skip to Main Content

Mô hình nến Inside Bar là gì?

  1. Mô hình nến Evening Star: Nhận dạng mô hình và xác định điểm vào lệnh hiệu quả
  2. Chiến lược giao dịch với mô hình nến Bearish Engulfing
  3. Mô hình nến Morning Star
  4. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Doji
  5. Chiến lược giao dịch với mô hình nến Hanging Man
  6. Chiến lược giao dịch với mô hình nến Nhật
  7. Các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trong giao dịch forex
  8. Mô hình nến Inside Bar là gì?
  9. Mô hình nến Nhật là gì? Các mô hình nến cơ bản hiệu quả nhất
  10. Danh sách các mô hình nến tiếp diễn xu hướng có hiệu quả cao nhất
  11. Pinbar là gì? Chiến lược giao dịch với Pin Bar đơn giản nhất
  12. Mô hình nến Hammer là gì?
  13. Mô hình nến Inverted Hammer là gì?
  14. Mô hình nến Doji là gì?
  15. Tìm hiểu về mô hình nến Hanging Man
  16. Tìm hiểu cơ bản về nến Heikin Ashi
  17. Mô Hình Nến Bullish Harami là gì?
  18. Mô hình nến Bearish Engulfing
  19. Mô hình nến sao Hôm (Evening Star) là gì?
  20. Mô hình nến Bullish Engulfing
  21. Mô Hình Nến Bearish Harami là gì?
  22. Phương pháp giao dịch mô hình nến Spinning Top chi tiết và dễ hiểu nhất
  23. Mô hình nến Three Inside Up & Three Inside Down là gì?
  24. Mô hình nến Spinning Top (Con Xoay) là gì?
  25. Trở thành trader thành công với chiến lược sử dụng mô hình nến 3 con quạ đen & 3 chàng lính trắng
  26. Kiếm tiền đơn giản với mô hình 3 cây nến

Inside Bar là 1 trong các mẫu hình mạnh nhất trong giao dịch Price Action Trading, và nó cực kỳ đa năng bởi Inside Bar vừa có thể giao dịch đảo chiều, vừa có thể giao dịch theo xu hướng. Trong bài học dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức cơ bản về mô hình nến Inside Bar và một vài lưu ý quan trọng khi giao dịch với nó để tránh các trường hợp nhận diện mô hình sai.

Mô hình nến Inside Bar là gì?

Trong tiếng Anh “Inside” nghĩa là nằm trong, nên đây là mẫu mô hình 2 nến, được cấu tạo theo dạng “nến nằm trong nến”, với 1 nến to thân dài ôm trọn vẹn cây nến còn lại, giống như kiểu mẹ bồng con vậy.

Mô hình nến Inside Bar là gì?

Inside Bar là mẫu mô hình “hai mang” nghĩa là Inside Bar vừa có thể báo hiệu 1 xu hướng chuẩn bị kết thúc để một xu hướng mới chuẩn bị diễn ra. Hoặc Inside Bar vừa thể hiện sự tiếp diễn của xu hướng trước đó.

Đặc điểm của nến Inside Bar

Cũng vì ý nghĩa của tên gọi như vậy nên trader đã đặt tên cho cây thứ nhất của cụm Inside Bar là nến Mother Bar, và cây còn lại, cây thứ 2 là cây Inside Bar.

Do có sự “ôm ấp” từ cây số 1, nên để thoả mãn điều kiện trở thành 1 Inside Bar hàng “chính hãng,” không phải hàng Fake, thì cây nến thứ 2 hay nến Inside Bar phải có đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn so với nến đứng trước đó.

Điều này đồng nghĩa, cây nến thứ 2 phải thực sự nằm gọn trong cây nến thứ 1 gồm cả 2 phần là râu nến và phần thân nến.

Ngoài ra, theo lý thuyết cổ điển để giúp cho mô hình hoạt động hiệu quả thì màu nến của 2 cây phải ngược nhau, nếu Mother Bar là một cây nến xanh (nến tăng), thì cây Insider Bar ngược lại phải là 1 cây nến màu đỏ (nến giảm). Tương tự, nếu cây Mother Bar là một cây nến đỏ, thì cây Inside Bar sẽ phải là cây nến màu xanh, như hình minh hoạ phía trên.

Tuy nhiên, hiện tại mẫu mô hình nến Inside Bar này đã có nhiều sửa đổi, không nhất thiết 2 cây nến phải khác nhau về mặt màu sắc có thể hoàn toàn giống nhau. Và chỉ cần thoả mãn điều kiện nến nằm trong nến, nghĩa là cây nến số 1 lúc nào cũng phải vô cùng to lớn để cây nến thứ 2 luôn lọt thỏm nằm trong nến số 1 là đủ.

Các dạng và biến thể của mô hình nến Inside Bar

1. Double (multi) Inside Bar – Inside Bar đa nến

Về cơ bản, như có giải thích trước đó, nến Inside Bar là mẫu mô hình 2 nến. Nhưng càng ngày mẫu mô hình này càng được biến thể mở rộng, không nhất thiết phải 2 nến có thể là 3,  nến hoặc 4 nến mà một số trader quen gọi là mẫu Insider Bar đa nến.

Mô hình nến Inside Bar là gì?

Khi xuất hiện các mẫu Inside Bar đa nến thì việc không quan tâm đến màu sắc nến là một điều chắc chắn, vấn đề của trader quan tâm ở đây là những nến “con” sau nến Mother Bar kia phải có kích thước nhỏ hơn, sao cho hoàn toàn nằm trong nến Mẹ, không được lớn hơn, nếu không mô hình nến Inside Bar không được hình thành.

Cụ thể, Double Inside Bar gồm 2 cây nến Inside Bar nằm gọn trong cấu trúc của nến mother bar. Các nến này xuất hiện khá thường xuyên và đôi khi bạn sẽ thấy 3,4 hay nhiều Inside Bar nằm cùng trong 1 mother bar. Theo đó, các Inside Bar đa nến cho thấy sự tích lũy kéo dài của thị trường, và thường sau đó sẽ là 1 cú nổ mạnh đưa giá đi xa. Nhưng đi về đâu thì chưa rõ.

2. Coiling Inside Bar – Inside Bar lồng vào nhau

Coiling Inside Bar xuất hiện khi 2 Inside Bar hoặc nhiều hơn lồng vào nhau lần lượt, tức là mỗi cây nến đều bị cây nến đứng trước bao bọc toàn bộ từ đỉnh tới đáy. Đây là mẫu hình mạnh hơn Inside Bar, vì nó cho thấy sự tích luỹ rất đều đặn và đẹp, cuối cùng sẽ dẫn tới 1 cú nổ mạnh mẽ đưa giá đi xa.

Mô hình nến Inside Bar là gì?

3. Inside Bar-pin bar combo

Khi bạnthấy 1 cây pin bar bị bao bọc toàn bộ bởi 1 mother bar đằng sau, thì nó là mẫu hình Inside Bar – pin bar combo (vừa là pin bar, vừa là Inside Bar). Đây cũng chính là mẫu hình Price Action đảo chiều mạnh, vì Inside Bar cho thấy thị trường đang tích luỹ, và bản thân nó là pin bar thể hiện sự từ chối giá.

Mô hình nến Inside Bar là gì?

Diễn biến tâm lý đằng sau cụm nến Inside Bar

Mỗi 1 cây nến được hình thành đều chứa toàn bộ tâm lý của nhà giao dịch trong đó, chính vì thế mẫu nến Inside Bar không ngoại lệ.

Cây nến đầu tiên là 1 cây nến vô cùng lớn như mẹ gấu vĩ đại, cho thấy 1 trong 2 phe đang áp đảo và tất nhiên phe thắng thế đang rất kỳ vọng giá có thể tiếp tục đi theo chiều hướng họ mong muốn, có thể ngày càng giảm mạnh (với phe thắng thế là phe Sell), hoặc giá sẽ càng ngày càng tăng mạng nếu phe đang thắng thế là phe Buy.

Tuy nhiên, kết quả có lẽ không được như mong đợi, thậm chí khối lượng giao dịch còn rất hạn chế khiến cho cây nến thứ 2 (nến Inside Bar) trở thành 1 cây nến “thấp bé nhẹ cân” mới có thể lọt thỏm trong cây nến thứ nhất. Điều này thể hiện điều gì?

Khi có 1 cây nến tăng mạnh, đặc biệt lại có màu xanh ngát, sẽ khiến cho trader luôn kỳ vọng giá phải tiếp tục tăng, nhưng nếu khi kỳ vọng đó bị sụp đổ, bạn hay hàng ngàn trader khác sẽ tự đặt câu hỏi liệu bây giờ có phải là lúc nên chốt lời hay không?

Vì phải ngồi cân nhắc và đặt câu hỏi như vậy, nên sẽ khiến các giao dịch đi vào hướng thận trọng, ít dần ít dần, điều này cũng chính là nguyên nhân khiến cho nến thứ 2 nhỏ hẹp hơn nến 1, với trường hợp Inside Bar đa nến có thể thấy sẽ xuất hiện hàng loạt nến nhỏ, đúng đằng sau cây nến Mother Bar. Nếu mẫu nến này xuất hiện tại khung D1, bạn có thể xem đối chiếu chúng xuống các khung nhỏ hơn như H4 hay H1, sẽ thấy sẽ thấy giá cả đang hình thành các mô hình tam giác tích luỹ.

Mô hình nến Inside Bar là gì?

Sở dĩ có chuyện tích luỹ là bởi như tôi nói ở trên, phe thắng thế không thể nào đẩy được giá lên cao hơn hoặc thấp hơn (tuỳ vào phe nào đang thắng thế) và phe yếu thế cùng không đủ sức để đẩy giá lên hoặc đẩy giá xuống nhằm tạo ra các đáy ngược lại thấp hơn hoặc cao hơn, chính vì thế bạn có thể để ý, những nến Inside Bar nằm trong mẫu đa nến rất hay có dấu hiệu rút chân. Và dù thế nào đi chăng nữa chúng vẫn phải nằm lọt thỏm trong cây nến số một.

Khi quá trình tích luỹ diễn ra cũng giống như một quả mìn được nhồi vậy, nhồi càng chặt, càng lâu thì khi 1 trong 2 phe cướp cờ sẽ khiến cho giá bị đẩy cực mạnh, có thể theo chiều hướng tiếp diễn hoặc đảo chiều, tuỳ thuộc vào phe nào thắng thế, nên quá trình tích luỹ cũng là cách để 1 trong 2 phe xem xét và chuẩn bị hành động sau này.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về mô hình nến Inside bar. Tuy nhiên, để có thể giao dịch với mô hình nến Inside bar một cách nhuần nhuyễn, các bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng giao dịch, thực hành luyện tập và sử dụng thêm các chỉ báo khác để nâng cao hiệu suất và phần trăm lợi nhuận. 

Xem thêm: Khóa học Price Action chuyên sâu

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận