skip to Main Content

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Ở bài viết trước, các bạn đã được tìm hiểu về điểm xoay (Pivot Points) cũng như các cách tính điểm xoay khác nhau… Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cách giao dịch với điểm xoay theo phương pháp giao dịch phạm vi, giao dịch đột phá và giao dịch theo tâm lý thị trường.

Cách sử dụng điểm xoay để giao dịch trong phạm vi (range)

Cách đơn giản nhất để sử dụng các mức điểm xoay trong giao dịch ngoại hối là sử dụng chúng giống như các mức kháng cự và hỗ trợ thông thường.

Cũng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự khác, giá sẽ kiểm tra các mức này nhiều lần. Càng nhiều lần giá chạm vào một mức kháng cự hoặc hỗ trợ sau đó đảo ngược lại, mức kiểm tra đó càng mạnh.

Trên thực tế, điểm xoay đơn giản là giá đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó đảo ngược lại. Nếu bạn thấy rằng một mức điểm xoay đang duy trì, bạn có thể có cơ hội giao dịch tốt.

  • Nếu giá gần mức kháng cự trên , bạn có thể SELL và đặt điểm chặn lỗ ngay phía trên mức kháng cự.
  • Nếu giá gần đến mức hỗ trợ , bạn có thể BUY và đặt điểm chặn lỗ ngay dưới mức hỗ trợ.

Ví dụ minh họa trên biểu đồ GBPUSD, M15:

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Trong biểu đồ minh họa phía trên, giá đang kiểm tra mức hỗ trợ S1, ta có thể vào lệnh BUY

  • Lệnh chặn lỗ dưới mức hỗ trợ tiếp theo (S2). Nếu bạn có nhiều niềm tin giá sẽ bật lên ngay tại mức hỗ trợ S1, bạn có thể đặt điểm dừng ngay bên dưới S1.
  • Điểm chốt lời có thể đặt tại PP hoặc R1.

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Nhìn vào biểu đồ phía trên có thể thấy S1 đã thực sự là một mức hỗ trợ. Nếu bạn đã đặt chốt lời tại PP, bạn đã có một giao dịch thành công.

Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Bạn không nên giao dịch chỉ dựa vào các mức điểm xoay. Bạn nên lưu ý xem các mức điểm xoay có thẳng hàng với các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó hay không.

Bạn cũng có thể kết hợp phân tích nến và các loại chỉ báo khác để đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

Ví dụ: Nếu bạn thấy rằng một mô hình nến doji đã hình thành trên S1 hoặc stochastic đang ở mức quá bán, thì khả năng S1 sẽ giữ vai trò là mức hỗ trợ cao hơn.

Ngoài ra, trong đa số các trường hợp, giá thường di chuyển giữa các mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên. Đôi khi, giá sẽ kiểm tra các cấp thứ hai và cứ sau một thời gian, các cấp thứ ba sẽ được kiểm tra.

Cách sử dụng điểm xoay để giao dịch đột phá (breakout)

Giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức điểm xoay sẽ không duy trì được mãi mãi.

Sử dụng các điểm xoay để giao dịch phạm vi sẽ giúp bạn có được một số giao dịch thành công, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong những thời điểm mà các mức điểm xoay bị phá vỡ, bạn cần biết cách phản ứng để có thêm được những giao dịch tốt hơn.

Như chúng tôi đã chỉ ra cho bạn trước đó, có hai cách chính để giao dịch đột phá: Giao dịch tích cực (the aggressiveway) hoặc giao dịch an toàn (the safe way).

Sử dụng điểm xoay để giao dịch đột phá

Ví dụ minh họa trên biểu đồ M15 của EURUSD.

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Ở đây chúng ta thấy EUR / USD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày.

EUR / USD đã nhảy lên trên điểm xoay PP, và tăng mạnh sau 1 giờ chậm lại trước khi phá vỡ mức R1 và tăng 50 pips.

Nếu bạn đã thực hiện giao dịch theo phương pháp tích cực (the aggressiveway), bạn đã có một lệnh BUY thành công.

Mặt khác, nếu bạn giao dịch an toàn, chờ giá kiểm tra lại sau khi phá vỡ R1, bạn đã bỏ lỡ cơ hội giao dịch. Điều tương tự đã xảy ra với cả R1 và R2!

Tuy nhiên, phương pháp tích cực cũng đưa ra các tín hiệu giả mạo tại R3, nếu đặt điểm chặn lỗ quá gần, giao dịch của bạn sẽ bị dừng lại và thua lỗ một khoản.

Ngoài ra, hãy quan sát khi giá đảo chiều sau khi phá vỡ R3. Có một cơ hội để SELL khi giá bật trở lại với các mức kháng cự  và hỗ trợ.

Khi các mức hỗ trợ phá vỡ, chúng thường biến thành các mức kháng cự. Khái niệm về vai trò đảo ngược này cũng áp dụng cho các mức kháng cự bị phá vỡ và trở thành các mức hỗ trợ.

Cách đặt điểm dừng lỗ và chốt lời với giao dịch đột phá

  • Nếu bạn đã vào lệnh BUY và giá đã phá vỡ R1, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ngay dưới R1.
  • Bạn có thể chọn các mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự điểm xoay tiếp theo làm điểm chốt lời.

Rất hiếm khi giá sẽ vượt qua tất cả các mức điểm xoay, trừ khi một sự kiện kinh tế lớn hoặc tin tức bất ngờ xuất hiện.

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Trong ví dụ này, khi giá phá vỡ R1, bạn sẽ đặt điểm dừng của mình ngay dưới mức R1 và chốt lời một phần tại R2.

Nếu bạn tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, bạn có thể giữ một phần giao dịch để tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Những rủi ro khi thực hiện các giao dịch đột phá.

Trước hết, bạn không biết giá có tiếp tục di chuyển lên cao nữa hay không. Bạn có thể vào lệnh và tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, nhưng thay vào đó, giá có thể sẽ quay đầu ngay sau đó.

Thứ hai, bạn sẽ không chắc chắn liệu đó có phải là một đột phá thực sự hay chỉ là những biến động giá ảnh hưởng từ những tin tức quan trọng. Giá thường tăng đột biến trong các sự kiện tin tức, vì vậy hãy chắc chắn theo dõi và phân tích các tin tức mới trên lịch kinh tế trong ngày hoặc tuần.

Cuối cùng, giống như trong giao dịch phạm vi, tốt nhất là nên bật các chỉ báo để xác định thêm các tín hiệu giao dịch khác. Bạn nên sử dụng kiến ​​thức phân tích ngoại hối của mình về hỗ trợ và kháng cự , mô hình nến và các chỉ báo động lượng để giúp bạn đưa ra các tín hiệu mạnh mẽ hơn về việc mức đột phá là có thật hay không.

Cách sử dụng điểm xoay để xác định tâm lý thị trường (Measure Market Sentiment)

Bằng cách sử dụng các điểm xoay vào chiến lược giao dịch ngoại hối bạn có thể biết thị trường có tiếp tục tăng hoặc giảm hay không?

  • Nếu giá vượt qua điểm xoay hướng lên, bạn nên vào lệnh BUY.

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy EUR / USD đã bị nhảy lên và mở ra trên điểm xoay. Giá sau đó tăng cao hơn và dần vượt qua tất cả các mức kháng cự.

  • Nếu giá cắt xuống dưới điểm xoay, bạn nên vào lệnh SELL.

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Trong biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng giá đã cắt xuống điểm xoay, được giữ ở mức kháng cự và tiếp tục ngày càng giảm thấp hơn.

Nếu bạn vào lệnh SELL, GBP / USD đã giảm gần 300 pip, bạn có một giao dịch rất thành công.

Tuy nhiên, điểm xoay không phải lúc nào cũng hoạt động như vậy. Có những lúc bạn tin rằng giá đang giảm, nhưng thực tế sau đó giá đảo ngược và vượt lên.

Hướng dẫn các cách giao dịch với điểm xoay (Pivot Points)

Trong ví dụ phía trên, nếu bạn thấy giá cắt xuống điểm xoay PP, và giữ lệnh SELL đến cuối ngày, bạn sẽ có một giao dịch thua lỗ.

Ngay sau khi chạm S1, EUR / USD đã đảo chiều và tăng cao hơn, cuối cùng vượt qua điểm xoay và tăng mạnh vượt lên trên R1.

Đây là lý do tại sao bạn không thể đơn giản BUY khi giá cao hơn điểm xoay hoặc SELL khi nó ở dưới điểm xoay. Thay vào đó, bạn cần kết hợp điểm xoay với các chỉ báo khác để giúp bạn xác định chính xác tâm lý chung của thị trường.

Nói tóm lại, khi giao dịch với điểm xoay dù sử dụng phương pháp giao dịch trong phạm vi, giao dịch đột phá hay dùng để xác định tâm lý thị trường, để có được kết quả tốt, bạn cần phải kết hợp với các chỉ báo hoặc phương pháp khác để có nhận định chính xác về thị trường.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận