skip to Main Content

Hiểu về đường hỗ trợ và kháng cự để xác định chính xác hơn_Phần 2

Tìm kiếm những vùng kháng cự-hỗ trợ đáng tin cậy là một khả năng quan trọng của những Trader chuyên nghiệp. Cố gắng tập trung vào những vùng này và bỏ qua những tín hiệu nhiễu là điều bạn cần làm.

Dù muốn dù không chúng ta cần phải thừa nhận rằng kháng cự-hỗ trợ không phải là một đường line mảnh khảnh, chúng là một vùng. Đôi khi giá chạm đúng mức mà bạn vẽ rồi bật lại một cách hoàn hảo cứ như bạn là người dẫn dắt thị trường vậy; nhưng đó chỉ là sự trùng hợp may mắn.

Kháng cự-hỗ trợ đơn giản là một VÙNG giá mà tại đó xác suất giá bật lại cao hơn bình thường. Hiểu được điều này, Trader sẽ không thất vọng nhiều khi giá không phản ứng lại với kháng cự-hỗ trợ như kỳ vọng.​

Khi nào đường kháng cự-hỗ trợ không hoạt động hiệu quả

Một đường kháng cự có vẻ khá hoàn hảo được vẽ ở chart trên. Những Trader xem kháng cự là một mức giá họ mong đợi giá bật lại đúng mức 1.144, vượt đường này có nghĩa là kháng cự đã bị phá vỡ.

Những Trader dày dặn kinh nghiệm không áp đặt thị trường như vậy, với họ, kháng cự ở chart này nên được nhìn nhận như hình bên dưới.​

Tại sao lại như vậy? Vì những Trader này căn cứ vào mức giá hỗ trợ trước đó cũng như các mức round number. Và quan trọng hơn hết họ biết giá là tương đối và họ cần cho nó một khoảng giao động trước khi xác định được hướng đi.

Nhìn vào ví dụ này, việc thừa nhận kháng cự là một vùng giúp Trader tránh được một cú phá ngưỡng giả (đối với trường hợp đầu, xem mức 1.144 là mức kháng cự đơn lẻ). Nếu tốt hơn nữa họ có thể vào lệnh với một mức R:R khá đẹp. Trong thực tế, không nhất thiết bạn phải vẽ những mức kháng cự-hỗ trợ bằng những hình chữ nhật như trên, đường line cũng không sao cả miễn là bạn phải biết rằng nó tượng trưng cho một vùng giá.

Tóm lại có hai trường hợp mức kháng cự-hỗ trợ không hoạt động tốt:

  • Thứ nhất: Bạn vẽ sai hoặc không nhìn nhận chúng là một vùng. Nhưng làm sao biết bạn vẽ chúng chưa chính xác? Chúng ta sẽ nói về điều này ở những phần sau.
  • Thứ hai: Giá di chuyển quá mạnh và mức kháng cự hỗ trợ của bạn chẳng là gì. Lúc này chỉ cần nhìn nhận rằng chúng ta không thể luôn luôn đúng trong mọi trường hợp.

Khi mức kháng cự-hỗ trợ của bạn bị phá, hãy đặt câu hỏi “mình đã vẽ đúng hay chưa”. Nếu câu trả lợi là có thì đừng phí sức nghĩ về nó nữa, hãy tập trung vào những setup tiếp theo.

Cách xác định kháng cự-hỗ trợ một cách chính xác

Tìm kiếm những mức giá kháng cự-hỗ trợ chính gần mức giá hiện tại

Bạn không cần phải vẽ hàng loạt các đường quanh khu vực giá hiện tại vì việc này giống như cố gắng tích hợp thật nhiều indicator vào chart vậy, nó sẽ làm giảm hiệu suất trading của bạn.

Thay vào đó, chỉ cần xác định một mức kháng cự và hỗ trợ gần với vùng giá hiện tại, đừng lo lắng về tính chính xác của những đường này, chúng ta sẽ tối ưu nó sau. Việc đầu tiên là xác định MỘT cặp S/R mà bạn cảm thấy hợp lý nhất.​

Nhớ rằng bạn đang xác định mức kháng cự-hỗ trợ chính nên chưa cần quan tâm đến các tiểu tiết.

Quan sát các điểm xoay của giá xung quanh những mức này

Sau khi đã có một cặp đường kháng cự-hỗ trợ, bước tiếp theo là xem những đường này đã ở vị trí mà nó nên ở hay chưa.

Cách dễ nhất để làm điều này chính là nhìn xem mức kháng cự-hỗ trợ này bị giá test bao nhiêu lần. Bạn có thể cũng phải thường xuyên điều chỉnh lại mức kháng cự-hỗ trợ lại cho phù hợp.

Trong ví dụ trên, đó là một cặp kháng cự-hỗ trợ đáng chú ý bởi vì giá đã test hai đầu khá nhiều lần.

Một lưu ý nhỏ, giá có thể phá đường line mà bạn đã vẽ làm cho bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng đôi khi những đợt “phá ngưỡng” này cũng không đáng lo, giá cần “phá ngưỡng” để quét hết những lệnh còn đang mở.

Trader cũng cần phải chú ý đến những đỉnh/đáy (tác giả gọi chúng là “elbow”) hình thành bên trong đoạn kháng cự-hỗ trợ đã xác định, vì trên lý thuyết những vùng giá này cũng đóng vai trò như một kháng cự-hỗ trợ.

Những đỉnh/đáy này không phải dùng để giao dịch nhưng nếu chúng trùng với đường kháng cự-hỗ trợ mà bạn đã xác định thì đó là dấu hiệu cho thấy nó khả dụng.​

Và việc cuối cùng của bước này chính là để ý đến thân nến và bóng nến, bạn nên coi trọng thân nến hơn là bóng nến. Nhìn ví dụ trên, mức S/R có thể bị nhiều bóng nến đâm thủng nhưng bị thân nến đâm thủng thì rất ít.

Chú ý đến những hành động giá quan trọng trong vùng

Ở bước này chúng ta sẽ xem những hành động giá với dữ liệu cũ hơn, để xem liệu đường S/R này có giá trị trong vùng giá cũ hơn đó hay không.

Trader có thể lùi về một đoạn nến tương đối, hoặc cũng có thể di chuyển lên khung thời gian cao hơn để có nhận định về điều này.

Ở ví dụ trên, mức kháng cự-hỗ trợ này khá tốt vì trong quá khứ nó cũng hoạt động. Khi bạn thấy được điều này thì đó là một dấu hiệu tốt để bạn tăng thêm phần tự tin cho quyết định vào lệnh.

Cũng cần lưu ý rằng mức “đắt-rẻ” của một cặp tiền tệ/hàng hóa luôn thay đổi, thế nên các mức giá trong quá khứ không nhất thiết phải phản ứng chính xác với những gì bạn vừa vẽ ra, với thời gian luyện tập lâu dài, Trader sẽ nhận ra những mức S/R nào là quan trọng và mức nào thì không.

Theo Pinkblockchain

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận