skip to Main Content

Giá trị sổ sách có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà đầu tư giá trị trong định giá cổ phiếu

Thu nhập, nợ và tài sản là những yếu tố thường thấy trong bản báo cáo tài chính của một công ty đại chúng. Từ những dữ liệu này, các nhà đầu tư có thể tính toán các hệ số định giá doanh nghiệp để so sánh các công ty với nhau, qua đó lựa chọn được các cổ phiếu đầu tư hấp dẫn.

Trong số các chỉ số tài chính hiện nay, giá trị sổ sách và tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách (P/B ratio) là những yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là những người theo đuổi phong cách đầu tư giá trị. 

Vậy, giá trị sổ sách và tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách P/B là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Giá trị sổ sách cho ta biết điều gì

Giá trị sổ sách (Book Value) là giá trị của một doanh nghiệp tính theo giá trị tài sản từ báo cáo tài chính. Đây chính là thước đo tất cả tài sản của một công ty, từ cổ phiếu, trái phiếu, hàng tồn kho, thiết bị sản xuất, bất động sản,….

Công thức tính giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách = Tổng tài sản – Tổng nợ phải thanh toán

Tổng tài sản của một doanh nghiệp gồm các khoản sau:

  • Tiền mặt hiện có;
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn;
  • Các khoản tiền thu vào;
  • Tài sản ròng;
  • Tài sản hữu hình: hàng tồn kho, nhà máy thiết bị;
  • Các khoản đầu tư và ứng trước của doanh nghiệp.

Giá trị sổ sách có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà đầu tư giá trị trong định giá cổ phiếu

Tài sản vô hình sẽ không được tính trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản vô hình được định nghĩa là những tài sản không có hình dạng cụ thể, nhưng giá trị của nó lại được tính bằng tiền, ví dụ như nhượng quyền thương mại, uy tín thương hiệu, nhãn hiệu, marketing…

Tổng nợ phải thanh toán gồm khoản thuế hoãn lại chưa đóng, khoản nợ ngắn hạn và khoản nợ dài hạn mà doanh nghiệp đang gánh, dù là nợ bất cứ đối tượng nào như ngân hàng, doanh nghiệp khác…

Giá trị sổ sách là giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được thể hiện trong báo cáo tài chính và được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tài sản của công ty và trừ đi bất kỳ khoản nợ nào mà công ty còn nợ.

Vai trò của giá trị sổ sách

Định giá cổ phiếu dựa vào giá trị sổ sách cũng là cách mà nhiều nhà đầu tư áp dụng để xác định một cổ phiếu đang bị định giá cao/thấp hơn so với giá trị sổ sách của nó.

Giá trị sổ sách được coi là quan trọng về mặt định giá vì nó thể hiện bức tranh công bằng và chính xác về giá trị của một công ty. Giá trị sổ sách của một doanh nghiệp hay tập đoàn được xem là tài sản đang có của doanh nghiệp đó. Nó được nắm giữ bởi thực thể riêng biệt, cố định (chủ sở hữu, cổ đông, vốn hóa thị trường).

Trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, thì giá trị sổ sách cũng cho thấy được con số chi phí mua lại công ty/ tập đoàn trong trường hợp rủi ro. Đồng thời giá trị trường của cổ phiếu cũng bị tác động bởi nhân tố này.

Theo thống kê, doanh nghiệp nào có giá trị sổ sách càng cao thì giá trị cổ phiếu sẽ càng cao, tiềm năng phát triển cũng ổn định hơn so với các doanh nghiệp mà tổng tài sản đang xấp xỉ với các khoản nợ cần chi trả.

Trong trường hợp xấu nhất xảy ra buộc doanh nghiệp phải bị thanh lý, thì giá trị sổ sách chính là cơ sở để xác định phần tiền mà mỗi cổ đông sẽ được thu về.

2. Giá trị sổ sách cổ phiếu và ý nghĩa của nó trong đầu tư chứng khoán

Đi kèm với giá trị sổ sách là giá trị sổ sách cổ phiếu (Book value per Share).

Nếu mỗi doanh nghiệp phát hành số lượng X cổ phiếu ra thị trường, thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể xác định được giá trị số sách trên 1 cổ phiếu dựa vào công thức sau:

BVPS = Giá trị sổ sách/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

Giá trị sổ sách có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà đầu tư giá trị trong định giá cổ phiếu

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có thể được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá liệu giá cổ phiếu có bị định giá thấp hay không bằng cách so sánh nó với giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu của công ty. Nếu BVPS của một công ty cao hơn giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu — giá cổ phiếu hiện tại — thì cổ phiếu đó được coi là định giá thấp. Nếu BVPS của công ty tăng, cổ phiếu sẽ được coi là có giá trị hơn và giá cổ phiếu sẽ tăng. Việc đầu tư vào cổ phiếu của các công ty được cho là sẽ đem lại hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Thông thường thì giá trị sổ sách sẽ tỉ lệ thuận với tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Những doanh nghiệp có nguồn lực kinh tế mạnh sẽ có khối lượng cổ phiếu lớn và quy mô hơn so với những doanh nghiệp còn đang trong quá trình phát triển và đang phải gồng gánh nhiều khoản nợ buộc phải thanh toán.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mà tài sản vô hình nhiều hơn tài sản hữu hình thì thế nào? Công thức này sẽ không hoàn toàn chính xác. Do đó, việc đánh giá cổ phiếu không chỉ nên dựa vào tiêu chí này.

Khi đánh giá chỉ số cổ phiếu của các doanh nghiệp loại này, nhà đầu tư cần đưa ra được những tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Như vậy mới có được sự khách quan nhất.

3. Hạn chế của giá trị sổ sách là gì?

Trước hết, giá trị sổ sách được lấy từ báo cáo tài chính được thực hiện hàng quý/hàng năm, nên nhà đầu tư chỉ có thể nắm được tình hình sau khi bản báo cáo đã được phát hành. Điều này đồng nghĩa với việc nó chỉ phản ảnh những dữ liệu trong quá khứ và không tương ứng với tình hình thực tế của doanh nghiệp ở hiện tại.

Hơn nữa, giá trị sổ sách bản chất là một mục kế toán. Vì vậy nó mang tính điều chỉnh rất lớn. Trong nhiều trường hợp, các số liệu trong báo cáo thường không phản ánh chính xác giá trị thực của các thiết bị, nên cũng có rủi ro không thể kiểm soát được. Báo cáo cũng không dễ hiểu, dễ đưa ra đánh giá nếu nhà đầu tư không có sự am hiểu nhất định.

Đồng thời, các giá trị trong báo cáo sổ sách cần được kết hợp so sánh các kỳ với nhau để có cái nhìn tổng quan về tình hình tăng trưởng của công ty. Ví dụ như khấu hao tài sản, phải có quá trình mới có thể thấy được tác động của nó đến doanh nghiệp như thế nào, từ đó xác định giá trị của nhà máy thiết bị, dây chuyền sản xuất… hiện có được những thông số cụ thể nào, nếu thanh lý thì sẽ thu về được bao nhiêu…

Nhược điểm kế tiếp chính là nếu hệ thống thiết bị được doanh nghiệp lấy làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó, thì nó sẽ có tác động hoàn toàn khác đến tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp. Lúc này, giá trị sổ sách sẽ không còn là kênh tham chiếu an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Với những thông tin về giá trị sổ sách là gì trên đây, hy vọng các bạn có thể đưa ra được những chọn lựa tốt nhất cho mục tiêu đầu tư của mình. Tìm hiểu kỹ giá trị sổ sách và áp dụng hiệu quả với những lợi ích mà nó mang lại, cũng như thông suốt hạn chế của nó sẽ giúp nhà đầu tư khá nhiều trong việc đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Xem thêm: Sử dụng chỉ số P/B (Price to Book ratio) để xác định cổ phiếu tiềm năng

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận