Chuẩn bị cho phép thử nghiệm cơ chế cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Tin tứcTháng Tư 6, 2022

Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ uy tín nhất và nạp rút tiền dễ dàng nhất cho nhà đầu tư Việt Nam. Xem chi tiết

Hiện nay Việt Nam có khoảng 200 công ty công nghệ tài chính (fintech). Trong đó có đến 90% số này hoạt động trong mảng ngân hàng. Tuy nhiên vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định với từng hoạt động của các Fintech. Cũng như trong lĩnh vực như cho vay ngang hàng (P2P Lending). Để quản lý lĩnh vực mới tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Ngân hàng Nhà nước hai năm nay đã xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động (sandbox) công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lấy ý kiến với dự thảo lần hai. Đề xuất 6 lĩnh vực được thử nghiệm cơ chế. Trong đó có bao gồm lĩnh vực cho vay ngang hàng.

Cho vay ngang hàng tại việt nam

1.Thực trạng Fintech và cho vay ngang hàng hiện nay

Theo Ngân hàng Nhà nước, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam đã tăng từ khoảng 40 vào cuối năm 2016 lên đến khoảng 200 công ty ở thời điểm hiện tại. Với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như:. Thanh toán, cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, quản lý tài chính cá nhân…

Sự phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi của Fintech đã khiến cơ quan quản lý tài chính – tiền tệ của nhiều quốc gia phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT), đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà đầu tư…

Cũng như nhiều cơ quan quản lý trên thế giới. Ngân hàng Nhà nước và một số cơ quan liên quan cũng đang gặp phải những thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty Fintech khi chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh. Do đó tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Công ty lừa đảo đội lốt cho vay ngang hàng

Trong hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp”. Điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ”. Tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân.

Một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending thiếu rõ ràng, minh bạch. Thiếu ràng buộc có tính pháp lý. Chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của người đi vay. Nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 100 công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng với nhiều đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên một số công ty lấy danh nghĩa mô hình này để lợi dụng sự thiếu kiến thức của người dân rồi lừa đảo. Với người bỏ vốn, họ hứa hẹn lợi nhuận cao. Còn với người cần vay tiền, họ quảng cáo lãi suất thấp trong khi tính lãi thực tế cao “cắt cổ”.

2. Khung quản lý mới

Theo Ngân hàng Nhà nước, sự phát triển nhanh chóng của Fintech đã khiến cơ quan quản lý tài chính nhiều quốc gia phải đối mặt với những khó khăn thách thức trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà đầu tư v.v..

Cho vay ngang hàng Việt Nam

Trước xu thế phát triển mạnh của hoạt động Fintech. Việt Nam cần sớm xây dựng một khung quản lý đối với hoạt động Fintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech. Bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Mục tiêu của cơ chế thử nghiệm nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng qua đó hiện thực hóa mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thuận tiện, hiệu quả với chi phí thấp.

Tạo lập môi trường thử nghiệm nhằm đánh giá rủi ro, chi phí, lợi ích của giải pháp Fintech. Hỗ trợ xây dựng, phát triển các giải pháp Fintech phù hợp với nhu cầu thị trường, khung khổ pháp lý, quy định quản lý. Hạn chế rủi ro xảy ra đối với khách hàng khi tham gia sử dụng các giải pháp Fintech tham gia thử nghiệm chưa được quy định trong khung khổ pháp lý, quy định quản lý chính thức.

Các giải pháp Fintech được phép thử nghiệm

Kết quả triển khai thử nghiệm giải pháp Fintech được sử dụng làm căn cứ thực tiễn để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định quản lý liên quan.

Đáng chú ý, các giải pháp Fintech trong lĩnh vực ngân hàng được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm gồm những lĩnh vực: Cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ; Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng (API); Cho vay ngang hàng (P2P Lending); Ứng dụng công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán (Blockchain Technology, DLT) trong hoạt động ngân hàng; Ứng dụng các công nghệ khác trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, triển khai mô hình hợp tác kinh doanh đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm. 

3. Thử nghiệm với cho vay ngang hàng

Trong dự thảo nghị định của Ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho vay ngang hàng được cho tham gia cơ chế thử nghiệm với điều kiện công ty cho vay ngang không được cung cấp biện pháp bảo đảm tiền vay. Cung cấp dịch vụ môi giới thông tin cho việc vay tiền phục vụ hoạt động đầu tư cổ phiếu và các hoạt động mang tính rủi ro cao khác. Sử dụng trái phép nguồn tiền từ khách hàng. Các nhân sự sáng lập, quản lý điều hành tham gia vay, cho vay và là bên bảo đảm hoặc bảo lãnh qua giải pháp Fintech do mình vận hành, lợi dụng ưu thế quản lý, điều hành làm thay đổi các thông tin qua giải pháp Fintech. Thực hiện hành vi lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Cho vay ngang hàng

Đồng thời, nhân sự quản lý, điều hành công ty cho vay ngang hàng không được đồng thời là chủ sở hữu, nhân sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, tín dụng, cầm đồ, kinh doanh đa cấp, là chủ các dây hụi, họ hoặc đang làm trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến trung gian thanh toán, ví điện tử.

Xem thêm: Làm thế nào để đầu tư cho vay ngang hàng hiệu quả?

Góc nhìn từ chuyên gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu. Có hành lang pháp lý sẽ giúp cho thị trường cho vay ngang hàng (P2P Lending) được kiểm soát. Tránh các hoạt động biến tướng, gây hệ lụy xấu cho xã hội. Gây mất uy tín cho hình thức cho vay này. Trước đó, theo chuyên gia, bản chất mô hình P2P Lending tốt. Song do chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh nên dễ bị lạm dụng, biến tướng. Núp bóng P2P Lending đẩy mạnh cho vay tín dụng đen. Khiến cho các công ty P2P Lending hoạt động đúng nghĩa bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiều app cho vay online núp bóng P2P Lending không hề kết nối trực tiếp tới các nhà đầu tư với người vay. Mà sử dụng tiền của mình để cho vay với lãi suất cắt cổ, gây ra nhiều hệ lụy.

Lời kết

Như vậy khi dự thảo được thông qua. Cơ chế thử nghiệm các hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) được ban hành. Đây sẽ là động lực để các công ty làm ăn chân chính tiếp tục phát triển. Đồng thời tạo được lòng tin vững chắc cho khách hàng cũng như nhà đầu tư. Đặc biệt là lĩnh vực cho vay ngang hàng. Đây cũng là dịp để các công ty làm ăn phi pháp bị thanh trừng. Đem lại môi trường Fitech an toàn, minh bạch và trong sạch.

Investing.vn

Khóa học phân tích kỹ thuật Khóa học Phân tích kỹ thuật và một số chỉ báo thông dụng trong đầu tư chứng khoán
Làm chủ các chỉ báo phân tích kĩ thuật và ứng dụng thực tế trong giao dịch
699,000 đ 419,000 đ
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận