skip to Main Content

Hệ thống giao dịch theo xu hướng – sự kết hợp tuyệt vời giữa ADX và RSI

Tất cả mọi trader Forex đều có hệ thống giao dịch riêng cho mình. Và dĩ nhiên nó phải phù hợp với trader đó. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một hệ thống giao dịch được xây dựng bởi các trader chuyên nghiệp. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn chiến lược giao dịch theo xu hướng sử dụng đường ADX và RSI một cách đầy đủ.

Nhân dịp cặp EURUSD rớt giá thảm, tôi nhìn trên dữ liệu market depth thì hầu như tất cả mọi stoploss của lệnh buy được đặt trước đó đều bị quét cả. Mà hay một cái vào trước thời điểm giá rớt, lệnh BUY nhiều hơn lệnh SELL gấp mấy lần. Đủ để thấy, trader chúng ta đợt này cháy tài khoản cũng nhiều đấy.

Do đó, chúng ta cần học thêm chiến lược mới, quản lý lại vốn và nghiêm túc luyện tập thì bạn sẽ tránh được những cú down điếng người như vậy.

Nhiệm vụ của các bạn là giao dịch theo xu hướng. xu hướng càng được củng cố thì chúng ta càng có cơ hội gia tăng lợi nhuận. Một trong nhưng công cụ để đo lường tốt xu hướng đó chính là ADX – Average Directional Index.

Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn làm cách nào để phát huy tác dụng của ADX qua chiến lược sau. Như thường lệ, tôi sẽ lồng lý thuyết vào thực tế thông qua ví dụ trader một cặp tiền nào đó.

Các bạn sử dụng chiến lược này cho khung M5 hoặc khung D1 đều được. Nhưng nhất thiết phải luyện cho thành thục 1 khung thời gian thôi nhé. Tôi sẽ dùng cặp EURUSD để làm ví dụ trong trường hợp này.

Bước 1: Chờ ADX cao hơn mức 25

Tại sao lại là con số 25? Đơn giản là khi ADX cao hơn 25, xu hướng của thị trường được xem lại hình thành. Bạn cần phải biết xu hướng có thoát ra khỏi vùng sideways hay chưa, ADX là công cụ hữu ích để xác định điều đó.

Như ở hình trên, khi ADX bắt đầu breakout lên mức 25, thị trường đã bắt đầu giảm được 1 đoạn.

Bước 2: Sử dụng ít nhất 50 cây nến để xác định xu hướng

Bước này rất quan trọng, bởi vì nó có hai lợi ích khi bạn thực hiện đúng:

1. Loại bỏ tín hiệu nhiễu của ADX

2. Xác định nó là một xu hướng bền vững hay chỉ là một cú hồi của xu hướng cũ.

Chúng ta hãy xem xét hướng đi của 50 cây nến trước khi ADX cao hơn 25. Ở ví dụ trên, nếu 50 cây nến không có sự đồng thuận giảm thì việc ADX tăng cũng chỉ là vô ích.

Như vậy, xu hướng giảm đã được xác nhận nhờ 50 cây nến giảm và ADX cao hơn mức 25.

Bước 3: RSI xuất hiện

Bây giờ mới tới vai trò của RSI đây. Bản thân ADX chỉ có thể xác nhận xu hướng, nó không thể đưa ra thời điểm thích hợp để mua bán. Do đó, tại cần một công cụ để bổ sung khuyết điểm đó.

RSI là một công cụ tuyệt vời. Chúng ta sẽ SELL khi RSI dươi 30, tức là đang quá bán.

Các bạn nên nhớ, không bao giờ có khái niệm RSI rơi vào vùng quá bán là sẽ đảo chiều tăng hoặc rơi vào vùng quá mua sẽ đảo chiều giảm đâu nhé. Nếu ai dạy bạn điều đấy thì họ đang mắc phải 1 sai lầm nghiêm trọng đấy.

Bước 4: Đặt Stoploss và Take Profit 

Với hệ thống này, cách đặt stoploss có hơi khác 1 chút. Chúng ta sẽ đặt stoploss tại mức giá có ADX tạo đỉnh trong quá khứ.

Với take profit, chúng ta sẽ chốt lời khi ADX giảm xuống dưới 25, tức là lúc đó giá đã sideways và không có xu hướng.

Tôi vừa trình bày xong một hệ thống giao dịch sử dụng ADX và RSI. Hệ thống này tôi nghĩ sẽ rất hữu ích cho những ai biết cách sử dụng nó và kiên trì với nó. Còn nếu bạn vẫn coi nó là một hệ thống rác thì nó vẫn chưa dành cho bạn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận