skip to Main Content

Mô hình nến Morning Star

  1. Mô hình nến Evening Star: Nhận dạng mô hình và xác định điểm vào lệnh hiệu quả
  2. Chiến lược giao dịch với mô hình nến Bearish Engulfing
  3. Mô hình nến Morning Star
  4. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Doji
  5. Chiến lược giao dịch với mô hình nến Hanging Man
  6. Chiến lược giao dịch với mô hình nến Nhật
  7. Các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trong giao dịch forex
  8. Mô hình nến Inside Bar là gì?
  9. Mô hình nến Nhật là gì? Các mô hình nến cơ bản hiệu quả nhất
  10. Danh sách các mô hình nến tiếp diễn xu hướng có hiệu quả cao nhất
  11. Pinbar là gì? Chiến lược giao dịch với Pin Bar đơn giản nhất
  12. Mô hình nến Hammer là gì?
  13. Mô hình nến Inverted Hammer là gì?
  14. Mô hình nến Doji là gì?
  15. Tìm hiểu về mô hình nến Hanging Man
  16. Tìm hiểu cơ bản về nến Heikin Ashi
  17. Mô Hình Nến Bullish Harami là gì?
  18. Mô hình nến Bearish Engulfing
  19. Mô hình nến sao Hôm (Evening Star) là gì?
  20. Mô hình nến Bullish Engulfing
  21. Mô Hình Nến Bearish Harami là gì?
  22. Phương pháp giao dịch mô hình nến Spinning Top chi tiết và dễ hiểu nhất
  23. Mô hình nến Three Inside Up & Three Inside Down là gì?
  24. Mô hình nến Spinning Top (Con Xoay) là gì?
  25. Trở thành trader thành công với chiến lược sử dụng mô hình nến 3 con quạ đen & 3 chàng lính trắng
  26. Kiếm tiền đơn giản với mô hình 3 cây nến

Trong thị trường forex, chắc hẳn rằng các nhà giao dịch, đặc biệt là những người giao dịch đảo chiều đã từng nghe về mô hình nến Morning Star. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm bắt ý nghĩa của mô hình này. Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất, để từ đó, giúp các trader có thêm hiểu biết và có thể vận dụng vào chiến lược giao dịch forex của mình.

Mô hình nến Morning Star là gì?

Mô hình nến Morning Star là một mô hình trực quan bao gồm ba chân nến, được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng như một tín hiệu của xu hướng tăng giá. Mô hình nến Morning Star hình thành sau một đợt giảm giá hoặc khi thị trường đạt mức quá bán. Khi điều này xảy ra, người bán đã đẩy giá đủ thấp để thu hút người mua mới và sẽ có thể một đợt tăng giá mạnh sẽ bắt đầu. Khi mô hình nến Morning Star xuất hiện, thì đây chính là dấu hiệu của sự đảo ngược trong xu hướng giá trước đó. Các nhà giao dịch theo dõi sự hình thành của mô hình.

Mô hình Morning Star là mô hình cụm 3 nến đảo chiều tại đáy:

  • Cây nến 1 là cây nến giảm giá mạnh sau một xu hướng giảm.
  • Cây nến thứ 2 xuất hiện với giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến 1, tạo ra “gap” giữa 2 cây nến. Cây nến thứ 2 có thân nhỏ và thân nến phải thấp hơn so với thân nến 1. Cây nến 2 của mô hình ghi lại khoảnh khắc thiếu quyết đoán của thị trường giao dịch, nơi người bán bắt đầu nhường chỗ cho người mua.
  • Cây nến thứ 3 trong mô hình nến Morning Star là một cây nến tăng giá mạnh, có giá đóng cửa nằm trong khoảng của thân nến 1. Cây nến thứ ba xác nhận sự đảo chiều trong xu hướng của thị trường, từ xu hướng giảm thành một xu hướng tăng giá mới.

Đối lập với mô hình nến Morning Star (Sao Mai) là mô hình nến Evening Star, mô hình này được dùng để báo hiệu sự đảo ngược của một xu hướng tăng thành một xu hướng giảm.

Ý nghĩa của mô hình Morning Star

Mô hình Morning Star là một mô hình nến trực quan, có thể hình thành sau ba phiên giao dịch hoặc không. Tuy nhiên, các nhà giao dịch có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác để dự đoán về sự hình thành của mô hình Morning Star, chẳng hạn như liệu hành động giá có di chuyển gần với vùng hỗ trợ hay không hoặc liệu chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) có cho thấy thị trường có đang trong tình trạng quá bán hay không.

Sau đây là hình ảnh biểu thị mô hình nến Morning Star:

Mô hình nến Morning Star

Biểu đồ trên được hiển thị bằng cây nến màu đen và trắng (hoặc trong nhiều trường hợp khác, sẽ là cây nến màu đỏ và xanh). Có một điều cần lưu ý về mô hình nến Morning Star đó là nến giữa có thể là cây nến tăng giá hoặc giảm giá (tương ứng với màu trắng hoặc đen) và khi đó, lượng người mua và người bán bắt đầu cân bằng hơn trong phiên giao dịch.

Cách xác định mô hình nến Morning Star

  • Mô hình nến Morning Star có hình chữ U rất đặc trưng. Nó được tạo thành từ ba nến và thường được xác định sau khi thị trường đã đẩy giá xuống mức thấp đáng kể.
  • Mô hình nến Morning Star bắt đầu với một nến giảm giá dài vào ngày đầu tiên.
  • Ngày tiếp theo, cây nến có giá mở cửa bằng hoặc dưới mức giá đóng cửa của cây nến trước. Giá đóng cửa của cây nến giữa có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với giá mở cửa trong phiên giao dịch đó.
  • Ngoài ra, trong mô hình nến Morning Star, cây nến giữa màu đen thường phổ biến hơn so với nến giữa màu trắng do thị trường không đóng cửa qua đêm trong tuần.
  • Nến thứ ba trong mô hình là nến kích hoạt, và đây là một cây nến thân dài có màu trắng (hoặc xanh). Nến này cho thấy xu hướng sẽ chuyển từ đà giảm sang một xu hướng tăng mạnh.

Biểu đồ minh họa mô hình nến Morning Star

Các mô hình nến Morning Star thường xuất hiện trong xu hướng giảm giá và báo hiệu một xu hướng tăng mới. Tuy nhiê, sự dao động mà mô hình nến Morning Star tạo ra có vẻ ngắn gọn và trong một số trường hợp, sau mô hình Morning Start, tiếp nối xu hướng tăng nhẹ là một xu hướng giảm giá.

Một ví dụ điển hình được biểu thị dưới đây:

Mô hình nến Morning Star

Ví dụ này minh họa biểu đồ EURGBP theo khung thời gian ngày. Trong nến 1,việc bán ra xảy ra vô cùng mạnh mẽ và điều này đã đẩy giá xuống mức thấp hơn rất nhiều trong xu hướng chính.

Nến 2 mở và đóng thấp hơn một chút. Nhưng cái bóng dài cho thấy có rất nhiều hoạt động giao dịch trong phiên giao dịch đó. Nếu có thêm dữ liệu về khối lượng, chúng ta có thể hoàn toàn xác nhận mô hình Morning Star đang diễn ra. Thân nến ngắn cho thấy áp lực mua và bán được kết hợp đồng đều tại thời điểm này.

Nến 3 biểu thị sự phục hồi mạnh mẽ hơn khi giá tăng mạnh với giá đóng cửa nằm trong thân nến thứ 1, và nó náo hiệu một sự tăng nhẹ về giá có thể xảy ra trước khi thị trường bắt đầu lặp lại xu hướng đi xuống.

Khi mô hình kết thúc, chúng ta thấy sự tăng vọt mạnh mẽ trong ba ngọn nến sau đó.

Các đặc điểm giúp tăng khả năng đảo chiều xu hướng cho mô hình nến Morning Star

Theo lý thuyết của Nison (1991), các đặc điểm giúp tăng khả năng đảo chiều xu hướng cho mô hình nến Morning Star:

  • Phải có khoảng trống giá giữa nến 2 so với nến 1, nến 2 so với nến 3
  • Nến thứ 3 có giá đóng cửa càng cao so với nến 1 thì lực mua vào càng mạnh
  • Khối lượng giao dịch thấp ở nến 1 và ngược lại, khối lượng giao dịch mạnh ở cây nến 3. Khối lượng giao dịch cao ở cây nến thứ 3 cho thấy những người mua vào đang kiểm soát thị trường và có khả năng đảo chiều xu hướng mạnh hơn.

So sánh mô hình Morning Star với mô hình Doji Morning Star và mô hình Evening Star

Mô hình Morning Star và mô hình Doji Morning Star

Khi hành động giá của nến giữa dao động không đáng kể trong phiên giao dịch, và cây nến có giá đóng cửa gần bằng với giá mở cửa, sẽ tạo thành một cây nến doji (có hình dạng giống với dấu cộng). Đây là một nến có thân nến rất nhỏ. Mô hình nến Doji Morning Star cho thấy sự thiếu quyết đoán của thị trường rõ ràng hơn so với mô hình nến Morning Star. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mô hình nến doji sau một cây nến đen thông thường sẽ báo hiệu một xu hướng tăng mạnh hơn và thị trường giao dịch sôi động hơn so với mô hình nến Morning Star.

Mô hình Morning Star và mô hình Evening Star

Mô hình nến Morning Star

Mô hình đối lập với Morning Star là mô hình nến Evening Star. Mô hình nến Evening Star là một cụm 3 nến đảo chiều tại đỉnh (cây nến 1 là cây nến tăng giá mạnh, có thân dài; theo sau là một cây nến giảm giá hoặc tăng giá, với giá đóng cửa gần bằng giá mở cửa; và sau cùng là một cây nến giảm giá mạnh, có thân nến dài), báo hiệu sự đảo ngược của một xu hướng tăng thành một xu hướng giảm. Mô hình này thường xuất hiện cuối đợt tăng giá mạnh hoặc khi thị trường đạt mức quá mua.

Hạn chế của việc sử dụng Mô hình nến Morning Star

Giao dịch hoàn toàn dựa trên mô hình nến Morning Star là một chiến lược vô cùng nguy hiểm, chứa nhiều rủi ro. Mô hình nến Morning Star được coi là hiệu quả nhất khi nó kết hợp với khối lượng giao dịch lớn cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác như mức hỗ trợ. Kiểu mô hình nến Morning Star xuất hiện khá thường xuyên trên biểu đồ và hình thành bất cứ khi nào có một cây nến nhỏ trong một xu hướng giảm, chính vì vậy, các trader nên sử dụng thêm các chỉ báo khác để quyết định vào lệnh một cách chính xác hơn.

Vậy là chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về mô hình nến Morning Star bao gồm khái niệm, ý nghĩa, hạn chế của kiểu mô hình này,…Qua bài viết hôm nay, chúng tôi hi vọng các bạn có thể vận dụng một cách hiệu quả nhất cho chiến lược giao dịch của mình.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận