skip to Main Content

Có tiền nhàn rỗi, nên gửi tiết kiệm hay đầu tư cho vay?

Từ lâu tiết kiệm được coi là kênh cất giữ khoản tiền nhàn rỗi một cách an toàn. Còn đầu tư lại là hình thức mang đến cơ hội gia tăng lợi nhuận. Chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm “Lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao”. Chính vì điều này nên nhiều người có nguồn tiền nhàn rỗi nhưng không biết nên gửi tiết kiệm hay đầu tư. Với sự phát triển của công nghệ đột phá. Đầu tư cho vay ngang hàng ra đời chính là giải pháp đầu tư an toàn với hiệu suất đầu tư cao dành cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi phân tích những ưu điểm và hạn chế của hai hình thức này. Để trả lời cho câu hỏi: Có tiền nhàn rỗi, nên gửi tiết kiệm hay đầu tư cho vay?

nên gửi tiết kiệm hay đầu tư cho vay

1. Tiền nhàn rỗi là gì?

Trước khi tìm cách để có lợi nhuận từ tiền nhàn rỗi. Chúng ta cần xác định khoản tiền đó có đúng là tiền nhàn rỗi hay không. Hiểu đúng là khoản tiền nhàn rỗi là bước quan trọng đầu tiên mà nhiều người chưa xác định được.

Tiền nhàn rỗi chính là khoản tiền mà bạn sẽ không sử dụng đến trong một khoảng thời gian nhất định. Khoản tiền này không bao gồm các khoản dự phòng bất trắc khác. Vậy nên khoản tiền nhàn rỗi có thể được gửi tiết kiệm hoặc mang đi đầu tư mà sẽ không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các kế hoạch dự phòng của bạn.

2. Ưu nhược điểm khi gửi tiết kiệm

Hình thức gửi tiết kiệm là giải pháp phổ biến mà nhiều người có tiền nhàn rỗi lựa chọn. Phần lớn là vì sự an toàn mà hình thức này mang lại. Ngoài chức năng giữ tiền, đây cũng là một kênh đầu tư sinh lời ổn định, phù hợp với những người có thích sự an toàn. Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng.

Ưu điểm

Một số ưu điểm khi gửi tiền nhàn rỗi vào tiết kiệm nhận lãi suất.

  • An toàn: Gửi tiết kiệm ngân hàng là lựa chọn hàng đầu cho những người không thích sự mạo hiểm.
  • Linh hoạt: Có thể tùy chọn kỳ hạn gửi như (3, 6, 9, 12 tháng,..). Hoặc gửi tiết kiệm không kỳ hạn (rút tiền bất cứ lúc nào). Đương nhiên kỳ hạn càng lâu thì mức lãi suất càng cao.
  • Nhanh chóng, tiện lợi: Hiện nay các ngân hàng đều triển khai các giải pháp giao dịch Online. Các hình thức giúp khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian và thủ tục hơn khi phải đến trực tiếp.

Hạn chế

Tuy là hình thức gửi tiết kiệm có rất nhiều ưu điểm,. Nhưng vẫn còn đó hạn chế khiến nhiều người không mặn mà khi gửi tiết kiệm.

  • Lãi suất gửi tiết kiệm rất thấp: Hiện nay lãi suất mà các ngân hàng đang áp dụng cho tiết kiệm 4-7%. Số tiền lãi quá ít ỏi. Không hấp dẫn nên nhà đầu tư dần chuyển hướng tìm kiếm các kênh đầu tư sinh lời khác. Chưa kể nếu gửi kỳ hạn dài. Nếu có việc gấp cần xoay sở, nhà đầu tư muốn rút tiền trước hạn sẽ không nhận được lãi.
  • Đối mặt với lạm phát: Theo tính toán và công bố của nhiều tổ chức cho thấy tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam khoảng 3-4%. So với mức lãi suất tiết kiệm mà các ngân hàng đang chi trả thì khoản gửi tiết kiệm không những không có lãi mà còn bị lạm phát bào mòn.

3. Ưu nhược điểm khi đầu tư cho vay ngang hàng.

Cho vay ngang hàng (P2P Lending) trở nên phổ biến tại Việt Nam khoảng 6 năm trở lại đây. Ngoài việc giải quyết nhu cầu vay vốn cho tập thể, cá nhân thì nền tảng cho vay ngang hàng đã và đang là một kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì những thế mạnh và ưu điểm vượt trội của hình thức này.

Cho vay ngang hàng là gì?

P2P lending được viết tắt bởi “Peer-to-peer lending” có nghĩa là cho vay ngang hàng. Theo đó, công ty P2P Lending sẽ cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến. Nền tảng giúp người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá. Cho vay ngang hàng được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Những công ty hoạt động theo mô hình này sử dụng công nghệ số để thu thập tất cả dữ liệu của cả hai phía người cho vay và người đi vay.

Ưu điểm

  • Lãi suất cao, hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng, dao động từ 14-20%/năm tùy từng công ty cung cấp dịch vụ.
  • Đơn giản: không đòi hỏi kiến thức tài chính phức tạp, không thủ tục rắc rối, nhà đầu tư P2P Lending chỉ cần lựa chọn hồ sơ vay tiền có sẵn trên hệ thống. 
  • Tiện lợi: chỉ với thiết bị thông minh như smartphone hoặc máy tính có kết nối Internet, nhà đầu tư có thể quản lý tài chính 24/7.
  • Khoản đầu tư được bảo hiểm 100% cả gốc và lãi

Hạn chế

Ngoài những lợi ích mà cho vay ngang hàng mang lại thì vẫn còn đó những hạn chế nhất định. Dù là khách hàng đi vay hay người cho vay vẫn có thể đối diện với những rủi ro dưới đây.

Đối với khách hàng

Do khi tiến hành các thủ tục vay vốn, khách hàng cần cung cấp thông tin cá nhân, thậm chí là cả thông tin người thân. Rủi ro bị đánh cắp thông tin là hiện hữu. Điều này có thể bị một số đối tượng xấu lợi dụng. Có nhiều trường hợp, người thân của khách hàng bị làm phiền bởi đơn vị cho vay. Ngoài ra với 1 số đơn vị không uy tín thì khách hàng cũng có thể bị tính lãi suất không theo lời cam kết ban đầu, hoặc phí phạt cao…

Đối với nhà đầu tư cho vay

Do chưa có cơ chế và quy định pháp luật nên hoạt động này vẫn dựa trên hợp đồng dân sự. Rủi ro đối với người cho vay là khách hàng không trả được nợ. Lúc này việc thu hồi nợ là rất khó. Tuy nhiên đã có 1 số công ty liên kết với đơn vị bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư được bảo hiểm khoản vay 100% cả gốc và lãi.

Ở một số quốc gia, cho vay ngang hàng đã bị lợi dụng. Từ đó biến tướng gây bất ổn an ninh kinh tế và xã hội. Thay vì làm trung gian kết nối thông tin, có doanh nghiệp huy động rồi lừa đảo, chiếm dụng vốn. Huy động vốn để cho vay tràn lan, làm phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh toán và thực hiện chức năng thanh toán trung gian bất hợp pháp nhằm chiếm dụng vốn, lừa đảo… Đối với người vay, do không trả được nợ. Để lại những hệ lụy xã hội kéo dài, hết sức nặng nề…

4. Vậy tiền nhàn rỗi nên gửi tiết kiệm hay đầu tư cho vay?

Điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mỗi người. Nếu bạn có nguồn vốn lớn và không có nhu cầu kiếm nhiều lợi nhuận thì gửi tiết kiệm là phương án phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm một kênh đầu tư vừa an toàn, vừa có lợi nhuận cao. Hãy xem xét mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending) . Đây sẽ là một sự lựa chọn mới cho những nhà đầu tư tìm kiếm hướng đi an toàn cho nguồn tiền nhàn rỗi của mình. 

nên gửi tiết kiệm hay đầu tư cho vay

Sau khi xuất hiện tại Anh vào năm 2005 sau đó là nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2015, mô hình P2P Lending bắt đầu có mặt tại Việt Nam. Công ty Cổ phần Tập đoàn Tima là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ P2P Lending tới các nhà đầu tư với nhiều lợi ích:

  • Lợi nhuận cao: Cam kết mức lợi nhuận tối thiểu thu được là 14%/năm. Lợi nhuận tối đa lên đến 19%/năm, cao gấp 3 – 4 lần lãi suất ngân hàng
  • Hạn mức đầu tư thấp: Chỉ cần bỏ ra tối thiểu 10 triệu đồng đã có thể tham gia đầu tư qua Tima.
  • Đầu tư đơn giản: Khách hàng chỉ cần tải App Tima Lender và bấm duyệt đơn để kết nối cho vay và thu lợi nhuận.
  • Phục vụ tận tình: Chuyên viên chăm sóc Nhà đầu tư của Tima sẽ tư vấn tận tình. Hướng dẫn khách hàng từ a-z mọi thủ tục đầu tư. Giải đáp các thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau đầu tư. Tổng đài hỗ trợ luôn hoạt động 24/7.

Lời Kết

Như vậy có thể nói trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc cho vay vốn nhàn rỗi trực tuyến là hoàn toàn khả thi và đơn giản. Trong đó, gửi tiền tiết kiệm và cho vay qua mô hình P2P Lending là 2 kênh an toàn và ít rủi ro nhất. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thể lựa chọn địa chỉ tin cậy, uy tín để cho vay tiền nhàn rỗi sinh lời hiệu quả.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận