skip to Main Content

Kỹ luật cutloss 8% giúp bạn giảm thiểu thua lỗ khi thị trường sụt giảm

  1. Đầu tư cổ phiếu theo phong cách CANSLIM
  2. Tổng quan về phương pháp đầu tư Canslim
  3. Phương pháp xác định xu hướng thị trường chung
  4. Cách lựa chọn phân khúc thị trường, các nhóm công nghiệp để tìm kiếm cổ phiếu
  5. Các yếu tố cơ bản cần quan tâm khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư
  6. Sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt
  7. Tầm quan trọng của khối lượng giao dịch và vai trò của các tổ chức lớn
  8. Phương pháp nhận biết thời điểm thị trường chạm đỉnh
  9. Phương pháp nhận biết thời điểm thị trường chạm đáy
  10. Kỹ luật cutloss 8% giúp bạn giảm thiểu thua lỗ khi thị trường sụt giảm
  11. Đầu tư dựa trên các quy tắc, không dựa vào cảm xúc

Cắt giảm mọi thua lỗ càng sớm càng tốt là quy tắc số 1 trong nguyên tắc đầu tư của tỷ phú William O’Neil. Khi thị trường đi ngược lại với những gì bạn dự đoán, ông khuyên các nhà đầu tư thay vì cố gắng gồng lỗ, hãy biết điểm dừng ở đâu nếu không muốn thua lỗ nặng nề hơn.

Vậy, nguyên tắc cắt lỗ mà nhà đầu tư tài ba O’Neil đã áp dụng là gì để có được thành công như vậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của việc cắt lỗ

Bạn luôn phải bảo vệ tài khoản của mình. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng tiền đi vay để đầu tư thì cắt giảm thua lỗ là điều rất quan trọng.

William O’Neil đã từng chứng kiến những người rất thông minh, có học thức, ở độ tuổi 40, đã trắng tay vì đầu tư bằng tiền đi vay nhưng lại không tuân thủ một nguyên tắc bán nào. Trí thông minh, trình độ học vấn, cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh là những nhân tố nguy hiểm trong trường hợp chúng ta tự đưa ra rồi tuân theo những nguyên tắc bán mà mình cho là hợp lý.

Kỹ luật cutloss 8% giúp bạn giảm thiểu thua lỗ khi thị trường sụt giảm

Vấn đề là ở chỗ bạn luôn hy vọng kiếm được nhiều tiền khi mua một cổ phiếu nào đó. Để rồi khi thị trường đi ngược lại những gì bạn dự đoán, bạn phải bán chúng đi và chấp nhận thua lỗ.

Đặc biệt, tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ nếu đúng vào thời điểm bạn đang bán ra để cắt giảm thua lỗ thì cổ phiếu lại phục hồi và tăng giá trở lại. Đây mới chính là lúc bạn thực sự cảm thấy thất vọng. Bạn nhận thấy rằng quyết định bán ra để giảm thua lỗ thật sai lầm.

Việc bạn nghĩ như thế nào về thua lỗ cũng vô cùng quan trọng. Thông thường, đây là điều khiến hầu hết các nhà đầu tư mắc sai lầm và thấy bối rối.

Ví dụ đơn giản như bảo hiểm hỏa hoạn cho ngôi nhà. Nhiều người thường thấy số tiền mua bảo hiểm đó là lãng phí vì phải chi trả hàng năm, hỏa hoạn không xảy ra và họ bị mất số tiền đó. Nhưng đến một lúc bất ngờ, hỏa hoạn xảy ra và bạn thiệt hại vô cùng lớn, so với những tổn thất bạn phải gánh chịu, số tiền phải bỏ ra để mua bảo hiểm vô cùng nhỏ. Bạn bắt đầu thấy hối tiếc.

Và giống như bảo hiểm đó, quyết định cắt giảm thua lỗ sinh ra là để bảo vệ các nhà đầu tư/nhà giao dịch trước những khả năng xấu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đó cũng là lý do khi bạn cắt giảm thua lỗ trên thị trường chứng khoán.

Nên cắt giảm thua lỗ bao nhiêu?

Theo Gerald Loeb – nhà đầu tư lỗi lạc mà William O’Neil kính trọng đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách Battle for Investment Survival (Cuộc chiến để sống sót trong đầu tư), 10% là một quy tắc cắt giảm thua lỗ hợp lý đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Kỹ luật cutloss 8% giúp bạn giảm thiểu thua lỗ khi thị trường sụt giảm

Nhưng khi bạn đã dùng biểu đồ để quyết định chính xác thời điểm mua vào thì O’Neil khuyên bạn nên cắt giảm mọi thua lỗ ở mức 7% – 8% so với giá mua vào ban đầu. Làm được điều này có nghĩa là bạn đang có được sự bảo đảm, dù là rất nhỏ, để tự bảo vệ mình khỏi những thua lỗ có thể xảy đến.

Nếu bạn đặt một cổ phiếu giảm một nửa so với giá mua ban đầu thì cổ phiếu tiếp theo cần tăng giá gấp đôi để hoà vốn. Nhưng vấn đề là rất ít khi chúng ta có thể mua được cổ phiếu và chờ cho đến khi giá của nó tăng gấp đôi.

Các khoản lỗ nhỏ này rồi sẽ được bù đắp bởi những cổ phiếu đang thắng thế của bạn. Hãy coi những khoản thua lỗ là học phí phải trả cho thị trường. Rất nhiều người nghĩ rằng đầu tư cho tấm bằng đại học là một quyết định sáng suốt. Họ không hề cho rằng việc đó lãng phí tiền bạc vì hy vọng tấm bằng sẽ giúp họ thành công trong tương lai.

Tại sao là 8% chứ không phải con số khác?

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ ở mức 8% thì bạn sẽ luôn “sống sót” trong những lần đầu tư tiếp theo.

William O’Neil chia sẻ ông đã từng chứng kiến rất nhiều người bị phá sản hay suy sụp tinh thần chỉ bởi họ quá say mê một loại cổ phiếu nào đó, nhưng khi cổ phiếu đó mất giá, họ không dám đối mặt với thực tế và thừa nhận sai lầm để quyết định bán ra. Nếu đã đến thời điểm cần phải bán mà bạn lại dao động hay do dự thì sớm muộn gì bạn cũng bị thua lỗ nặng nề. Những khoản lỗ lớn sẽ làm bạn mất tự tin, điều không thể xảy ra nếu bạn còn muốn tiếp tục đầu tư.

Nếu bạn lo lắng, hãy nhớ đến câu ngạn ngữ sau: “Hãy bán ra để ngủ cho yên” để giảm bớt áp lực. Hãy nghĩ rằng, không phải là bạn bán hết đi mà chỉ bán một phần nào đó để bạn có thể yên tâm hơn.

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ ở mức 7% hoặc 8% so với giá mua vào ban đầu thì hãy bán ra một số cổ phiếu nào đó khi bạn đang lãi từ 25% đến 30%. Như thế có nghĩa là tuy bạn chỉ đúng một lần mà sai hai lần thì cũng không có gì rắc rối xảy ra cả, bạn vẫn sẽ lãi.

Bạn nên giữ lại lâu hơn những cổ phiếu hoạt động tốt nhất để kiếm được những khoản lợi nhuận lớn hơn. Hãy nhớ điều này, luôn bán những cổ phiếu hoạt động kém nhất chứ không phải bán những cổ phiếu hoạt động tốt nhất trước.

Kết luận

  • Nếu bạn là nhà đầu tư mới, hãy chuẩn bị đối mặt với những thua lỗ nhỏ nhất định
  • Luôn cắt giảm thua lỗ ở mức 8% so với giá mua vào
  • Kiên trì là bí quyết trong đầu tư. Đừng nản chí
  • Học hỏi kinh nghiệm đầu tư không thể “một sớm một chiều”. Bạn phải dành thời gian và công sức mới đạt được thành công

Dù bạn là một nhà đầu tư mới bước vào nghề hay là một người dày dạn kinh nghiệm trên thị trường, bài học khó khăn nhất chính là: học cách chấp nhận một thực tế rằng không phải lúc nào mình cũng đúng. Nếu bạn không nhanh chóng dừng thua lỗ thì sớm muộn gì bạn cũng phải chịu những thua lỗ nặng nề hơn, thậm chí là cháy tài khoản. Do đó, hãy tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ 7%-8% so với giá mua vào ban đầu để bảo vệ tài khoản của mình. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận