skip to Main Content

Chiến lược giao dịch với chỉ báo Awesome Oscillator

Giống như tên gọi của nó, chỉ báo “Awesome Oscillator” giúp đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho các trader. Đây là một trong những sáng tạo của Bill Williams – cha đẻ của hàng loạt các chỉ báo kỹ thuật phổ biến khác như Gator Oscillator, Alligator,…Công dụng chính của chỉ báo Awesome Oscillator (AO) là để xác định xu hướng của thị trường và cho biết lực của xu hướng đó ở thời điểm hiện tại. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo có tên gọi thú vị này và xem cách áp dụng nó vào chiến lược giao dịch của bạn.

Chỉ báo Awesome Oscillator là gì?

AO là một chỉ báo dao động được sử dụng để xác định xu hướng của thị trường và cho biết lực của xu hướng đó ở thời điểm hiện tại là tăng hay giảm. Nó thực hiện điều này bằng cách so sánh hiệu quả động lực thị trường gần đây, với động lượng chung qua khung tham chiếu rộng hơn.

Công thức tính AO

Như đã nói, AO có thể được xem như một công cụ so sánh động lượng. Cụ thể, nó so sánh động lượng của 5 nến cuối cùng với động lượng của 34 nến cuối trong khung thời gian lớn hơn. Giá trị của chỉ báo AO được tính bằng chênh lệch giữa các đường trung bình động đơn giản (SMA) trên những khung thời gian này. Đường trung bình động đơn giản (SMA) không sử dụng giá đóng cửa mà được tính toán thông qua điểm giữa của mỗi nến.

  • Điểm giữa = (H + L) / 2
  • AO = SMA5 – SMA34

AO được biểu diễn trên khung thời gian nào thì dữ liệu giá được sử dụng là của các phiên giao dịch tương ứng với khung thời gian đó. Ví dụ: khung thời gian H1, thì dữ liệu sẽ là giá High và Low của các phiên giao dịch 1 giờ, khung thời gian M30 thì sẽ là giá High và Low của các phiên giao dịch mỗi 30 phút.

Chỉ báo AO được biểu diễn trên đồ thị giá là một biểu đồ dạng histogram tách biệt đồ thị giá và nằm phía dưới đồ thị giá

AO được biểu diễn trên khung thời gian nào thì dữ liệu giá được sử dụng là của các phiên giao dịch tương ứng với khung thời gian đó. Ví dụ: khung thời gian H1, thì dữ liệu sẽ là giá High và Low của các phiên giao dịch 1 giờ, khung thời gian M30 thì sẽ là giá High và Low của các phiên giao dịch mỗi 30 phút.

Chỉ báo AO được biểu diễn trên đồ thị giá là một biểu đồ dạng histogram tách biệt đồ thị giá và nằm phía dưới đồ thị giá, như hình dưới:

Chỉ báo AO trên nền tảng MT4

MetaTrader 4 cung caaos 30 chỉ báo mặc đinh và AO là một trong những chỉ số tiêu chuẩn này. Điều này có nghĩa là ngay khi bạn khởi chạy MetaTrader 4, chỉ báo AO sẽ có sẵn trong cửa sổ ‘Navigator’ để sử dụng. Các chỉ báo tiêu chuẩn đi kèm với MT4 được chia thành bốn thư mục chính trong cửa sổ Navigator. Đó là:

  • Trend
  • Oscillators
  • Volumes
  • Bill Williams

Mặc dù chỉ báo AO là một chỉ báo dao động, nó không xuất hiện trong danh mục “Oscillator”. Điều này là do chỉ báo được phát minh bởi nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng Bill Williams. Do đó, bạn sẽ thấy AO trong thư mục các chỉ báo của ‘Bill Williams’, như trong hình dưới đây:

Ở tab Colors, chúng ta lựa chọn màu sắc, style và độ dày mỏng của chỉ báo. Value Up là các cột giá trị AO tăng, Value Down là các cột thể hiện giá trị AO giảm.

Tab Levels, chúng ta chọn màu sắc và style cho đường Zero. Với chỉ báo này,  không cần phải thêm bất kỳ một đường nào khác nữa cả bởi hệ thống đã mặc định sẵn đường Zero.

Tab Visualization, nếu muốn chỉ báo AO hiển thị trên khung thời gian nào thì bấm chọn vào khung thời gian đó.

Chiến lược giao dịch với chỉ báo AO

Chiến lược giao dịch với chỉ báo AO có thể được áp dụng trên bất kỳ công cụ tài chính nào, bao gồm forex, cổ phiếu, tiền điện tử…

Giao dịch với tín hiệu giao cắt đường Zero

Tín hiệu đơn giản nhất là khi giá trị của bộ dao động vượt qua mức Zero. Điều này cho chúng ta hai tín hiệu giao dịch dễ theo dõi:

  • Chuyển từ âm sang dương là một tín hiệu tăng giá.
  • Chuyển từ dương sang âm là một tín hiệu giảm giá.
Biểu đồ giao dịch USD/CAD, khung H1. Nguồn: kienthucforex.com

Giao dịch với mô hình Twin Peaks 

Chiến lược này yêu cầu bạn tìm kiếm hai “đỉnh” trên cùng một phía của đường zero. Một yêu cầu bổ sung là máng giữa các đỉnh cũng phải nằm cùng phía với đường zero.

  • Tín hiệu đỉnh đôi tăng giá có các đỉnh nằm dưới đường zero, trong đó đỉnh thứ hai phải cao hơn (ít âm hơn) so với đỉnh thứ nhất. Nó cũng phải được theo sau bởi một thanh màu xanh lá cây.
  • Tín hiệu đỉnh đôi giảm giá ngược lại – hai đỉnh phải nằm trên đường zero. Tương tự, đỉnh thứ hai phải thấp hơn đỉnh thứ nhất, và sau đó là một thanh màu đỏ.

Giao dịch với chiến lược đĩa bay (Saucer)

Chiến lược này dựa trên những thay đổi nhanh chóng trong động lượng và yêu cầu một mô hình cụ thể trong ba thanh liên tiếp của biểu đồ AO, tất cả nằm trên cùng một phía của đường zero.

  • Một đĩa bay tăng giá đòi hỏi cả ba thanh phải ở phía dương của đường zero. Mô hình bạn đang tìm kiếm là một thanh màu đỏ, tiếp theo là thanh màu đỏ nhỏ hơn, tiếp theo là thanh màu xanh lá cây.
  • Một đĩa bay giảm giá yêu cầu tất cả ba thanh nằm ở phía âm của đường zero. Mô hình cần phải là một thanh màu xanh lá cây, theo sau là một thanh màu xanh lá cây nhỏ hơn (nghĩa là ít âm hơn về giá trị), theo sau là một thanh màu đỏ.

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết về chỉ báo Awesome Oscillator cũng như những chiến lược giao dịch với AO mà bạn có thể tham khảo. Hãy tự mình tìm hiểu xem AO có thực sự là một ‘chỉ số tuyệt vời’ hay không bằng cách thực hành sử dụng nó trên tài khoản demo. Từ đó, tìm ra cho mình chiến lược giao dịch với chỉ báo AO hiệu quả nhất với phong cách của bạn.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận