skip to Main Content

Lạm phát là gì? Quan điểm của tỷ phú Warren Buffett về tình hình lạm phát 2021?

Lạm phát là một trong những chủ đề được các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế thảo luận nhiều nhất trong thời gian gần đây sau khi thị trường chứng khoán đã có một đợt tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ. Mới đây, nhà đầu tư lỗi lạc Warren Buffett cũng đã đưa ra nhận định của mình về tình hình lạm phát trong năm 2021, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch. Vậy lạm phát là gì? Nó xảy ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết dưới đây.

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế theo thời gian.

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…

Lạm phát là gì? Quan điểm của tỷ phú Warren Buffett về tình hình lạm phát 2021?

Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát. Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm.

Ví dụ: Năm 2018 chỉ số CPI của Mỹ là 300,000 USD. Sang năm 2019, chỉ số CPI của Mỹ là 310,000 USD. Vậy tỷ lệ phần trăm lạm phát hằng năm trong suốt 2018 là: ((310,000 – 300,000)/300,000) x 100% = 3,33%

2. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

3. Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến các nhà đầu tư cổ phiếu

Khi lạm phát tăng, Fed sẽ có biện pháp giảm nhiệt bằng cách tăng lãi suất cho vay. Khi lãi suất cao hơn, chi phí đi vay cao hơn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ hạn chế vay mượn, do đó chi tiêu cũng ít hơn, dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm xuống. Điều này có thể sẽ đe dọa đến lợi ích của các nhà đầu tư chứng khoán, cụ thể như sau:

  • Khi lãi suất cao, tiền sẽ đổ sang trái phiếu do đem lại lợi nhuận tốt hơn và ít rủi ro hơn, khiến giá cổ phiếu sụt giảm
  • Lạm phát làm giảm tiết kiệm thực tế và lợi tức đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư đều hướng tới mục tiêu tăng sức mua dài hạn. Lạm phát gây rủi ro cho mục tiêu này vì lợi tức đầu tư trước tiên phải theo kịp tốc độ lạm phát để tăng sức mua thực tế. Ví dụ, một khoản đầu tư sinh lời 2% trước lạm phát trong môi trường lạm phát 3% sẽ thực sự tạo ra lợi nhuận âm (−1%) khi được điều chỉnh theo lạm phát.
  • Đặc biệt, nếu các nhà đầu tư không bảo vệ danh mục đầu tư của mình, lạm phát có thể gây hại cho lợi nhuận thu nhập cố định. Nhiều nhà đầu tư mua chứng khoán có thu nhập cố định vì họ muốn có một dòng thu nhập ổn định. Tuy nhiên, lạm phát khiến các chứng khoán có thu nhập cố định vẫn giữ nguyên giá cho đến khi đáo hạn.

4. Dự đoán tình hình lạm phát 2021

Hiện tại, một số người lo ngại rằng chúng ta sẽ sớm chứng kiến lạm phát gia tăng trong thời gian tới.

Bởi mới đây, Cục Dự trữ Liên bang đã hạ lãi suất để khuyến khích các ngân hàng vay nhiều hơn từ ngân hàng trung ương, làm tăng cung tiền trong nền kinh tế một cách hiệu quả. Do đó, việc vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn. Số tiền đi vay này sau đó sẽ góp phần kích thích chi tiêu, đầu tư và hoạt động kinh tế nói chung.  Ngoài ra, chính phủ còn đưa ra rất nhiều gói kích thích và các sáng kiến cơ sở hạ tầng, từ đó trao tiền mặt vào tay người tiêu dùng và doanh nghiệp nhiều hơn.

Lạm phát là gì? Quan điểm của tỷ phú Warren Buffett về tình hình lạm phát 2021?
Ông Biden đề xuất gói đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD vào ngày 31/3/2021

Tuy nhiên, về phía nguồn cung, vẫn có sự gián đoạn nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thiếu hụt nhiều nguyên liệu thô, điều này làm giảm tốc độ cung cấp, gây ra tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu (cầu vượt xa cung) và dẫn đến lạm phát.

Berkshire Hathaway – công ty có nền móng phát triển mạnh mẽ và hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau cho biết tình trạng tăng giá của các nguyên liệu thô hiện tại (xăng dầu, gỗ xẻ, thép, đồng,…) sẽ khiến giá của các sản phẩm tăng theo nhằm duy trì tỷ suất lợi nhuận của công ty.

Với tình trạng này, Warren Buffett – Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về tình hình lạm phá 2021. Cụ thể, Buffet cho biết tại cuộc họp cổ đông mới đây: “Chúng ta đang chứng kiến ​​mức lạm phát tăng đáng kể”.

Lạm phát là gì? Quan điểm của tỷ phú Warren Buffett về tình hình lạm phát 2021?
Warren Buffett – Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về khả năng lạm phát 2021

Nếu tình trạng lạm phát này tiếp tục diễn ra chắc chắn sẽ gây áp lực lên giá chứng khoán.

Ngoài Warren Buffett, rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng đã nói về khả năng lạm phát trong năm 2021 như Ray Dalio đến Michael Bury. Do đó, chúng ta nên chú ý đến cảnh báo nghiêm trọng này và có kế hoạch giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư và lợi nhuận của họ bằng cách xây dựng các chiến lược linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh nền phục hồi ‘nóng đỏ’ từ đại dịch hiện nay.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận