skip to Main Content

CFD là gì? Làm thế nào để lựa chọn sàn giao dịch CFD?

Hợp đồng chênh lệch (CFD) đã trở nên rất phổ biến và được phép giao dịch trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vậy CFD là gì? Trong bài viết hôm nay, VnRebates sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về CFD cũng như cách giao dịch CFD.

Hợp đồng chênh lệch (CFD) đã trở nên rất phổ biến và được phép giao dịch trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trường hợp ngoại lệ đó là Mỹ, nơi mà Ủy ban Chứng khoán nước này (SEC) không chấp nhận.

Khái niệm cơ bản của CFD như sau: nó là một hợp đồng giữa hai người quy định rằng người này phải trả cho người kia khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của một tài sản và giá trị của nó tại một ngày trong tương lai. Khi bạn giao dịch CFD, bạn không sở hữu tài sản, điều này sẽ cung cấp cho bạn một cách hiệu quả để thu lợi nhuận từ sự dao động của giá.

Hợp đồng chênh lệch là một công cụ đầu tư cho phép các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ tham gia vào những biến động giá của cổ phiếu hoặc chỉ số mà không cần sở hữu chúng.

CFD là gì?

CFD là gì? CFD là viết tắt của Contract-for-Difference (Hợp đồng chênh lệch), là một thỏa thuận giữa người mua và người bán về một tài sản dựa trên sự chênh lệch về giá trị hiện tại của một chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ hoặc một chỉ số và giá trị của nó khi hết hạn hợp đồng.

CFD là gì?
CFD là gì?
Hợp đồng chênh lệch (CFD) là một hợp đồng giữa 2 bên để trao đổi, khi kết thúc hợp đồng, sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của hợp đồng, được nhân với số lượng cổ phiếu trên danh nghĩa hợp đồng.

CFD là sản phẩm phái sinh và được giao dịch ký quỹ. Vì vậy chúng không chỉ cho phép nhà đầu tư suy đoán những biến động về giá mà không cần sở hữu tài sản, mà còn cho phép trader kiểm soát những vị thế lớn hơn với số tiền nhỏ hơn. Lãi/lỗ trong thương vụ CFD được quyết định bởi sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Không giống như giao dịch Forex tại chỗ thông thường, giao dịch CFD còn cho chép chủ sở hữu chứng khoán CFD nhận cổ tức bằng tiền mặt. CFD chỉ thích hợp cho đầu cơ ngắn hạn và giao dịch vị thế dài hạn.

Giao dịch CFD được thực thiện thông qua tài khoản môi giới được thiết kế riêng cho mục đích này. Những sàn giao dịch này thường tính phí hoa hồng trên mỗi lần mở và đóng một giao dịch. Một vài sàn khác sẽ thêm phí hoa hồng vào giá giao dịch (chẳng hạn như thêm vào spread), trong khi vẫn có những sàn sẽ làm cả hai.

Luôn có 2 bên tham gia vào việc giao dịch CFD, bên mua và bên bán. Khi kết thúc hợp đồng, nếu giá của công cụ đầu tư tăng lên thì người bán sẽ trả khoản chênh lệch cho người mua, nếu giá giảm xuống thì người mua sẽ trả khoản chênh lệch cho người bán.

CFD hoạt động như thế nào?

Giao dịch CFD cho phép sử dụng đòn bẩy, với cổ phiếu là khoảng 10%. Bạn có thể phải trả một khoản phí hoa hồng khoảng 0.1% giá trị hợp đồng cho việc mở và đóng giao dịch, nhưng nó tùy thuộc vào nhà môi giới.

CFD cung cấp một công cụ nhanh chóng và tiện lợi để tiếp cận một phạm vi thị thị trường rộng lớn nhưng cũng đồng thời rất nguy hiểm đối với những người không thận trọng.

Lợi ích thực sự của CFD là mức đòn bẩy có thể sử dụng để giao dịch bất kì công cụ tài chính nào. Bạn có thể thấy cổ phiếu trên toàn thế giới, hàng hóa, tài sản, tiền tệ và các chỉ số đều được cung cấp bởi nhà môi giới CFD, giúp đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian.

CFD được giao dịch như thế nào?

Một hợp đồng chênh lệch cho phép bạn mở một giao dịch với một cổ phiếu mà không cần phải mua hay bán cổ phiếu đó. Giá trị của hợp đồng được xác định bởi số lượng cổ phiếu được nhân với giá. Kết quả của hợp đồng CFD được xác định bởi sự dao động của giá cổ phiếu.

Khi bạn đóng giao dịch, lãi/lỗ sẽ được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa giá trị mở cửa và giá trị đóng cửa của hợp đồng. Do đó, nó được gọi là “Hợp đồng chênh lệch”.

Giao dịch CFD

CFD là gì và giao dịch như thế nào?
CFD là gì và giao dịch như thế nào?
Trên thực tế, bạn sẽ phải có một tài khoản tại nhà cung cấp CFD. Để giao dịch bạn chỉ đơn giản mở một giao dịch với nhà cung cấp. Do không có ngày hết hạn cố định nên giao dịch này sẽ được mở cho tới khi bạn chọn để đóng nó.Chi phí cho giao dịch CFD bao gồm khoảng chênh lệch giữa giá bid và giá ask, tiền hoa hồng đôi khi được tính và lãi suất được tính mỗi ngày với giao dịch mua. Do đó, CFD không được thiết kế cho sự đầu tư dài hạn. Với CFD, khi mở một giao dịch bán bạn sẽ được trả lãi suất danh nghĩa trong tài khoản.Thực tế, CFD được theo dõi hàng ngày trên thị trường. Điều này ngăn chặn việc bạn có thể bị “margin call” nếu như diễn biến thị trường đi ngược lại kì vọng của bạn. Thị trường CFD tương tự với thị trường hợp đồng tương lai ngoại trừ việc nó không có thời gian hết hạn hợp đồng.

Tại sao nên giao dịch CFD hơn là giao dịch cổ phiếu thường?

– Đòn bẩy linh hoạt: CFD được giao dịch với đòn bẩy, có nghĩa là bạn có thể giao dịch trong thị trường với khối lượng lớn hơn khối lượng bạn có thể giao dịch trước đó.
– Mua hoặc bán: CFD cung cấp cho bạn một cơ hội để mua cổ phiếu nếu bạn nghĩ rằng thị trường đang trong xu hướng tăng và bán cổ phiếu nếu bạn nghĩ rằng thị trường đang trong xu hướng giảm.
– Quản lí rủi ro: Khả năng bán có nghĩa là bạn có thể bao vây giao dịch cổ phiếu của bạn do đó cắt giảm rủi ro trên thị trường chứng khoán.
– Không có ngày hết hạn: Hợp đồng không định ngày hết hạn và có hiệu lực ngay từ ngày lệnh được đặt.

CFD hoạt động như thế nào trên thực tế?Bạn đặt tiền vào trong tài khoản và với nhà môi giới và được sử dụng như tài sản ký quỹ cho phép bạn giao dịch. Tỷ lệ mắc nợ bạn có thể áp dụng cho đòn bẩy sẽ xác định giá trị của giao dịch và thường được xác định bởi từng cổ phiếu.

Giao dịch được thực hiện tương tự như cổ phiếu. Khi giao dịch được đóng lại, lợi nhuận hoặc thua lỗ được trả cùng với tỷ lệ đòn bẩy ban đầu.

Cổ tức

Mặc dù bạn không trực tiếp sở hữu cổ phiếu nhưng bạn vẫn có thể nhận được cổ tức. Với giao dịch mua, bạn thường nhận được 100% số cổ tức và với giao dịch bán bạn phải trả 100% số cổ tức. Cổ tức trong giao dịch CFD được trả trong ngày trả cổ tức cũ thay vì phải trả trong ngày thanh toán như đối cổ phiếu.

Các loại môi giới CFD:

Giống như thị trường Forex, những người cung cấp CFD có thể được chia thành hai nhóm:

  • Nhà tạo lập thị trường
  • DMA (Direct market access – tham gia thị trường trực tiếp)

Một vài sàn cung cấp cả hai loại môi giới trong giao dịch Forex (ví dụ IG Markets), trong khi một vài sàn chỉ là nhà tạo lập thị trường độc quyền hoặc DMA độc quyền. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, và tùy thuộc vào trader để lựa chọn mô hình nào sẽ hiệu quả nhất cho việc kinh doanh của họ.

Nhà tạo lập thị trường thực hiện việc đặt cược chênh lệch truyền thống nơi trader phải giao dịch với các nhà cung cấp CFD với giá có sẵn. Ở đây, yêu cầu về hoa hồng và vốn thấp, tuy nhiên vấn đề về xung đột lợi ích sẽ xảy ra.

Với DMA, lệnh CFD của bạn được gửi trực tiếp đến sổ lệnh. Trader có thể gửi lệnh dừng giới hạn để mua tại mức giá mua vào hoặc bán tại mức giá bán ra để tránh phải trả tiền chênh lệch nếu bên còn lại chạm mức giá mua hoặc bán mà trader đã đặt ra. Người cung cấp DMS thường tính phí hoa hồng cao hơn.

Những người cung cấp CFD thường sẽ đi kèm với những đặc điểm khác nhau, bất kể loại hình hoạt động mà họ cung cấp là gì. Tài sản giao dịch hoặc trader trên thị trường có thể tham gia vào CFD với những tỉ lệ hoa hồng cung cấp khác nhau. Rất khó để đạt được tất cả những đặc điểm mong muốn chỉ với một nhà cung cấp CFD và vì vậy, trader có thể cảm thấy xứng đáng hơn khi duy trì tài khoản với nhiều người môi giới để có một tổ hợp những đặc điểm mong muốn.


CFD là gì? Làm thế nào để lựa chọn sàn giao dịch CFD?
Cách chọn sàn giao dịch CFD: Khi chọn sàn giao dịch CFD, có một số điểm mà trader cần phải cân nhắc như sau:
  • Quy định: CFD có được cấp giấy phép để cung cấp loại dịch vụ này ở nước bạn hay không? Hơn nữa, có những điều kiện cụ thể nào mà sàn giao dịch cần thực hiện trong điều khoản về cách xử lý tiền của khách hàng hay không?
  • Ký quỹ : tài khoản CFD cơ bản là một tài khoản ký quỹ. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết về mức lợi nhuận và các luật về ký quỹ.
  • Phí hoa hồng: hoa hồng được tính trên các giao dịch CFD. Những phí hoa hồng nào sẽ phải trả cho tài khoản? Hãy nhớ rằng một vài sàn giao dịch CFD sẽ tính phí trên chênh lệch. Bạn cần phải biết bạn sẽ trả bao nhiêu để giao dịch trên phần mềm CFD
  • Phần mềm giao dịch: ở Úc, người ta có thể giao dịch CFD trên các sàn. Bạn sẽ giao dịch trên sàn CFD hay phần mềm dựa trên CFD? Nếu bạn đang sử dụng một phần mềm online, hãy đảm bảo rằng phần mềm đó đáng tin cậy và cung cấp một phần mềm biểu đồ đủ tốt cho phân tích kĩ thuật.
  • Tài sản được cung cấp cho giao dịch: Một vài nước sẽ giới hạn những thứ có thể giao dịch trên CFD. Bạn cần biết được tài sản hoặc thị trường bạn muốn có được giao dịch trên một phần mềm cụ thể hay không?
  • Người tạo lập thị trường hay DMA? Đây là một câu hỏi lớn. Nhà tạo lập thị trường có yêu cầu vốn đầu vào thấp hơn, tính phí thấp hơn nhưng về bản chất trong giao dịch của nó sẽ chống lại bạn. Người cung cấp DMA sẽ gửi lệnh của bạn đến số lệnh, nhưng sẽ tính phí hoa hồng cao hơn và yêu cầu vốn giao dịch lớn hơn. Bạn có thể chi trả được cho phương án nào, và nếu được chọn thì bạn sẽ chọn cái nào?
  • Tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế: Một vài sàn giao dịch CFD chỉ cung cấp giao dịch đối với tài sản trong nước. Những sàn khác sẽ cho bạn giao dịch cả tài sản trong nước và quốc tế. Mỗi cách đều có những ưu điểm riêng. Nếu bạn ở cùng nước với sàn giao dịch. bạn sẽ được phục vụ tốt hơn trong việc giao dịch tài sản trong nước. Tôi biết nhiều hơn về những công ty chứng khoán trong nước hơn là những công ty giao dịch ở những nước khác. Đối với tôi, tài sản trong nước có thể là một cách giao dịch phù hợp. Nhưng nếu trader đang làm việc ở những nơi khác như một người nước ngoài, anh ta có thể thích kết hợp tài sản trong nước và tài sản quốc tế để có thể giao dịch ở cả hai bên.
  • Biểu đồ giao dịch và nguồn nghiên cứu thông tin: Biểu đồ và nguồn nghiên cứu thông tin là chìa khóa trong việc thực hiện phân tích các giao dịch. Hãy chắc chắn rằng sàn giao dịch mà bạn chọn sẽ cung cấp những điều này,
  • Công cụ quản trị rủi ro như Lệnh dừng lỗ được đảm bảo: Khả năng quản trị rủi ro là một công cụ bảo vệ thành công của bạn trên thị trường. Những công cụ bảo vệ rủi ro như lệnh dừng lỗ được bảo đảm là một cách để kiểm soát thua lỗ khi thị trường đang có sự biến động. Bằng cách này, sự trượt giá sẽ không ảnh hưởng đến tài khoản của bạn. Có những tình huống khi mà sự trượt giá mạnh trong thị trường có thể làm bạn hit stoploss và bị đẩy ra khỏi vị thế đang nắm giữ. Lệnh dừng lỗ được đảm bảo sẽ ngăn việc này xảy ra đối với tài khoản của bạn.

 CFD là gì? Những điều cần cân nhắc khi lựa chọn sàn giao dịch CFD.
Vì vậy, khi lựa chọn một sàn giao dịch CFD, hãy cân nhắc những điểm này và lựa chọn kĩ càng. Đây không phải là việc chọn một sàn giao dịch CFD “tốt” mà là chọn sàn phù hợp với bạn nhất.
Theo vnrebates
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận