skip to Main Content

Ethereum là gì? Tìm hiểu về đồng tiền điện tử Ethereum (ETH)

Ethereum (ETH) là đồng tiền ảo nằm trong top 10 đồng tiền ảo hàng đầu thế giới (theo Coinmarketcap). Trên thực tế, đồng tiền ethereum đã duy trì thứ hạng của mình ở vị trí thứ 2 trong một khoảng thời gian rất lâu.

Hiện nay, ETH và Ripple (XRP) đang cạnh tranh nhau vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng những đồng Coin hàng đầu trong hàng ngàn đồng tiền điện tử trong Coinmarketcap.com

Ethereum Coin là gì?

Ethereum (ETH) là một đồng tiền điện tử, một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa chạy trên công nghệ Blockchain, thông qua việc sử dụng các smart contract (hợp đồng thông minh), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến.

Nền tảng này bao gồm một máy ảo hoàn toàn Turing – Ethereum Virtual Machine (EVM), có thể thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính Ethereum.

Ethereum có thể được di chuyển giữa các tài khoản và được sử dụng làm phần thưởng cho các thợ đào khi thực hiện giải các thuật toán ETH. “Gas” là một cơ chế giá giao dịch nội bộ, được sử dụng để giảm thiểu các giao dịch rác (spam) và phân bố các nguồn lực trên mạng lưới ethreum (ETH network). Theo Wikipedia.

Ai là người tạo ra Ethereum?

Ethereum đã được đề xuất vào cuối năm 2013 bởi Vitalik Buterin, một nhà nghiên cứu tiền mã hóa và nhà lập trình, một thiên tài cực kỳ trẻ tuổi. Đây chính là người đồng sáng lập ra Ethereum, khi đó Vitalik Buterin là một chàng trai 24 tuổi.

Tháng 12 năm 2013, Vitalik bắt đầu chia sẻ white paper phác thảo các ý tưởng đằng sau ethereum, một vài người đã nhìn thấy bản phác thảo đầu tiên này và ngay lập tức bị cuốn hút, tạo tiền đề cho sự phát triển ethereum sau này. HIện tại thì Vitalik vẫn là core developer của etherum.

Việc phát triển Ethereum ban đầu được tài trợ qua hình thức crowd funding (tài trợ đám đông) suốt tháng 7 và tháng 8 năm 2014.

ETH được ra mắt vào ngày 30 tháng 6 năm 2015, và đã dần trở nên phổ biến. Bắt đầu từ cuối tháng 1 năm 2016, đồng tiền này đã trải qua sự tăng trưởng đột biến về giá.

Tháng 3 năm 2016, chưa đầy một năm kể từ khi ra đời, sự tăng trưởng đã lên tới cực điểm khi đồng tiền này đạt mức vốn hóa thị trường hơn 1 tỷ USD.

Không giống như cha đẻ của Bitcoin – Satoshi Nakamoto, Vitalik Buterin là một gương mặt nổi tiếng trong cộng đồng tiền mã hóa và cộng đồng blockchain. Một nhân vật có thực chứ không hề ẩn danh.

Vậy tại sao Vitalik Buterin lại có ý tưởng để cho ra đời đồng tiền điện tử etherium? Do niềm đam mê công nghệ hay một ý tưởng starup? Câu trả lời đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết: Lịch sử ngắn gọn về Ethereum. Từ ý tưởng của Vitalik Buterin cho đến lúc phát hành.

4 giai đoạn phát triển của Ethereum

Theo kế hoạch thì Ethereum sẽ chia làm 4 giai đoạn phát triển chính bao gồm: Frontier, Homestead, Metropolis và Serenity.

Mỗi giai đoạn phát triển có thể bao gồm các sub-releases, được gọi là “hard fork” (thay đổi chức năng theo cách không tương thích ngược).

Các hard fork có tên mã là: “Ice Age”, “DAO”, “Tangerine Whistle”, “Spurious Dragon”, “Byzantium” và “Constantinople”. Tất cả các giai đoạn được liệt kê dưới đây với với thời điểm xảy ra hard fork:

Giai đoạn 1: Frontier

Giai đoạn thử nghiệm ban đầu của ethereum, kéo dài từ 30 tháng 7 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016.

Hard fork: Ice Age – giới thiệu sự gia tăng độ khó theo số mũ, thúc đẩy chuyển đổi sang giải thuật Proof-of-Stake.

Giai đoạn 2: Homestead

Giai đoạn thứ 2 của ethereum ra mắt vào tháng 3 năm 2016.

  • Hard Fork 1: DAO – Cuộc tấn công DAO thì khá là nổi tiếng và làm rúng động giới công nghệ cũng như giới đầu tư tài chính toàn cầu. Đây là 1 hard fork revert toàn bộ DAO contract đã bị tấn công bởi hacker, gây chia rẽ Ethereum thành 2 hệ thống cạnh tranh với nhau là Ethereum và Ethereum Classic.
  • Hard Fork 2: Tangerine Whistle – Thay đổi tính toán “gas” cho các tính toán nặng và xóa các trạng thái lưu lại từ một cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
  • Hard Fork 3: Spurious Dragon – Cải thiện khả năng chống tấn công replay … và 1 số cải thiện khác

Giai đoạn 3: Metropolis

Hiện chúng ta đang ở giai đoạn Metropolis, theo kế hoạch sẽ có 2 hard fork là Byzantium và Constantinople. Byzantium có hiệu lực vào tháng 10 năm 2017 và Constantinople được dự đoán vào giữa năm 2018 sẽ tiến hành hard fork.

  • Hard Fork 1: Metropolis Byzantium – Cải thiện tính riêng tư, khả năng mở rộng và các thuộc tính bảo mật của ethereum.
  • Hard Fork 2: Constantinople – Lần hard fork thứ 2 cho giai đoạn Metropolis, chuyển đổi giải thuật từ proof-of-work sang proof-of-stake và 1 số thay đổi khác.

Giai đoạn 4: Serenity

Là giai đoạn cuối cùng của ethereum và vẫn chưa có ngày phát hành dự kiến.

Đặc điểm của Ethereum

Tìm hiểu về Ethereum, chúng ta sẽ thấy khác biệt so với Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác ở chỗ nó do 4 yếu tố chính tạo thành và cũng là những bộ phận quan trọng nhất của Ethereum: Ether, hợp đồng thông minh, tài khoản và máy ảo Ethereum.

Ether:

Là đơn vị tiền tệ của Ethereum. Nó được sử dụng để giao dịch tại sàn cho phép dùng tiền mã hóa. Ngoài ra, đồng tiền này còn áp dụng để thanh toán các dịch vụ khác trên mạng Ethereum

Hợp đồng thông minh:

Hợp đồng thông minh là việc tạo ra những điều khoản, quy định giữa 2 bên tham gia giao dịch mà không cần bên trung gian do các phương tiện kỹ thuật soạn thảo.

Hệ thống Blockchain:

Khi những thông tin về địa chỉ, số ether, giao dịch giữa người dùng với nhau mã hóa xong, nó sẽ được chuyển vào hệ thống Blockchain để làm cơ sở dữ liệu cho những lần giao dịch kế tiếp

Hệ thống đồng thuận:

Là chương trình mã hóa không có chủ định, đột ngột nhằm bảo vệ thông tin người dùng và số giao dịch của họ được cẩn thận, bảo mật hơn

Thợ đào mỏ:

Hiểu đơn giản, thợ đào mỏ chính là những người làm nhiệm vụ giải mã dữ liệu cá nhân của hai bên người mua và bán. Đồng thời xác nhận giao dịch giữa 2 bên.

Máy ảo Ethereum:

Đây là “nơi” để vận hành xử lý thông tin của mạng máy tính cung cấp. Những tổ chức, cá nhân chuyên xử lý thông tin sẽ tập hợp trong “ngôi nhà” này rồi phân chia nhau giải mã dữ liệu Blockchain.

Ngôn ngữ lập trình:

Nền tảng Ethereum cho phép nhập và xử lí các mã của hầu hết các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: Haskell, Python, C++, Java, WebAssembly, PHP…

Sự tăng trưởng tuyệt vời của Ethereum

Biểu đồ tăng trưởng của ethereum

Bitcoin đã trải qua một đợt bùng nổ tăng trưởng vào cuối năm 2013 – đầu năm 2014, khi mà giá của nó đạt tới mức cao nhất mọi thời đại. Khởi đầu sự tăng trưởng cho hàng trăm, nếu không phải là hàng ngàn các đồng tiền điện tử thay thế (altcoin) khác theo sau.

Một số altcoin đã đạt được thành công nhất định, nhưng không có altcoin nào có được mức tăng trưởng tuyệt vời như Ethereum.

Nền tảng này thậm chí đã thu hút sự chú ý của Microsoft, khi đưa ra “Ethereum-Blockchain-là-một-dịch-vụ” (EBaas) trên nền tảng Microsoft Azure vào tháng 11 năm 2015.

Bây giờ, người đọc có thể đang tự hỏi: Tại sao tất cả những điều đó có thể xảy ra?

Tại sao Ethereum lại hấp dẫn đến vậy?

Vâng, nói một cách ngắn gọn: Ethereum (ETH) được phân cấp, giống như Bitcoin nhưng có nhiều tiềm năng hơn so với Bitcoin.

Phương pháp mạng ngang hàng (p2p) của Bitcoin là phân cấp và phi tập trung, trong đó, mỗi đối tượng tham gia là một khách hàng và đồng thời cũng là một máy chủ, cho phép tăng cường khả năng bảo mật và phục hồi của mạng lưới.

Trong hệ thống truyền thống, khi mà toàn bộ mạng lưới được xử lý bởi một thực thể máy chủ duy nhất, sự tập trung ấy sẽ trở thành một điểm yếu, mạng lưới có thể bị khai thác bởi những kẻ tấn công.

Mặt khác, mạng phân cấp là:

  • Khả năng kháng cự tốt đối với sự tấn công của các hacker
  • Không bị tê liệt, ngay cả khi một số bộ phận của nó bị liệt
  • Không vận hành bởi một nhóm người cụ thể (việc có người/nhóm người quản lý toàn bộ mạng lưới có thể gây ra các vấn đề do cố ý và vô ý, do nhân tố con người).

Ngoài tất cả những đặc điểm đó, một trong những tính năng quan trọng nhất của blockchain và mở rộng hơn nữa cho cả Bitcoin, chính là tính toàn vẹn của dữ liệu.

Hồ sơ của từng giao dịch từng được thực hiện trong mạng Bitcoin có thể được truy cập bởi bất cứ ai, có thể dễ dàng theo dõi với danh tính của người gửi và người nhận (nhưng không phải danh tính thực của họ) và không thể thay đổi.

Vì vậy, không ai có thể lừa nhau, ví dụ, bằng cách chi tiêu số tiền mà họ không thực sự có.

Dưới đây là cách mà Bitcoin hoạt động, trong trường hợp bạn không biết gì về thế giới bên ngoài một vài năm.

Những ưu điểm này rất quan trọng đối với giao thức thanh toán, nhưng một số nhà phát triển đã nhanh chóng nhận ra rằng những tiện ích không chỉ dừng lại ở đó.

Về cơ bản, ở bất kỳ lĩnh vực nào cần giữ một bản ghi dữ liệu, bạn đều có thể thực hiện an toàn và hiệu quả hơn với blockchain:

  • Tên miền;
  • Hồ sơ sở hữu;
  • Hợp đồng kinh doanh,…

Vấn đề

Cho đến nay, các nhà phát triển đã cố gắng để tạo ra các ứng dụng mới dựa trên Blockchain theo hai cách khác nhau, cả hai cuối cùng đều không có hiệu quả .

Lựa chọn đầu tiên là xây dựng một ứng dụng trên Bitcoin. Tuy nhiên, Bitcoin không được xây dựng trên một Blockchain Turing – hoàn chỉnh, tức là nó không thể giải quyết được các vấn đề mà một số ngôn ngữ lập trình nổi tiếng có thể dễ dàng giải quyết được, ví dụ như C++,..

Điều đó có liên quan đến các sự cố kỹ thuật và đòi hỏi nhà phát triển phải đưa ra tất cả các loại “bệ đỡ” để giúp nó hoạt động.

Lựa chọn khác là phát triển, khởi chạy và quảng bá một Blockchain thay thế của riêng mình, bởi vậy mà mất đi cơ hội sử dụng sức mạnh to lớn của toàn bộ mạng lưới Bitcoin.

Thay vào đó, bạn sẽ phải chạy Blockchain riêng của mình, với mức chi phí cao.

Giải pháp

Ethereum đã giải quyết được sự khác biệt này lần đầu tiên bằng cách tích hợp một ngôn ngữ lập trình đúng mục đích với blockchain riêng của nó.

Với chúng, ai cũng có thể nghĩ ra bất kỳ ứng dụng nào, dễ dàng mã hóa và cung cấp ETH cho mạng lưới để thực hiện ứng dụng.

Khá đơn giản, Ethereum là một máy tính phân tán trên toàn thế giới với sức mạnh lý thuyết không giới hạn.

Một nhà phát triển giải quyết một giải pháp và triển khai nó trong mạng. Sau đó, chính mạng thực hiện, xác minh các kết quả đầu ra của chính nó và phân phối giá trị giữa các người tham gia.

Các ứng dụng chạy một cách hoàn toàn minh bạch, không có bất kỳ sự can thiệp nào đến từ quyền lực trung tâm, đạt được với sự trợ giúp của hợp đồng thông minh.

Điều tuyệt vời cuối cùng là sức mạnh của mạng chỉ bị hạn chế bởi số lượng và sức mạnh của các máy tính nối với nó, nghĩa là: không có rào cản đầu vào.

Vitalik Buterin, người sáng lập và là một trong những nhà phát triển chính của Ethereum, giải thích Ethereum là gì.

Máy tính thế giới

Việc sử dụng tiềm năng của một hệ thống như vậy thật sự không giới hạn.

Một trong những lựa chọn rõ ràng hơn cả là tạo ra một loại tiền điện tử mới chỉ trong một vài dòng mã, và ngay lập tức tung ra nó trên Ethereum Blockchain.

Đối với vấn đề đó, bất kỳ tài sản nào có thể, chẳng hạn như xe hơi, hoặc một ngôi nhà, có thể được đưa ra, và được giao dịch trên một blockchain dưới dạng một token;

Các giải pháp phức tạp hơn bao gồm việc giao dịch trực tiếp (loại bỏ những khoản phí trung gian trong tiến trình), một số các thị trường hiện tại, chẳng hạn như Facebook Advertising và Google AdWords.

Điều đó có thể đạt được bằng cách tạo ra các hợp đồng thông minh liên kết với tất cả các quy trình kinh doanh trong đó bao gồm các công ty, và chạy chúng trên blockchain.

Một cách sử dụng tiềm năng khác cho Ethereum là các giải pháp mã hóa cho các tác vụ khoa học phức tạp, chẳng hạn như tính toán thiên văn học hoặc sự cuộn gập protein cho các công ty dược phẩm.

Các ứng dụng như thế sẽ có được sức mạnh tính toán không giới hạn về mặt lý thuyết của mạng, vốn không thể đạt được ngay cả với những siêu máy tính tiên tiến nhất.

Ngay cả khi có cuộc cách mạng máy tính hoàn toàn, chưa bao giờ nghĩ đến việc thực hiện thành công một số dự án, ví dụ như Augur.

Đó là “Thị trường Dự báo Phân tán”, về mặt lý thuyết có khả năng cung cấp các dự đoán với độ chính xác cao hơn các chuyên gia giỏi nhất trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào (đạt được thông qua việc sử dụng nguyên tắc “trí tuệ của đám đông”).

Với Augur bạn không phải lo lắng về độ chính xác những câu trả lời, chỉ cần hỏi các câu hỏi đúng.

Đầu tư kiếm tiền với Ethereum

Có hai hình thức đầu tư kiếm tiền với Ethereum phổ biến đó là: kinh doanh và đào ETH.

Mua bán Ethereum (Ethereum Trading)

Là hình thức giao dịch hay gọi “nôm na” là kinh doanh. Đã gọi là kinh doanh thì phải có sản phẩm và sản phẩm ở đây chính là đồng Ethereum (ETH).

Những người tham tham gia trading gọi là trader. Các trader sẽ tham gia mua vào ETH lúc giá thấp và bán ra khi giá lên cao. Phần chênh lệch chính là lợi nhuận.

Muốn giao dịch & trao đổi Ethereum thì bạn phải thông qua sàn giao dịch và phải có ví lưu trữ ETH.

Đào Ethereum

Khai thác Ether là việc kiếm ETH thông qua xác nhận các giao dịch trên mạng lưới. Nói theo cách cụ thể hơn, khai thác chính là tham gia vào việc xác thực các giao dịch, từ đó tất cả các hoạt động trong Ethereum Blockchain sẽ được xác nhận.

Khi các thợ đào thực hiện giải thành công các thuật toán ETH thì họ sẽ nhận được phần thưởng là ETH. Trader phải tính toán chi phí để đào etherum phải nhỏ hơn phần thưởng nhận được.

Lợi nhuận = Phần thưởng (ETH) – Chi phí đào ETH.

Hướng dẫn quy đổi Ethereum

1 ETH bằng bao nhiêu tiền? Bạn có thể quy đổi Ethereum sang VND – btc/vnd, USD – btc/usd hoặc các đồng Coin hay đơn vị tiền tệ khác tại trang web: https://vi.coinmill.com/ETH_calculator.html

Bạn chỉ cần nhập số ETH và click vào “Chuyển đổi”. Sau đó bạn dùng tổ hợp phím Ctr + F và tìm kiếm loại tiền tệ bạn muốn xem.

Ví dụ: Tôi muốn biết 1 ETH bằng bao nhiêu VND thì tôi nhấn Ctr + F và nhập từ VND.

Một số ký hiệu tiền tệ:

  • $ – Dolar Mỹ (USD)
  • £ – Bảng Anh (GBP)
  • ¥ – Nhân Dân Tệ (CNY)
  • € – Euro (EUR)
  • đ – Việt Nam Đồng (VND)

So sánh Etherum (ETH) và Bitcoin (BTC)

Ethereum có thể làm được tất cả những gì mà Bitcoin đã làm được trước đó. Ngoài ra, nó còn có nhiều cải tiến đầy mới mẻ và có thể thành công vang dội trong tương lai.

Ưu điểm của Ethereum so với bitcoin:

  • Có khả năng tạo khối cực nhanh (khoảng 14 giây)
  • Việc giao dịch được diễn ra rất nhanh chóng và số lượng Ether không giới hạn.
  • Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (có thể quy đổi được ra ether), được tính toán dựa trên độ phức tạp của thuật toán, có mức độ sử dụng băng thông và nhu cầu lưu trữ. Phí giao dịch của Bitcoin bị cạnh tranh bình đẳng với nhau để vào được khối của Bitcoin.
  • Những người đầu tiên đào Bitcoin nắm giữ lượng lớn số Bitcoin đang phát hành còn với Ethereum thì có 13% số ETH được bán cho những người đã tài trợ dự án lúc đầu.
  • Ethereum có khả năng chống lại việc sử dụng ASIC và chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost.

Nhược điểm: Ethereum lại phải chịu nhiều rủi ro tấn công hơn Bitcoin bởi vì Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete.

Tương lai của Ethereum

Xem xét tất cả mọi thứ đã được đề cập đến cho đến nay, lý do Ethereum có thể thành công như hiện tại đã khá rõ ràng.

Và mặc dù vào thời điểm này, tốc độ và phạm vi tăng trưởng tương lai của nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đương nhiên, Ethereum là rất hứa hẹn với những cơ hội không giới hạn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đợi xem tương lai của nó như thế nào, với sự phổ biến của mạng lưới sẽ tăng lên như thế nào; điều này phụ thuộc vào các nhà phát triển với tài năng và sự sáng tạo của mình, sẽ đưa ra các giải pháp như thế nào.

Đánh giá của chuyên gia về Ethereum

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Ethereum, chúng tôi đã quyết định hỏi một số chuyên gia trong lĩnh vực câu hỏi sau đây: “ELI5: Ethereum là gì?”

“Ethereum là Blockchain thứ hai vượt qua mức vốn hóa thị trường một tỷ đô la và triển khai mức năng lượng khai thác an toàn. Giống như Bitcoin, nó được phân cấp, nhưng khác với Bitcoin, nó không được sử dụng như một loại tiền tệ, vì nguồn cung các token kỹ thuật số Ether không cố định. Đó là bởi vì Ether được thiết kế để tạo ra các hợp đồng thông minh chứ không phải là một loại tiền tệ.

Trong một thế giới mà các công ty đều quan tâm đến Blockchain, Ethereum đã trở thành một Blockchain phân tán mà họ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng, mặc dù Bitcoin an toàn hơn và có lịch sử lâu hơn.

Khi các tập đoàn nhận thấy rằng các Blockchain riêng không có nhiều giá trị, họ sẽ có thể lựa chọn giữa Ethereum và Bitcoin (đối với những người có tiềm lực kinh tế khác nhau) để đảm bảo các hợp đồng thông minh.”

_Simon Dixon, Giám đốc điều hành BnkToTheFuture.com và Giám đốc Quỹ Bitcoin Capital_

“Ethereum liên quan đến các Blockchain giống như java liên quan đến các cơ sở dữ liệu: bạn lưu trữ dữ liệu của bạn trong cơ sở dữ liệu và xây dựng ứng dụng của bạn trong java. Một trong những khác biệt quan trọng là các Blockchain và nền tảng Ethereum không chạy trên một mà trên nhiều máy chủ phân tán.

Chúng cung cấp một số tính năng độc đáo, ví dụ như thực tế là các giao dịch trong một Blockchain không thể khôi phục trạng thái giao dịch, trong khi tất cả các cơ sở dữ liệu cung cấp cơ chế xử lý giao dịch và khôi phục trạng thái dữ liệu”.

_ Benedikt _

Các tập đoàn lớn đứng sau Ethereum

Theo số liệu cập nhật vào ngày 18/07/2017 thì trong các ông lớn đứng sau Ethereum có tên của Enterprise Ethereum Alliance (EEA) được thành lập bởi Microsoft, cùng với đó là BNY Mellon, JP Morgan, CME Group… và nhiều startup nổi tiếng khác như: Nuco, BlockApps, Tendermint, Brainbot, Technologies…

Tính hợp pháp của Ethereum tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có quy định về quản lý Ethereum hay các đồng tiền điện tử khác. Tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo báo chí, trong đó đã ghi rõ rằng việc sử dụng Bitcoin và các altcoin làm phương tiện thanh toán hay mua bán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ (tương tự như ở các nước tiên tiến khác) chứ không nói đến việc giao dịch tiền điện tử là vi phạm điều khoản nào trong luật pháp.

Ứng dụng của Ethereum trong cuộc sống

Công nghệ Blockchain của Ethereum tập trung tạo ra các ứng dụng hoạt động dựa trên Smart contract nhằm giải quyết mọi giao dịch một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn và công khai.

Các ứng dụng được phát triển trên nền tảng Ethereum có thể kể đến bao gồm:

  • Uport: Cung cấp cho người dùng sự kiểm soát danh tính và thông tin cá nhân một cách an toàn và thuận tiện.
  • BlockApps: Cung cấp tất cả các công cụ thiết yếu để tạo ra những ứng dụng Blockchain riêng tư, công khai hay bán công khai…

Theo cafebitcoin

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận