skip to Main Content

Chặn lỗ (Stoploss) và tầm quan trọng của nó trong quản lý vốn forex

  1. Quản lý vốn trong giao dịch Forex (Level 3)
  2. 4 nguyên tắc quản lý rủi ro nhà đầu tư forex nên tuân thủ
  3. Cách tính toán rủi ro trong giao dịch forex
  4. Khối lượng vào lệnh (Position size) và cách tính toán khối lượng vào lệnh hợp lý
  5. Chặn lỗ (Stoploss) và tầm quan trọng của nó trong quản lý vốn forex
  6. Các phương pháp thiết lập điểm chặn lỗ trong giao dịch Forex
  7. Bí quyết đặt Stoploss giúp trader giảm thua lỗ và tăng lợi nhuận
  8. Tìm hiểu tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận trong giao dịch forex
  9. Quy tắc quản lý vốn 2% cho các nhà đầu tư Forex
  10. Rủi ro biến động thị trường ảnh hưởng như thế nào đến các trader Forex?
  11. Ảnh hưởng của tâm lý trong giao dịch Forex
  12. Kinh nghiệm quản lý vốn hiệu quả

Ở bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong giao dịch forex. Một trong những công cụ cơ bản nhất được sử dụng trong quản lý rủi ro mà mọi trader cần biết đó là Chặn lỗ (Stoploss).  Để trở thành một nhà giao dịch forex thành công, ngoài việc tìm được một điểm vào lệnh đẹp thì việc bạn biết cắt lỗ, chốt lời đúng lúc cũng là một cách giúp bạn duy trì lợi nhuận và hạn chế thua lỗ khi giao dịch forex. Trong bài học này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công cụ Chặn lỗ và tầm quan trọng cua nó trong quản lý vốn forex.

Chặn lỗ (Stoploss) là gì?

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng stop loss, trader cần hiểu lệnh stop loss là gì? Stop loss (SL) là lệnh dừng lỗ tự động, dùng để ngăn chặn thua lỗ không vượt quá một mức mà bạn đã tính toán trước. Khi giá thị trường chạm đến mức stop loss quy định, thì thị trường sẽ tự động đóng lệnh giao dịch mà các trader đã thực hiện trước đó để bảo toàn một phần vốn mong muốn. Mức stop loss trong forex không được thấp hơn so với giá thị trường đối với lệnh bán và không được cao hơn đối với lệnh mua.

Vậy khi nào nên cắt lỗ? Trader thường dùng lệnh cắt lỗ khi không thể ngồi trước màn hình máy tính và trực tiếp kiểm soát giao dịch. Đây là công cụ mà những nhà giao dịch forex chuyên nghiệp cũng đề cao để có thể hạn chế tối đa rủi ro trong giao dịch, đặc biệt trong trường hợp thị trường di chuyển ngược hướng bạn vào lệnh.

Vai trò của sử dụng chặn lỗ trong giao dịch forex

Vai trò quan trọng nhất của việc đặt lệnh stoploss khi giao dịch đó là bảo vệ lợi nhuận, bảo vệ vốn, hạn chế việc thua lỗ lớn dẫn đến cháy tài khoản. Bất kỳ giao dịch nào được mở cũng cần phải đặt Stop loss, kể cả đó là những nhà giao dịch mới hay những trader chuyên nghiệp.

Một vai trò quan trọng khác nữa đó là lệnh Stoploss loại bỏ yếu tố cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và điều đó vô cùng quan trọng khi trader không thể trực tiếp theo dõi và kiểm soát vị thế giao dịch. Không phải lo lắng và ngồi trước màn hình cả ngày. Không ai có thể dự đoán chính xác tương lai của thị trường, do đó, việc cài đặt trước Stop loss hay Take Profit giúp bạn có thể thoải mái đóng phần mềm giao dịch và làm nhiều việc khác mà không sợ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào cả.

Ngoài ra, việc sử dụng Stoploss hay Take profit còn giúp các trader giao dịch có hệ thống hơn. Với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường Forex thì việc tính toán và lên kế hoạch trước là một việc không thể không làm mỗi khi thực hiện hoạt động giao dịch. Vì vậy, việc dự đoán và đặt lệnh trước là một điều rất quan trọng bảo vệ tài khoản của bạn ngay cả khi thị trường biến động nhiều hay thì trường dao động cao.

Cách đặt stoploss trong giao dịch forex

  • Bước 1:  Xác định khung thời gian giao dịch chính
  • Bước 2: Sử dụng các công cụ kỹ thuật để nhận diện tín hiệu forex, sau đó xác định các đỉnh và đáy gần nhất, so với điểm dự kiến sẽ vào lệnh ban đầu. Khi giá chính thức phá vỡ (breakout thực sự) các đỉnh và đáy thì 1 biên độ mới thường được thiết lập. Giá sẽ đi xa hơn đáng kể theo hướng breakout đó. Do vậy việc dừng lỗ (stop loss) tại đó là rất an toàn.
  • Bước 3: Cộng hoặc trừ thêm mức chênh lệch spread và khấu hao thêm độ nhiễu của giá, đưa ra các điểm chính xác của SL và TP, và tính ra tỷ lệ LỢI NHUẬN : RỦI RO của lệnh (Tỷ lệ R:R).
  • Bước 4: Vào lệnh nếu thấy tỷ lệ R:R trên là hợp lý.
Ví dụ minh họa cách xác định điểm vào lênh, chốt lời, chặn lỗ trong giao dịch khung thời gian H4

Một số sai lầm khi đặt stoploss

1. Đặt Stop loss quá gần

Việc lựa chọn cách đặt Stoploss gần giúp trader thua lỗ ít hơn trong mỗi giao dịch, nhưng nó khiến giao dịch chạm Stop loss nhiều hơn bình thường. Tình huống thường gặp đó là giá vừa chạm Stoploss đã quay đầu chạy tới Take profit. Chúng ta biết rằng thị trường luôn luôn chuyển động lên xuống liên tục tạo thành những con sóng. Việc xác định đúng xu hướng thị trường nhưng đặt Stop loss quá gần khiến bạn chịu một thua lỗ trước khi thị trường mang lại lợi nhuận cho bạn.

Vì vậy, chúng ta cần đặt Stop loss đủ để tạo “không gian” cho những con sóng nhỏ dao động trước khi giá chạy đến điểm chốt lời.

2. Đặt Stop loss quá xa

Việc đặt Stop loss quá xa mang lại cho trader cảm giác an tâm rằng giao dịch sẽ khó chạm Stop loss hơn và không tự động đóng lại trước khi giao dịch có lời. Điều này đúng, tuy nhiên đặt Stop loss quá xa cũng lại làm tài khoản của bạn thua lỗ nhiều hơn mỗi lần dính Stop loss.

Nhìn chung, nguyên nhân chính dẫn đến những sai lầm trên đó là trader chưa có được một chiến lược giao dịch tốt. Do đó, chưa xác định được điểm vào lệnh và Stop loss tối ưu. Để có thể tối ưu hóa giao dịch, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao dịch, kỹ năng phân tích và tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức mà bạn cần biết về stoploss và vai trò của nó trong giao dịch forex. Hi vọng bài học này sẽ hữu ích với bạn Chúc bạn thành công!

Investing.vn

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận