skip to Main Content

Gói kích thích kinh tế (Stimulus Package) và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế

Gói kích thích kinh tế (Stimulus Package) là các biện pháp kinh tế mà chính phủ sử dụng để hỗ trợ nền kinh tế, với mục tiêu chính là thúc đẩy gia tăng chi tiêu. Đây được coi là tin tức quan trọng đối với các nhà đầu tư khi lo ngại nền kinh tế sụt giảm và lạm phát tăng cao. Vậy, gói kích thích là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Gói kích thích kinh tế là gì?

Gói kích thích kinh tế là các biện pháp kinh tế được chính phủ sử dụng kết hợp để kích thích nền kinh tế đang suy thoái. Mục tiêu của gói kích thích kinh tế là thúc đẩy nền kinh tế và ngăn chặn hoặc đẩy lùi suy thoái bằng cách gia tăng việc làm và chi tiêu.

Lí thuyết ủng hộ gói kích thích kinh tế bắt nguồn từ Kinh tế học Keynes, lập luận rằng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế có thể giảm bớt khi tăng chi tiêu của chính phủ.

Gói kích thích kinh tế (Stimulus Package) và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế

Cách thức hoạt động của gói kích thích kinh tế

Gói kích thích kinh tế bao gồm các ưu đãi và giảm thuế do chính phủ đưa ra nhằm tăng chi tiêu trong nỗ lực kéo đất nước thoát khỏi suy thoái kinh tế hoặc để chấm dứt tình trạng nền kinh tế tăng trưởng chậm.

Gói kích thích kinh tế có thể bao gồm các chính sách kích thích tiền tệ hoặc kích thích tài khóa. Kích thích tiền tệ bao gồm việc cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Khi lãi suất được cắt giảm, mọi người sẽ có nhiều động lực hơn khi đi vay vì chi phí vay giảm.

Vay nợ tăng dẫn đến có có nhiều tiền hơn trong lưu thông, khuyến khích chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít đi. Lãi suất giảm cũng có thể làm suy yếu tỉ giá hối đoái của một quốc gia, do đó dẫn đến tăng xuất khẩu. Khi xuất khẩu tăng, tiền được đổ vào nền kinh tế nhiều hơn, thúc đẩy chi tiêu và tăng trưởng kinh tế.

Ý nghĩa của gói kích thích kinh tế

Thứ nhất, “gói kích cầu” trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, như một chiếc phao cứu sinh làm gia tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm và quyền năng của Nhà nước trong giải cứu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng như vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư trong nước,…

Thứ hai, “gói kích cầu” trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí lãi suất rẻ hơn, từ đó giúp giảm bớt các chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

Thứ ba, “gói kích cầu” còn giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động và cho vay tín dụng của mình theo hướng: một mặt, ngân hàng không phải hạ thấp lãi suất huy động dễ gây giảm và biến động mạnh nguồn tiền gửi và huy động; mặt khác, cho phép ngân hàng mở rộng đầu ra nhờ không buộc phải nâng lãi suất cho vay dễ làm thu hẹp cầu tín dụng trên thị trường. Sự ổn định và hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng trong khi gia tăng dòng tiền bơm vào thị trường là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng các hoạt động đầu tư xã hội, mà cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ hiện đang là bài học đắt giá nóng hổi.

Thứ tư, “gói kích cầu” còn trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai.

Thứ năm, ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ kịp thời của “gói kích cầu” đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và bảo đảm ổn định xã hội.

Thứ sáu, những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc gia được tài trợ từ “gói kích cầu” nếu thực hiện có hiệu quả cũng sẽ có tác động tích cực đến tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước…

Gói kích thích kinh tế (Stimulus Package) và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế

Các gói kích thích kinh tế trong thực tiễn

Sau khi bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu, Ngân hàng Anh đã thiết kế một gói kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn kinh tế nước này rơi vào suy thoái. Một phần của gói kích thích này bao gồm kế hoạch nới lỏng định lượng để mua trái phiếu doanh nghiệp trị giá 10 tỉ bảng Anh nhằm giảm chi phí đi vay. Lãi suất cũng được giảm từ 0,5% xuống còn 0,25%.

Khi lựa chọn kích thích tài khóa, chính phủ sẽ cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu để nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Khi thuế được cắt giảm, mọi người có thêm thu nhập khả dụng. Tăng thu nhập khả dụng dẫn đến chi tiêu trong nước gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khi chính phủ tăng chi tiêu đồng nghĩa với việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng chi tiêu và cuối cùng, chống lại tác động của suy thoái kinh tế.

Suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 đã dẫn đến các gói kích thích kinh tế toàn cầu chưa từng có của chính phủ trên thế giới. Tại Mỹ, gói kích thích kinh tế giá 787 tỉ USD năm 2009 bao gồm một loạt các khoản giảm thuế và chi tiêu cho các dự án nhằm tạo ra nhiều việc làm và giúp nền kinh tế Mỹ hồi sinh nhanh chóng.

Gói kích thích kinh tế này bao gồm các khoản cắt giảm thuế trị giá 288 tỉ USD, 275 tỉ USD được phân bổ cho các hợp đồng liên bang và trợ cấp để thúc đẩy tạo ra việc làm, 224 tỉ USD cho hỗ trợ thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe và giáo dục để giữ cho nền kinh tế phát triển.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận