skip to Main Content

Giá trị ròng (Net Worth) là gì? Ý nghĩa của giá trị ròng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của công ty

Giá trị ròng là một trong những dữ liệu quan trọng đối với các nhà phân tích cơ bản. Nhiều nhà đầu tư đã biết đến tầm quan trọng của giá trị tài sản ròng nhưng để hiểu cặn kẽ về nó thì ít ai làm được. Vậy ý nghĩa của tài sản ròng là gì và cách tính giá trị tài sản ròng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Giá trị ròng là gì và cách tính giá trị ròng của một công ty?

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Tài sản là bất cứ thứ gì thuộc sở hữu và có giá trị tiền tệ, còn nợ phải trả là những nghĩa vụ làm suy yếu nguồn lực.

Giá trị ròng dương có nghĩa là tài sản vượt quá số nợ phải trả, còn giá trị ròng âm là nợ phải trả vượt quá tài sản. Giá trị ròng dương và tăng lên cho thấy sức khỏe tài chính tốt. Ngược lại, giá trị ròng giảm có thể báo hiệu sự sụt giảm tài sản liên quan đến nợ phải trả.

Cách tốt nhất để cải thiện giá trị ròng là giảm nợ trong khi tài sản không thay đổi hoặc tăng; hoặc tăng tài sản trong khi nợ phải trả không thay đổi hoặc giảm.

Cách tính giá trị tài sản ròng:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Giá trị ròng (Net Worth) là gì? Ý nghĩa của giá trị ròng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của công ty

Ví dụ: Một công ty A có khoản nợ cần trả là 45 triệu USD và tài sản ròng Net Worth là 65 triệu USD thì giá trị tài sản ròng của cổ đông công ty sẽ là: 65 triệu USD – 45 triệu USD = 20 triệu USD

Cách tính giá trị ròng Net Worth không hề khó nên bạn hoàn toàn có thể tính được nếu tính ra tổng tài sản và số nợ mà cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ có.

Ý nghĩa của giá trị ròng trong việc đánh giá doanh nghiệp

Giá trị ròng (Net Worth) là thước đo sự giàu có và là số liệu quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty và nó cung cấp một bức tranh khái quát về tình hình tài chính hiện tại của công ty đó.

Trong kinh doanh, giá trị ròng còn được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn cổ đông. Bảng cân đối kế toán còn được gọi là sao kê giá trị ròng. Các giá trị trên bảng cân đối kế toán của công ty nêu ra chi phí hoặc giá trị sổ sách trong quá khứ, chứ không phải giá trị thị trường hiện tại.

Giá trị ròng (Net Worth) là gì? Ý nghĩa của giá trị ròng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của công ty

Dựa bảng cân đối kế toán của một công ty, các nhà đầu tư có thể xem xét giá trị ròng của một doanh nghiệp để xác định xem tài chính của doanh nghiệp đó có tích cực và lành mạnh hay không. Nếu tổng nợ phải trả vượt quá tổng tài sản, các nhà đầu tư cần cân nhắc khả năng trả nợ và tiềm năng tăng trưởng của nó trong tương lai. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư cũng có thể theo dõi được sự tiến triển của tài chính của công ty ở mức nào để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Một công ty có lợi nhuận ổn định sẽ có giá trị ròng hoặc giá trị sổ sách tăng miễn là các khoản thu nhập này không bị phân phối đầy đủ cho các cổ đông dưới dạng cổ tức. Đối với một công ty đại chúng, giá trị sổ sách tăng lên thường sẽ đi kèm với việc tăng giá trị cổ phiếu của công ty.

Nhìn vào mức thu nhập của một doanh nghiệp chưa thể đánh giá chính xác về tình hình tài chính của công ty. Do đó, bạn cần tìm hiểu thêm về dữ liệu giá trị tài sản ròng để đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về một doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Investing,vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận