skip to Main Content

Fed là gì? Ba công cụ chính Fed sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ

Là một nhà đầu tư, chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nghe về Fed – một tổ chức với những ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế thế giới và việc giao dịch của bạn. Tuy nhiên, chưa nhiều người thực sự hiểu “Fed là gì?” hay “Fed đã và đang làm gì để tác động lên chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác?” Tất cả những điều này sẽ được giải đáp một cách đơn giản nhất trong bài viết dưới đây.

1. Fed là gì?

Hầu hết mỗi quốc gia đều có một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thực thi và đưa ra các chính sách giúp nền kinh tế đất nước ổn định, phát triển. Thường các chính sách này sẽ được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương của từng quốc gia. Ở Việt nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò này. Còn tại Hoa Kỳ, Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ thực hiện các chính sách tiền tệ đó.

Và bản chất thực sự của Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) chính là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ với toàn quyền quyết định về các chính sách tiền tệ cũng như thực thi các quyết định đó.

Ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang – FED có nhiệm vụ “Hoạch định chính sách tiền tệ của quốc gia, giám sát và điều tiết các tổ chức ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức lưu ký, chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính thức nước ngoài.”

Dưới đây là một số thông tin cụ thể về FED:

  • Trụ sở: Eccles Building, Washington, D.C.
  • Ngày thành lập: 23/ 12, 1913;
  • Thống đốc: Janet Yellen
  • Ngân hàng trung ương của: Hoa Kỳ
  • Tiền tệ: Đô la Mỹ
  • Website: http://www.federalreserve.gov/

Cấu trúc tổ chức của Fed gồm 4 cấp như sau:

  • Hội đồng thống đốc
  • Ủy ban thị trường
  • Ngân hàng đóng vai trò là trụ sở của Fed phân bổ ở nhiều thành phố
  • Các ngân hàng thành viên
Fed là gì? Ba công cụ chính Fed sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ

2. Lịch sử hình thành của Fed

Vào năm 1791, Người đại diện của gia tộc Rothschild – ông Alexander Hamilton đề xuất lên Quốc hội thành lập First Bank of the United States (BUS1) nhằm giải quyết những vấn đề về tiền tệ. Ngay trong năm đó, BUS1 đã được tổng thống Washington ký thông qua và đi vào hoạt động kể từ 1791 – 1812.

Sau 20 năm hoạt động, đến 1812 cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh nổ ra, Hoa Kỳ đã gặp rất nhiều khó khăn. Các ngân hàng Hoa Kỳ gần như không thể thanh toán do nợ và chi phí hoạt động quân sự quá lớn. Trước tình cảnh đó, Hoa Kỳ một lần nữa thành lập Ngân hàng trung ương – Second Bank of the United States (BUS2) sau khi tổng thống Madison đặt bút ký thông qua với thời gian hiệu lực là 20 năm .

BUS2 có hiệu lực trong 20 năm (1816 – 1836). Tuy nhiên, nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tiếp tục diễn ra, đặc biệt là cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng năm 1907. Điều này đã dẫn đến việc Quốc hội Hoa Kỳ nhận thấy những yếu kém của hệ thống tài chính và mục tiêu cần thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn.

Sau nhiều cuộc họp thảo luận vô cùng kỹ lưỡng, Tổng thống Wilson đã ký quyết định thông qua “Đạo luật Dự trữ liên bang” chính thức thành lập Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – FED) hay còn gọi là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào ngày 23/12/1913 với mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng, thiết lập một cơ chế giám sát ngân hàng tốt và đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng tài chính.

4. Vai trò và nhiệm vụ của Fed

Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau:

  1. Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích: Tăng tối đa việc làm, giữ giá cả ổn định và điều chỉnh lãi suất.
  2. Giám sát và điều tiết hoạt động của các ngân hàng, duy trì sự ổn định cho hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia và quyền tín dụng của người tiêu dùng
  3. Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
  4. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Fed là gì? Ba công cụ chính Fed sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ

Cho đến nay, Fed được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới. Kể từ khi xuất hiện, Fed mang đến cho Hoa Kỳ một hệ thống tiền tệ và tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định, giúp Hoa Kỳ có những chính sách đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính.

Đặc biệt trong những năm qua, nhiệm vụ của Fed ngày càng được mở rộng hơn. Fed đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ tài chính cho Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức trong và ngoài nước.

6. Ba công cụ chính Fed sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Tại Hoa Kỳ, Fed sử dụng ba công cụ chính nhằm tác động đến chính sách tiền tệ như sau:

  • Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Fed thực hiện mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa vào lưu thông. Điều này sẽ giúp giảm lãi suất cho vay và từ đó tăng chi tiêu, vay mượn ngân hàng. Nhưng nếu Fed bán trái phiếu chính phủ, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khiến tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.
  • Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Phần lớn số tiền các ngân hàng thành viên quản lý sẽ được sử dụng để cho vay. Trong trường hợp Fed ra quyết định các ngân hàng thành viên phải dự trữ một phần lượng tiền này, thì phần cho vay sẽ giảm đi, lãi suất cho vay tăng lên do đó vay mượn khó hơn.
  • Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay.

Với 3 công cụ trên, cho đến nay FED được coi là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới, đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận