị chỉ báo Williams %R nằm trong khoảng từ -80 đến -100, thì giá đang ở mức quá bán hay cách xa mức đỉnh của phạm vi giá gần nhất.

Một số chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến

  • Tín hiệu mua: khi chỉ báo đi từ mức quá bán (dưới -80), dịch chuyển lên trên -80 => dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng giá đang bắt đầu lại
  • Tín hiệu bán: khi chỉ báo dịch chuyển xuống dưới mức -20 (dấu hiệu hiệu cho thấy xu hướng giảm)

Có thể thấy, chỉ báo kỹ thuật là một công cụ vô cùng hữu ích đối với các nhà đầu tư tài chính. Biết cách vận dụng nó để tối ưu hóa điểm vào sẽ giúp bạn thu về lợi nhuận cao hơn. Cùng với đó, các nhà đầu tư cùng cần nâng cao kỹ năng quản lý vốn, quản lý tâm lý giao dịch và áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro để phòng rủi ro cho các khoản đầu tư của mình.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận