skip to Main Content

Chiến lược giao dịch theo xu hướng tăng trong thị trường forex

Xu hướng trong thị trường forex là hiện tượng giá cả biến động theo 1 hướng cụ thể nào đó. Có ba dạng xu hướng trong thị trường Forex: xu hướng tăng (uptrend), xu hướng giảm (downtrend) và xu hướng đi ngang (sideways trend). Việc xác định xu hướng chính là cơ sở giúp các nhà đầu tư áp dụng cho chiến lược giao dịch forex phù hợp, từ đó có thể tối thiểu hóa rủi ro cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về xu hướng tăng.

Xu hướng tăng là gì?

Xu hướng tăng mô tả sự biến động giá của một sản phẩm tài chính có hướng tổng thể đi lên. Trong một xu hướng tăng, các đỉnh và đáy sau luôn cao hơn các đỉnh và đáy trước đó. Một khi giá bắt đầu xuất hiện các lower swing highs (đỉnh sau thấp hơn các đỉnh trước) và lower swing lows (đáy sau thấp hơn đáy cũ), xu hướng tăng có thể đã chấm dứt và một xu hướng đảo ngược giá có thể đang được hình thành hay còn gọi là xu hướng giảm. (Các bạn có thể đọc thêm bài viết về Swing High tại đây).

Một số nhà giao dịch và nhà đầu tư chỉ thực hiện giao dịch khi thị trường có xu hướng tăng. Những người giao dịch theo xu hướng tăng thường sử dụng các chiến lược khác nhau để theo dõi xu hướng thị trường mà có các đỉnh sau và đáy sau cao hơn.

Một xu hướng tăng cung cấp cho các nhà đầu tư những cơ hội để kiếm lời từ việc tăng giá sản phẩm. Khi một tài sản không tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn hoặc khi xu hướng tăng đã hết, thay vào đó là một tín hiệu cho sự thay đổi về xu hướng (giá giảm), các nhà giao dịch nên mở một lệnh sell. Đây được coi là một trong những cách hiệu quả nhất giúp các trader giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch forex. Các nhà giao dịch kỹ thuật thường sử dụng các đường xu hướng để phân tích và nhận định xu hướng đang tăng hay giảm và giúp họ phát hiện các xu hướng đảo chiều có thể xảy ra. Đường xu hướng trong thị trường tăng giá được vẽ dọc theo các đáy, điều này giúp các trader nhận biết trong thời gian sắp tới, các đáy mới có thể được hình thành khi nào.

Ngoài ra, đường trung bình động cũng được một số nhà giao dịch kỹ thuật sử dụng để phân tích một xu hướng tăng. Khi giá cao hơn mức trung bình động, đó có thể là tín hiệu cho một xu hướng tăng, nhưng khi giá giảm xuống dưới mức trung bình động, điều đó có nghĩa giá hiện đang giao dịch dưới mức giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định và do đó xu hướng tăng có thể đã không còn.

Mặc dù các công cụ này rất hữu ích, giúp các trader xác định xu hướng tăng một cách trực quan, nếu giá tạo ra các đỉnh mới cao hơn các đỉnh cũ và đáy mới cao hơn các đáy cũ thì thị trường đang có xu hướng tăng. Khi một sản phẩm tài chính không thể tạo ra đỉnh và đáy mới cao hơn đỉnh và đáy cũ, điều đó đồng nghĩa với xu hướng giảm có thể đang diễn ra, giá của tài sản đang dao động hoặc hành động giá bị biến dạng và xu hướng khó xác định. Trong những trường hợp như vậy, các nhà giao dịch theo xu hướng tăng có thể chờ đợi một xu hướng tăng khác rõ ràng hơn để thực hiện giao dịch.

Tóm tắt lại:

Xu hướng tăng là một động thái khi tổng thể giá của sản phẩm đi lên, xu hướng tăng được thể hiện bởi một loạt các đỉnh mới và đáy mới cao hơn.

Các chỉ báo và công cụ kỹ thuật có thể hỗ trợ các trader trong việc xác định và phân tích xu hướng tăng.

Các trend trader thực hiện giao dịch bằng cách mở lệnh buy khi giá bắt đầu có xu hướng đi lên hoặc khi giá có dấu hiệu tăng trở lại. Vì vậy, các trader luôn cố gắng nắm bắt cơ hội để thu về lợi nhuận dựa trên những dấu hiệu của một xu hướng tăng như các đáy mới và đỉnh mới cao hơn đáy cũ và đỉnh cũ trên biểu đổ

Khi giá không còn tạo ra các đáy mới và đỉnh mới cao hơn, xu hướng tăng có thể đã không còn và có thể đảo ngược thành xu hướng giảm.

Chiến lược giao dịch theo xu hướng tăng

Có nhiều kỹ thuật để phân tích và giao dịch trong xu hướng tăng, một là theo dõi hành động giá (price action), hai là sử dụng các công cụ như đường xu hướng và các chỉ báo kỹ thuật.

Hai chiến lược giao dịch theo sự chuyển động giá phổ biến có thể được xác nhận hoặc vô hiệu với đầu vào bổ sung từ các công cụ kỹ thuật và chỉ báo, vì vậy các trader nên mua khi giá trở lại xu hướng tăng hoặc khi giá đang tiếp tục tăng cao.

Ngay cả khi giá tăng, nó sẽ dao động lên xuống. Các động thái đi xuống được gọi là pullback. Nếu một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng cao sau khi pullback, họ có thể mua trong thời gian pullback và kiếm lời từ đợt tăng giá tiếp theo.

Vì không chắc rằng giá có tăng trở lại hay không và khi nào giá sẽ tăng trở lại, một số nhà giao dịch theo xu hướng coi việc mua trong thời gian pullback là quá rủi ro hoặc tốn thời gian. Vì vậy, các nhà giao dịch có thể chờ cho đến khi giá tăng. Điều này có nghĩa là họ có thể đóng lệnh mua tại các đỉnh trước đó.

Cả hai chiến lược đều yêu cầu tiêu chí cụ thể để tham gia giao dịch. Các nhà giao dịch mua trong thời gian pullback chỉ có thể tìm mua nếu giá gần mức hỗ trợ dự đoán, như đường xu hướng tăng, đường trung bình động hoặc mức thoái lui Fibonacci. Ngoài ra, các trader cũng có thể chờ để thực hiện lệnh sell trong quá trình pullback chậm lại và giá sẽ bắt đầu tăng lên trước khi mua.

Các nhà giao dịch thường đặt lệnh mua xung quanh vùng đỉnh trước đó vì họ tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, các trader có thể quyết định chỉ vào lệnh khi giá di chuyển trên mức kháng cự ngắn hạn. Hoặc họ có thể chờ giá di chuyển lên, tạo ra một đỉnh mới cao hơn nhiều so với đỉnh cũ hoặc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật đưa ra tín hiệu nên mua.

Rủi ro trong giao dịch forex có thể được kiểm soát bởi lệnh chặn lỗ (stop loss). Stop loss thường được đặt ở dưới đáy trước đó vì các nhà giao dịch dự kiến giá sẽ tăng cao hơn.

Có rất nhiều công cụ có thể báo hiệu cho các trader nên đóng lệnh giao dịch. Ví dụ, khi giá tạo ra các đáy mới thấp hơn đáy cũ hay chỉ báo kỹ thuật có tín hiệu giảm, đường xu hướng hoặc đường trung bình bị phá vỡ thì đó là lúc các trader nên thoát lệnh.

Ví dụ phân tích giao dịch theo xu hướng tăng

Biểu đồ sau đây của Facebook Inc. (FB) sẽ cho các trader thấy được những ví dụ về các giao dịch tiềm năng sử dụng đường trung bình, mức hỗ trợ và kháng cự.

Các mũi tên làm nổi bật sự phá vỡ mức kháng cự khi giá tăng cao. Giá hợp nhất trong một xu hướng tăng tổng thể và sau đó giá tăng cao hơn nữa. Việc chờ đợi tăng khối lượng là rất quan trọng, nếu không các nhà giao dịch đã có thể vào lệnh quá sớm hoặc không phải thời điểm lý tưởng nhất.

Các mũi tên nhỏ màu xanh lá cây chỉ vào hình nến với khối lượng giảm biểu thị cho một số giao dịch tiềm năng xảy ra trong quá trình pullback hoặc gần mức hỗ trợ. Trong những trường hợp này, các giao dịch được đánh dấu có mức giá giảm nhanh, dưới mức trung bình động, nhưng sau đó lại bắt đầu tăng trở lại.

Có nhiều chiến lược có thể áp dụng cho giao dịch với xu hướng tăng. Khi giá đang trong xu hướng giảm, các trader nên tránh thực hiện giao dịch.

Vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các về bạn khái niệm của một xu hướng tăng, cách giao dịch trong xu hướng tăng và ví dụ phân tích đi kèm. Qua bài viết, chúng tôi hi vọng các bạn có thể áp dụng một cách hiệu quả trong giao dịch forex. Ngoài ra, các bạn nên tham khảo các cách giao dịch khác để từ đó lựa chọn cho mình phương pháp giao dịch phù hợp nhất.

Investing.vn

Xem thêm: forex

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận