skip to Main Content

Mô hình nến đảo chiều là gì? Chiến lược giao dịch với mô hình nến đảo chiều

Thị trường forex là thị trường đầu tư tiềm năng dành cho những ai có đam mê thu lợi nhuận từ thị trường tài chính. Một trong những điểm mấu chốt chính là thời điểm vào và thoát lệnh. Thay vì bắt đỉnh, bắt đáy một cách cảm tính, việc sử dụng mô hình nến đảo chiều sẽ giúp các trader nắm bắt thời điểm giá đảo chiều, để có thể thoát lệnh một cách an toàn, hoặc tìm được một điểm vào lệnh đẹp để tránh rủi ro một cách tối đa. Vậy, mô hình nến đảo chiều là gì và các mô hình nến đảo chiều nào có hiệu quả nhất, mạnh nhất hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mô hình nến đảo chiều là gì?

Mô hình nến đảo chiều là một mô hình nến Nhật, dùng để báo hiệu sự thay đổi của xu hướng từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng.

Với định nghĩa như vậy, mô hình nến đảo chiều chia ra làm 2 loại: mô hình nến đảo chiều tăng và mô hình nến đảo chiều giảm.

Mô hình nến đảo chiều tăng sẽ xuất hiện sau một xu hướng giảm, báo hiệu xu hướng giá bắt đầu đi lên. Một số mô hình đảo chiều tăng phổ biến như:

  • Hammer
  • Dragonfly Doji
  • Bullish Harami
  • Bullish Engulfing
  • Morning Star

Ngược lại, mô hình đảo chiều giảm sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng, báo hiệu xu hướng giá sẽ giảm. Một số mô hình nến đảo chiều giảm giá bao gồm:

  • Gravestone Doji
  • Bearish Harami
  • Bearish Engulfing
  • Evening Star
  • Shooting Star

Chiến lược giao dịch với mô hình nến đảo chiều

Để giao dịch với mô hình nến đảo chiều, bạn có thể áp dụng chiến lược giao dịch như sau:

1. Vào lệnh

Bên cạnh sự xuất hiện của mô hình nến đảo chiều, yếu tố bạn cần quan tâm đó là cây nến hình thành sau mô hình nến đó. Nếu cây nến tiếp theo hình thành theo hướng mà mô hình nến dự báo thì đây sẽ là yếu tố xác nhận bạn có thể tham gia thị trường, cụ thể là ngay sau khi cây nến đóng cửa.

Ví dụ với mô hình nến Bullish Engulfing:

Cây nến xác nhận sau mô hình nến Bullish Engulfing là một nến tăng có thân nến ngắn. Do đó, bạn có thể tham gia giao dịch tại thời điểm nến này kết thúc. Phương pháp này giúp bạn có một điểm vào chặt chẽ hơn, phù hợp với các nhà giao dịch thận trọng (conservative traders). Còn đối với các nhà giao dịch tích cực (aggressive traders), các trader có thể cân nhắc vào lệnh khi mức cao nhất của cây nến trong mô hình Bullish Engulfing bị phá vỡ (quy tắc này áp dụng cho mô hình đảo chiều tăng giá) hoặc khi phá vỡ mức thấp nhất của cây nến trước đó trong mô hình Bearish Engulfing (áp dụng trong trường hợp mô hình đảo chiều giảm giá).

2. Stoploss

Khi sử dụng mô hình nến đảo chiều, việc đặt lệnh dừng lỗ là vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ số vốn của bạn trước những rủi ro không đoán trước được. Cụ thể, bạn có thể đặt Stoploss ngay dưới mô hình đảo chiều tăng, hoặc ngay trên mô hình đảo chiều giảm.

3. Take profit

Áp dụng quy tắc rủi ro trên lợi lợi nhuận 1:1 hoặc 1:2 là quy tắc đặt Take profit được nhiều trader áp dụng khi mới tham gia vào thị trường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt chốt lời sao cho khoảng cách từ điểm vào lệnh cho đến điểm TP bằng kích thước của mô hình nến đảo chiều.

Sau khi giao dịch thành thạo với mô hình nến đảo chiều, tùy theo từng trường hợp, bạn có thể nâng mức TP cao hơn để ăn được đoạn dài hơn.

Những lưu ý trong quá trình giao dịch

1. Kết hợp mô hình nến đảo chiều với các chỉ báo kỹ thuật khác

Để tăng tính chính xác trong việc xác xu hướng, bạn có thể kết hợp các mô hình nến đảo chiều với các mức hỗ trợ, kháng cự mạnh, ở những vùng giá này thì khả năng đảo chiều của xu hướng xảy ra cao hơn.

Bởi vì trong giao dịch và đầu tư có một nguyên tắc khá đơn giản, đó là việc gì cũng có xác suất của nó cả, tuy nhiên nếu ta kết hợp nhiều dữ liệu đảo chiều kết hợp cũng một lúc, có lẽ xác suất thắng của chúng ta sẽ cao hơn rất nhiều.

Cộng với việc quản lý vốn chặt chẽ nữa, không giao dịch với khối lượng quá lớn, không nhồi lệnh làm tài khoản suy giảm nhanh chóng, thì có lẽ rủi rõ bị cháy tài khoản sẽ nhỏ dần, khi chúng ta sống sót được trên thị trường thì có khả năng chúng ta có thể tìm kiếm được lợi nhuận.

2. Chờ nến đóng cửa để xác nhận chính xác mô hình nến đảo chiều

Cần chờ nến đóng cửa để xác nhận chính xác mô hình nến đảo chiều

Khi giao dịch với các mô hình nến đảo chiều, bạn luôn cần chờ nến hiện tại đóng cửa để xác định xem mô hình nến đảo chiều có được hình thành hay không, nếu có thì chính xác là mô hình nào?

Như bạn đã biết thì có rất nhiều khung giao dịch, phổ biến nhất trên các nền tảng giao dịch là M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W1, và MN.

Trong các khung thời gian phổ biến trên, ngoại trừ khung H4 và D1 thì các khung thời gian còn lại rất dễ dàng xác định thời gian đóng nến.

Đối với khung H4 và D1, bạn cần biết được thời gian đóng cửa, mở cửa thị trường Forex theo giờ Việt Nam.

So với mô hình nến tiếp diễn, số lượng mô hình nến đảo chiều lớn hơn hẳn và được các nhà đầu tư/trader ứng dụng rộng rãi trong thị trường tài chính bởi khả năng dự đoán xu hướng của chúng, từ forex cho đến cổ phiếu, tiền điện tử,…Không ai có thể phủ nhận tính hiệu quả của nó, tuy nhiên các mô hình nến đảo chiều vẫn luôn có xác suất rủi ro. Chính vì vậy, khi thực hiện giao dịch với các mô hình nến này, đừng bao giờ quên áp dụng các biện pháp quản lý vốn đi kèm để hạn chế nguy cơ cháy tài khoản và bảo vệ số vốn của mình.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận