skip to Main Content

Short selling (bán khống) là gì? Quan điểm của Warren Buffett về bán khống

Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ bán khống chưa? Bạn có biết cách kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường đi xuống. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu bán khống là gì và những đặc điểm cần lưu ý.

1. Bán khống là gì?

Short selling (bán khống) là một hình thức đầu cơ giá xuống. Là việc kiếm lợi nhuận từ sự sụt giảm giá trị của các chứng khoán, hàng hóa, hay các tài sản tài chính khác. Khi thực hiện giao dịch bán khống, nhà đầu tư kỳ vọng là giá đi xuống và mượn một lượng chứng khoán từ các công ty chứng khoán và phải ký quỹ, nhà đầu tư cam kết trả lại số chứng khoán đó trong tương lai. Nếu giá đi xuống như kỳ vọng thì nhà đầu tư có lời, nếu giá đi lên thì nhà đầu tư sẽ phải chịu một khoản lỗ.

Liệu bạn đã thực sự hiểu bán khống (short selling) là gì chưa?

Ví dụ về bán khống: 

Thời điểm hiện tại TESLA đang được định giá quá cao và anh A dự đoán là giá cổ phiếu sẽ giảm trong thời gian tới. Mức giá hiện tại của Tesla đang là 2153 USD và anh A dự đoán là giá sẽ xuống khoảng 2000 USD. Anh A ngay lập tức mượn công ty môi giới chứng khoán 100 cổ phiếu của Tesla và có cam kết ký quỹ sẽ mua lại số cổ phiếu này trong thời gian tới, sau đó anh A bán đi và thu về 215300 USD. Một thời gian ngắn sau, đúng nhưng những gì anh A dự đoán, giá cổ phiếu đã xuống sâu hơn xung quanh mức 2000, lúc này anh A chốt lời bằng cách lấy số tiền bán được mua lại 100 cổ phiếu Tesla để trả công ty chứng khoán. Lúc này anh A đã có một món hời là 15300 USD (chưa tính cách chi phí liên quan như ký quỹ, chi phí môi giới..).

Bán khống là một hình thức phức tạp và yêu cầu rủi ro cao, đôi khi nó có ảnh hưởng đến giá thị trường. Vì thế bán khống chỉ được thực hiện ở các thị trường chứng khoán lớn mạnh về thanh khoản và giá trị, để giảm thiểu rủi ro thao túng về giá của các cá mập. 

2. Đặc điểm của bán khống

Lại xét ví dụ phía trên, giả sử dự đoán của anh  A là sai và giá của cổ phiếu Tesla tiếp tục tăng thêm 50 USD nữa thì bây giờ anh A đã có một khoản lỗ 5000 USD kèm theo chi phí, và khoản lỗ này có thể tiếp tục tăng thêm nữa. 

Điều này khác với việc khi bạn nắm giữ một cổ phiếu và đợi chờ giá đi lên, vì bạn chỉ có một rủi ro duy nhất là giá giảm và lớn nhất là khi giá về không và bạn chỉ mất một lượng tiền tại thời điểm mua thôi. Còn khi bán không thì có thể bạn sẽ mất nhiều hơn vì giá có thể tăng mãi không có giới hạn. 

Bán khống ngoài việc giúp nhà đầu tư gia tăng thêm lợi nhuận từ chiều đi xuống của giá mà nó còn giúp gia tăng thanh khoản của thị trường. Bởi vì khi nhà đầu tư không có cổ phiếu vẫn có thể đi vay cổ phiếu để bán. Khối lượng giao dịch sẽ tăng lên vì lúc này thị trường hoạt động 2 chiều, chiều lên và chiều xuống, điều này làm cho thanh khoản thị trường tăng cao và làm cho cổ phiếu khó bị làm giá hơn.

Tính chất phức tạp hơn việc mua cổ phiếu thông thường, việc lợi nhuận lớn đi liền với rủi ro cao. Vì thế mà việc bán khống chỉ được diễn ra ở các thị trường chứng khoán phát triển và giới hạn với những cổ phiếu lớn có tính thanh khoản cao.

Những điểm cần chú ý khi thực hiện bán khống:

  • Việc số tiền bạn mất sẽ không có giới hạn nến giá cứ tăng mãi.
  • Việc bán khống chứng khoán luôn tồn tại rủi ro thị trường, ví dụ như việc khi giá đi đúng theo dự đoán của bạn nhưng đột ngột chuyển hướng và gây ra những khoản thua lỗ.
  • Khi thực hiện lệnh bán khống cần chú ý đến các khoản thuế và phí giao dịch để lợi nhuận hiệu quả hơn.
  • Việc bán không nên dành cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm đọc hiểu thị trường, những người mới chưa có kinh nghiệm không nên tham gia.
  • Chi phí vay cổ phiếu thời gian chờ để bán sẽ ảnh hướng đến mức lợi nhuận của bạn, nên cần chọn những cổ phiếu tốt có tính thanh khoản cao để hạn chế thiệt hại về tài chính

3. Bán khống hoạt động như thế nào?

Một trong những thắc mắc lớn nhất của trader khi mới tìm hiểu bán không là làm thế nào để bán khống cổ phiếu khi không sở hữu chúng?

Liệu bạn đã thực sự hiểu bán khống (short selling) là gì chưa?

Theo bán khống truyền thống, trader sẽ mượn cổ phiếu mà mình không sở hữu (thường là thông qua sàn giao dịch chứng khoán mà trader mở tài khoản). Sau đó, bán những cổ phiếu này ra thị trường với mức giá thấp hơn giá thị trường. Mục tiêu của trader khi bán khống chứng khoán là sau đó mua lại những cổ phiếu này với mức giá thấp hơn, rồi trả lại cổ phiếu đã vay. Khi đó, lợi nhuận trader thu được là từ sự chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu ban đầu và chi phí mua lại chúng.

Kể từ khi xuất hiện CFD (Hợp đồng chênh lệch), việc bán khống đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi nó cho phép các nhà giao dịch đầu cơ tích trữ dựa trên sự lên xuống của thị trường mà không cần sở hữu tài sản cơ sở.

Thay vì đầu tư vào cổ phiếu theo cách truyền thống, trader thu lợi từ sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu, hoặc công cụ giao dịch mà họ đang sử dụng. So với các công cụ giao dịch khác, trader có thể dễ dàng vào và thoát lệnh giao dịch khi short selling. Đây là một trong những lý do tại sao bán khống chứng khoán qua CFDs trở nên phổ biến.

4. Quan điểm của Warren Buffett về bán khống

Nhà đầu tư nổi tiếng – tỷ phú Warren Buffett Buffett nổi tiếng là người có quan điểm dài hạn khi đầu tư, thích những cổ phiếu được định giá thấp hơn là những cổ phiếu tăng giảm chóng mặt vì sự chú ý và cường điệu từ giới truyền thông.

Ông không phủ nhận bán khống có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên ông không làm vậy, vì nó chỉ mang lại khoản lợi nhuận hạn chế nhưng khả năng thua lỗ là không giới hạn.

‘Nó hết sức hấp dẫn’

Tại cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway vào năm 2001, ông nói bán khống đã “hủy hoại rất nhiều người. “Nó có thể khiến bạn cháy túi.”

“Nó hết sức hấp dẫn,” ông tiếp tục. “Bạn thường thấy cổ phiếu đột ngột được định giá cao nhiều hơn là những cổ phiếu bị định giá thấp hơn một cách bất thường… Vì vậy, bạn nghĩ kiếm tiền từ việc bán khống thật ngon ăn. Và tất cả những gì tôi có thể nói là nó không dành cho tôi.”

‘Nó thực sự khắc nghiệt’

Buffett cho rằng một trong những vấn đề chính là những người bán khống đang phụ thuộc hoàn toàn vào những bên có quyền lực và tầm ảnh hưởng để thổi phồng cổ phiếu.

“Đó là một việc rất rất khó vì bạn phải đối mặt với tổn thất không thể lường được và trên thực tế những người định giá quá cao cổ phiếu thường nằm giữa ranh giới mong manh của người quảng cáo và kẻ lừa đảo,” ông chia sẻ trong cuộc họp năm 2001.

Theo Buffett người bán khống có thể cạn tiền trước khi những người thổi phồng về cổ phiếu hết cách để giữ giá tăng.

“Nó thực sự khắc nghiệt ”, ông nói. “Theo kinh nghiệm của tôi, kiếm tiền trong dài hạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.”

‘Đơn giản là ngu ngốc’

Buffett cũng phản ứng mạnh mẽ với câu hỏi về “đòn bẩy”, một thành tố thiết yếu của việc bán khống vì trước nhất cổ phiếu cần được vay để bán khống.

Trong một cuộc hỏi đáp với Trường Kinh doanh của Đại học Florida vào năm 1998, Buffett đưa ra nhận định về sự sụp đổ của Long Term Capital Management (LTCM) tại thời điểm đó, một quỹ đầu cơ nổi tiếng từng rất thành công và nổi tiếng khi một trong những người sáng lập từng đoạt giải Nobel.

Quỹ này đã sụp đổ nhiều tuần trước đó, một phần vì nó đã hoạt động với quá nhiều đòn bẩy trong đầu tư vào ngoại tệ và trái phiếu biến động đầy rủi ro.

“Để kiếm khoản tiền mà họ không có và không cần đến, họ đã mạo hiểm bằng những gì họ có và họ cần,” Buffett nói với khán giả. “Điều đó thật ngu ngốc. Đơn giản là ngu ngốc. Không phân biệt chỉ số IQ của bạn là bao nhiêu, nếu bạn mạo hiểm một thứ quan trọng cho một điều không quan trọng thì điều đó là vô nghĩa. ”

5. Bạn nên làm gì?

Việc công khai nói không với việc theo đuổi lợi nhuận ngắn hạn, có thể hiểu được lý do tại sao Buffett tránh xa bán khống.

Cũng tại Đại học Florida, Buffett đã đưa ra lập trường của mình bằng một phép ẩn dụ rất rõ ràng:

“Nếu bạn đưa cho tôi một khẩu súng với một triệu buồng đạn và chỉ có 1 buồng chứa đạn rồi bạn nói: ‘Hãy đưa súng lên thái dương của bạn. Bạn muốn bao nhiêu tiền để đổi lấy 1 phát bắn, ‘Tôi sẽ không kéo cò. Bạn có đặt bao nhiêu tiền đi chăng nữa cũng không có tác dụng gì với tôi vì rủi ro là rõ ràng. Vì vậy, tôi không quan tâm đến loại trò chơi đó.”

Chiến lược của Buffett từ lâu là chậm mà chắc sẽ thắng cuộc đua. Rõ ràng, với tư cách là một nhà đầu tư tỷ phú, phương châm này hiệu quả với ông trong suốt những năm qua.

Và bạn có điểm mà Buffett không có khi bắt đầu đầu tư vào năm 1942: đó là công nghệ.

Các nhà đầu tư mới hiện nay có đủ các loại ứng dụng đầu tư trong tay, tất cả đều mang lại cơ hội tăng số tiền lên dần dần mà không phải chịu rủi ro lớn như bán khống.

Và bạn thậm chí không cần phải có đủ tiền mới có thể đầu tư. Với ứng dụng đầu tư vi mô, các giao dịch mua bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của bạn có thể được làm tròn đến con số gần nhất để bạn có thể đầu tư tiền lẻ dự phòng – và bạn không làm gì khác ngoài việc xem tài khoản của mình nhích lên từng ngày.

Nghe có vẻ tầm thường nhưng đó chính là chìa khóa. Như Buffett từng nói, “Những bước đi vĩ đại thường được chào đón bởi những cái ngáp.”

Bán khống sẽ giúp bạn kiếm được lợi nhuận nhanh chóng, hiệu quả trong trường hợp ban đúng. Trong trường hợp bạn sai thì nên có chiến lược cắt lỗ hợp lý để bảo toàn vì tiền của mình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được phần nào tổng quan về bán khống và những chú liên quan. Hãy theo dõi investing.vn để đón đọc những chủ để có liên quan về bán khống nhé.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận